Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

Tái cấu trúc doanh nghiệp đề cập đến hành động sắp xếp lại cấu trúc, tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích làm cho nó hiệu quả hơn. Bất kể lý do đằng sau việc lựa chọn tái cấu trúc doanh nghiệp là gì, một điều vẫn nhất quán là quá trình này diễn ra qua 3 bước: Lập kế hoạch, Thực thi, Đánh giá sự thay đổi.

1. Lập kế hoạch

Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc tạo ra một kế hoạch tái cấu trúc. Việc thực hiện thay đổi cần có thời gian và quá trình tái cấu trúc có nhiều nhiệm vụ khác nhau sẽ cần được quan tâm đúng mức.

tái cấu trúc

Đánh giá chiến lược, mô hình kinh doanh và đặc điểm tổ chức

Để có được cái nhìn toàn diện nhất về tình hình doanh nghiệp, cần tiến hành đánh giá lại chiến lược, mô hình kinh doanh cũng như đặc điểm tổ chức. Doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố để đưa ra kết luận chiến lược, mô hình có đủ hiệu quả và thành công hay không:

  • tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược
  • các quy trình của mô hình kinh doanh
  • cấu trúc doanh nghiệp
  • văn hóa tổ chức
  • nguồn nhân lực
  • tài chính.

Có nhiều phương pháp có thể sử dụng ở đây:

  • Thực hiện phân tích thị trường để xác định chiến lược của công ty đã phù hợp hay chưa;
  • Phân tích tài chính và quản trị để xem xét mô hình kinh doanh, tình hình tài chính;
  • Tham vấn ý kiến của nhân viên để đánh giá lại cấu trúc tổ chức cũng như nhân lực của doanh nghiệp;

Nếu doanh nghiệp của bạn đang trải qua những thách thức nghiêm trọng, chiến lược và mô hình kinh doanh có thể là lý do. Mô hình kinh doanh có lợi nhuận thấp, khối lượng lớn liệu có còn phù hợp? Doanh nghiệp đang hoạt động trong một thị trường gia tăng cạnh tranh?

Xem xét chiến lược và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để có thể lập kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp thành một chiến lược mới mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thành công cao nhất.

Xác định vấn đề và những điều cần thay đổi

Trước khi có bất kỳ động thái nào, doanh nghiệp phải tìm hiểu vấn đề ở đâu. Nhờ quá trình xem xét ở trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra vấn đề, từ đó biết được cần thay đổi điều gì.

Vấn đề có thể xuất hiện ở cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Hiểu các vấn đề này và ý nghĩa của chúng có thể báo hiệu sự cần thiết phải tái cấu trúc. Và vì vậy có thể có một loạt các yếu tố cần phải thay đổi so với tình trạng hiện tại.

Có hiểu biết sâu sắc về cấu ​​trúc hiện tại và các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp, ban lãnh đạo phải quyết định xem có cần thay đổi mục tiêu, tầm nhìn hiện tại hay không. Đồng bộ với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, những thay đổi căn bản trong chiến lược tổng thể sẽ cần được thực hiện.

Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra mức độ mà các quy trình hiện có tăng thêm giá trị cho sản phẩm / dịch vụ. Ban lãnh đạo nên xác định các quy trình nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm / dịch vụ và sự lựa chọn của khách hàng; và các quy trình nào không thêm giá trị hoặc đang gặp rắc rối cần được khắc phục. Mỗi quy trình cũng có thể được kiểm tra để xác định xem nó có hoạt động thuận lợi như một phần của tổng thể hay không.

Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức hiện tại về mặt phân chia hoạt động, vai trò và trách nhiệm của các bộ phận chức năng khác nhau, mối quan hệ quản lý và nhân viên, mức độ phân cấp, kỹ năng và năng lực của người tổ chức, điều phối các hoạt động, mô hình thông tin truyền thông, … cũng có thể là những yếu tố cần thay đổi.

Bất kỳ thay đổi trong chiến lược, quy trình và cấu trúc nào đều không thể thiếu hợp tác và hỗ trợ đầy đủ của toàn thể nhân viên. Để tái cấu trúc doanh nghiệp, nhân viên cần phải thay đổi niềm tin và thái độ. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh mẽ.

