Mọi doanh nghiệp đều coi trọng việc triển khai kênh phân phối. Hiểu về kênh phân phối, lựa chọn đúng kênh và cách thức triển khai mới chỉ là bước đầu của việc xây dựng kênh phân phối, phần quan trọng chính là triển khai. Vậy làm thế nào để triển khai kênh phân phối? Bài viết sẽ mang tới những thông tin đầy đủ nhất về quy trình triển khai kênh phân phối.
Quy trình triển khai kênh phân phối được thực hiện qua 4 bước: Hoạch định, Thu mua, Lưu kho và Bán hàng. Quy trình này liên kết với chiến lược kinh doanh, vật tư, quy trình hoạt động và dòng lưu chuyển thông tin của doanh nghiệp. Bốn hoạt động này xuyên suốt từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng và các điểm trung gian ở giữa.
1. Hoạch định
Hoạch định bao gồm các hoạt động đánh giá cung & cầu, tổng hợp và ưu tiên các nhu cầu thiết yếu, hoạch định công suất cho mọi sản phẩm và kênh phân phối và lập kế hoạch dự trữ cho phân phối, sản xuất và nhu cầu vật tư.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định và hiểu vấn đề của mình, hoặc cơ hội mà mình muốn tận dụng. Sử dụng sáu bước đầu tiên của Quy trình Simplex có thể giúp doanh nghiệp thực hiện điều này qua quy trình phân tích thông tin, xác định vấn đề, tạo & sàng lọc ý tưởng và phát triển kế hoạch thực hiện.
Ở phần cuối cùng của giai đoạn này, hãy định lượng một cách cụ thể những kỳ vọng của doanh nghiệp nếu ý tưởng về kênh phân phối thành công và vấn đề được giải quyết.
Trong quy trình triển khai kênh phân phối, ở giai đoạn hoạch định, doanh nghiệp cần phân tích kênh phân phối đã lựa chọn; đưa ra mục tiêu, và những hành động để đạt mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch dựa trên những cân nhắc về thời gian, chi phí, hệ thống quản lý và nhân sự.
Trước khi bạn chuyển sang giai đoạn tiếp theo, hãy cân nhắc sử dụng công cụ Phân tích tác động hoặc ORAPAPA để kiểm tra lại kế hoạch. Bạn có thể phát hiện ra những vấn đề quan trọng còn chưa hoàn chỉnh, hoặc có thể cần hoạch định lại.
2. Thu mua (tìm kiếm nguồn hàng)
Thu mua là mua, tiếp nhận, kiểm tra, bảo quản, đưa vào sử dụng và thanh toán tiền mua nguyên liệu và thành phẩm.
Thu mua là một hoạt động không thể thiếu trong chuỗi các hoạt động phân phối.
Nếu nhà sản xuất tự phân phối sản phẩm của mình, vậy quá trình này chính là sản xuất. Việc nhà sản xuất cần làm là tạo ra sản phẩm và biến nó thành hàng hóa.
Trong trường hợp nhà sản xuất chỉ đóng vai trò cung cấp, đơn vị thương mại hóa sẽ cần tiến hành thu mua sản phẩm. Thông thường các hoạt động cần thiết trong quá trình thu mua bao gồm:
- Lập kế hoạch mua
- Xác định các tiêu chuẩn
- Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp
- Phân tích giá trị
- Tài chính
- Đàm phán giá cả
- Mua hàng
- Quản lý hợp đồng cung cấp
- Thanh toán
3. Lưu kho
Việc lưu kho yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra và lưu trữ sản phẩm. Quá trình lưu kho gồm 3 bước cơ bản: Xử lý hàng nhập, Xử lý trong kho hàng và Xử lý hàng xuất.
Quy trình triển khai kênh phân phối được thực hiện qua 4 bước: Hoạch định, Thu mua, Lưu kho và Bán hàng
4. Bán hàng
Bán hàng gồm 3 quá trình nhỏ: Marketing & Sales, Giao hàng và Thu hồi.
Marketing & Sales
Marketing & Sales là hoạt động không thể thiếu trong quy trình phân phối. Hoạt động này chiếm phần lớn chi phí và quyết định doanh thu của sản phẩm.
Doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing phù hợp để định vị đúng khách hàng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Không phải doanh nghiêp nào cũng có bộ phận Marketing chuyên nghiệp. Doanh nghiệp nên tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia trong ngành và các đơn vị Marketing chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc tổn thất nhiều chi phí cho Marketing.
Xây dựng đội ngũ bán hàng cũng không kém phần quan trọng. Thời gian và chi phí để xây dựng một đội ngũ bán hàng không hề ít. Doanh nghiệp cũng có thể thuê đơn vị bán hàng để đảm nhận vai trò này.
Tầm quan trọng của Marketing và Sales trong triển khai kênh phân phối là không thể phủ nhận. Hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn để giảm rủi ro và tránh các sai lầm nghiêm trọng.
Giao hàng
Trong quá trình giao hàng cần tiến hành xử lý đơn hàng, báo giá, chỉnh sửa sản phẩm, tạo và duy trì cơ sở dữ liệu của khách hàng; duy trì cơ sở dữ liệu sản phẩm/giá cả; quản lý nợ; thu tiền và xuất hóa đơn; thực hiện các quy trình liên quan đến kho bãi như phân loại, điều chỉnh sản phẩm, đóng gói và xuất kho, dán nhãn theo yêu cầu riêng của khách hàng, tập hợp đơn hàng, vận chuyển sản phẩm, quản lý quá trình vận chuyển, quá trình xuất/nhập khẩu, giám sát mọi quá trình.
Thu hồi
Quá trình thu hồi xử lý các khiếm khuyết, bảo hành và thu hồi lại phần dư thừa, lên lịch trình, chuyển giao, quản lý quá trình bảo hành, nhận và kiểm tra sản phẩm lỗi bị gửi trả, hủy bỏ và thay thế.
Bốn hoạt động này cung cấp cái nhìn toàn diện cho phép doanh nghiệp thực hiện quản lý kênh phân phối tại mọi bộ phận. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá hoạt động kênh phân phối, mà còn giúp so sánh với các doanh nghiệp khác. Đây là điều rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệp hiện nay.
Như đã phân tích trong bài viết “Lựa chọn cách thức triển khai kênh phân phối chính xác nhất”, trong quá trình triển khai kênh phân phối doanh