Tìm giải pháp cho các vấn đề

Sau khi xác định vấn đề và những yếu tố cần thay đổi, việc tiếp theo cần làm là đưa ra giải pháp. Các giải pháp và thay đổi sẽ được đưa ra dựa trên những vấn đề riêng lẻ và được xem xét trong tổng thể. Điều này đảm bảo quá trình tái cấu trúc diễn ra mượt mà.

Những giải pháp giải quyết được vấn đề nhưng loại bỏ sự thiếu hiệu quả của hệ thống không nên được đưa vào kế hoạch. Bởi vì điều này có thể dẫn tới một kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp mới trong tương lai gần.

Nói chung, kế hoạch tái cấu trúc càng ít thì càng tốt – đặc biệt là khi nói đến tinh thần hợp tác của nhân viên. Những giải pháp và thay đổi không thể chỉ lý tưởng về mặt lý thuyết mà còn cần nhận được đồng thuận để có thể thực hiện được.

Trong một doanh nghiệp, mọi người thường phản ứng khác nhau về sự thay đổi tùy thuộc vào nhận thức, hoàn cảnh và sự hiểu biết của họ về quá trình này. Có thể mọi người sẽ tuân thủ, cũng có thể sẽ chống đối và thách thức.

Doanh nghiệp nên truyền đạt kế hoạch tái cấu trúc cho nhân viên để họ nghe từ lãnh đạo công ty trước, thay vì trên phương tiện truyền thông hoặc thông qua các tin đồn.

Và ban lãnh đạo phải cố gắng tìm ra lý do tại sao mọi người phản đối hoặc không ủng hộ thay đổi và giải quyết nó. Có như vậy mới có thể tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp.

Lập kế hoạch

Doanh nghiệp nên có một vài kế hoạch, từ đó lựa chọn và thực thi kế hoạch phù hợp nhất. Một kế hoạch tái cấu trúc nên bao gồm các yếu tố dưới đây:

  • Mục tiêu tái cấu trúc
  • Mốc thời gian dự kiến
  • Ngân sách
  • Kế hoạch thông tin  truyền thông nội bộ
  • Liên hệ chính / Quản lý dự án
  • Các biện pháp chính hoàn thành mục tiêu
  • Dự kiến các vấn đề phát sinh và biện pháp.

Hãy sử dụng Biểu mẫu Kế hoạch Tái cấu trúc của Babuki để giúp doanh nghiệp của bạn bắt đầu lập kế hoạch!

2. Thực thi

Phổ biến kế hoạch hành động cho toàn doanh nghiệp

Việc tái cấu trúc có thể không phải là động lực thúc đẩy đối với doanh nghiệp cũng như không được thực hiện nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ của ban lãnh đạo và các bên liên quan quan trọng của công ty.

Các hoạt động tái cấu trúc cần được truyền đạt rõ ràng giữa đội ngũ lãnh đạo, cũng như với nhân viên, trước khi tái cấu trúc, trong thời gian đó và ngay cả sau khi tái cấu trúc đã diễn ra.

Trong quá trình tái cấu trúc, điều quan trọng là phải đưa ra các thông báo quan trọng về quá trình, thay đổi về đội ngũ quản lý và các hoạt động quan trọng.

Nhiều bước của quá trình tái cấu trúc có thể sẽ suôn sẻ hơn khi nhân viên hiểu vai trò của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc tái cấu trúc. Các doanh nghiệp có thể khuyến khích phản hồi của nhân viên và tham gia lành mạnh vào quá trình tái cấu trúc bằng cách:

  • Cung cấp cho nhân viên quyền truy cập liên tục vào biểu đồ tái cấu trúc của công ty khi quá trình bắt đầu;
  • Tạo cơ hội cho nhân viên đặt câu hỏi, cung cấp phản hồi và nhận thông tin cập nhật về tiến trình tái cấu trúc;
  • Khuyến khích nhân viên khám phá con đường sự nghiệp mới và các vị trí mở có thể phát sinh do kết quả của việc tái cấu trúc.

Thực hiện kế hoạch

Quá trình thực thi sẽ diễn ra những hoạt động có trong bản kế hoạch tái cấu trúc mà doanh nghiệp đồng thuận. Những hoạt động đó có thể là:

Xác định lại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình xác định lại chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt lại thế mạnh, tầm nhìn, và tận dụng thị trường hiện tại. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của danh mục đầu tư để đưa ra các phương án thoái vốn đối với dự án không mang tính chiến lược. Qua đó, tạo động lực để doanh nghiệp củng cố ban lãnh đạo và đội ngũ nhân sự để tất cả cùng đi đúng hướng.

Sắp xếp lại danh mục đầu tư hiện tại

Doanh nghiệp cần thiết lập lại trọng tâm của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc thiết lập chuỗi kinh doanh rõ ràng và có hoạt động bổ trợ. Bằng cách này, các chuỗi kinh doanh có hoạt động bổ trợ sẽ được tập hợp thành một nhóm dưới sự quản lý của cùng một đội ngũ lãnh đạo, để doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực, và nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin cũng như thông lệ tốt nhất. Qua đó, cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng kiểm soát khi doanh nghiệp đã được tái cấu trúc thành công và dễ quản lý.

Tái cấu trúc nợ

Doanh nghiệp cần thực hiện hợp nhất và sắp xếp lại cơ cấu nợ hiện tại, giảm gánh nặng về nợ, và hoàn thiện các điều khoản tài chính chung liên quan đến cấu trúc nợ.

Cải thiện quy trình hoạt động

Hệ thống và quy trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, tinh gọn để nâng cao hiệu quả quản lý.

Nhân sự

Doanh nghiệp tiến hành những biện pháp như các chính sách nhân sự, lương thưởng và đào tạo hiệu quả, để sắp xếp đúng người vào đúng vị trí trong tổ chức nhằm đạt được chiến lược doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp còn cải thiện cách thức thu hút và giữ nhân tài trong tương lai khi đến giai đoạn tăng trưởng và phát triển.

Sắp xếp lại các dịch vụ hỗ trợ

Doanh nghiệp sắp xếp lại, tập hợp các hoạt động hỗ trợ, ví dụ Nhân sự, Công nghệ Thông tin và Tài chính, thành hệ thống dịch vụ dùng chung, phục vụ cho cấu trúc doanh nghiệp mới. Qua đó, đảm bảo doanh nghiệp có hệ thống dịch vụ hoạt động nhất quán, hiệu quả cao với chi phí thấp.

3. Đánh giá sự thay đổi (Quản lý thay đổi)

Giống như việc sáp nhập chưa hoàn tất ngay sau khi các pháp nhân thay đổi tên hoặc các tổ chức mới được thành lập, việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể có nhiều vấn đề tiếp theo và những hệ lụy sẽ cần theo dõi thường xuyên. Lãnh đạo công ty cần thường xuyên chia sẻ thông tin và cung cấp càng nhiều sự minh bạch cho quá trình tái cấu trúc càng tốt.

Sau khi bắt đầu tiến hành thực thi, doanh nghiệp cần đánh giá những thay đổi đã xảy ra thông qua quá trình tái cấu trúc và thực hiện sửa đổi khi cần thiết.

Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu và theo dõi hiệu quả của các hoạt động và hệ thống đã được thay đổi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, tốt nhất là tìm chúng trong khi vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc thay vì sau khi đã hoàn thành. Điều cần thiết là xác định những vấn đề này và giải quyết chúng nhanh nhất có thể.

Các vấn đề được chú ý hoặc phát hiện sớm có thể điều chỉnh liền mạch hơn. Không có kế hoạch hoàn toàn hoàn hảo khi lần đầu tiên được đưa ra, vì vậy các vấn đề sẽ được dự kiến từ khi đưa ra kế hoạch bằng các hoạt động dự đoàn và phân tích rủi ro.

Tuy nhiên cũng có những vấn đề phát sinh không trong dự kiến, do vậy cần liên tục quản lý sự thay đổi. Việc này sẽ đảm bảo tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, bền vững mà không phá vỡ hệ thống hoạt động.

Kết

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một phần của kinh doanh, nhưng nó không phải làm chậm hiệu suất kinh doanh hoặc tạo ra sự tàn phá trên cấu trúc công ty. Các hoạt động tái cấu trúc cần được lên kế hoạch và triển khai cẩn thận, có tính đến các yếu con người, pháp lý và các quy trình sẽ được loại bỏ, bổ sung hoặc tái thiết kế.

Với quy trình và các phương pháp phù hợp, chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp của bạn sẽ thành công!

Đừng ngại để lại thông tin liên lạc để Babuki có thể gửi đến bạn nhiều bài viết chất lượng hơn và sự hỗ trợ tốt nhất về tái cấu trúc doanh nghiệp!

Từ khoá:

tái cấu trúc

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài liệu

[Visual] Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng tái cấu trúc khi áp dụng hệ thống ERP 8,3 triệu USD

Để có được mức lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 736 tỷ đồng, PNJ đã trải qua những giai đoạn tái cấu trúc đầy chông gai những năm trước đó.

26/08/2021 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng khi áp dụng ERP 8,3 triệu USD

Công ty luôn tự hào tỷ lệ nghỉ việc thấp, nhưng trong 3 tháng xảy ra “sự cố ERP”, số nhân sự nghỉ việc tăng đột biến, giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm.

24/08/2021 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp thời đại mới đã thay đổi vận mệnh của quỹ đầu tư Mekong Capital

Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chris Freund (Mekong Capital) từng rơi vào khủng hoảng và đã thực hiện một số biện pháp khá kỳ lạ nhằm giải cứu cho quỹ của mình.

31/07/2021 • Babuki JSC
Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

Kazuo Hirai, người tái cấu trúc thành công gã khổng lồ Sony đang suy thoái

Tập đoàn Sony lấy lại được vẻ rực rỡ, thể hiện qua lợi nhuận ròng lần đầu tiên vượt quá 1 nghìn tỷ yên (9 tỷ USD) trong năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 3 năm 2021.

28/07/2021 • Babuki JSC
Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

10 lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

Tính hiệu quả, khả năng phục hồi, năng suất, tỷ suất hoàn vốn cũng như lợi thế cạnh tranh là những lý do quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng chuyển đổi số.

19/07/2021 • Kathy Trần
Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Vận hành / Chuỗi cung ứng

Câu chuyện của Starbucks: Chuyển đổi thành công Chuỗi cung ứng

Cần có một chuỗi cung ứng được vận hành tốt để đảm bảo rằng một nhân viên pha cà phê (barista) sẽ rót ra một tách cà phê Starbucks ngon. Đó là bởi vì hành trình từ hạt cà phê đến cốc cà phê là một hành trình phức tạp. Cà phê và các nguyên vật liệu khác phải có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới và sau đó được giao hàng thành công tới 16.700 cửa hàng bán lẻ của Tập đoàn Starbucks, phục vụ mỗi tuần khoảng 50 triệu khách hàng tại 51 quốc gia.

13/07/2021 • Babuki JSC
Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài liệu

Ebook – 101 Điều cần biết về Tái cấu trúc doanh nghiệp

Cuốn ebook đề cập tới thời điểm, nội dung và lộ trình tái cấu trúc, đồng thời nêu ra 5 sai lầm doanh nghiệp thường gặp trong tái cấu trúc.

28/06/2021 • Babuki JSC
Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

6 yếu tố để chuyển đổi doanh nghiệp thành công

Làm thế nào chúng ta có thể chuyển đổi doanh nghiệp thành công? Và điều gì có thể khiến những chuyển đổi trở nên phù hợp?

23/06/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

5 xu hướng chuyển dịch từ Bán lẻ truyền thống qua Bán lẻ mới

Các xu hướng chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống qua bán lẻ mới này đang ngày càng hiển hiện rõ trên các khía cạnh của ngành bán lẻ ở phạm vi toàn cầu.

27/05/2021 • Babuki JSC
Chiến lược kinh doanh Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh liên tục thời kỳ COVID-19

Trong giai đoạn COVID-19, sự linh động cần được nắm giữ ở mức độ toàn diện bằng cách thiết kế lại kế hoạch liên tục kinh doanh với cách tiếp cận thực tế hơn.

13/04/2021 • Babuki JSC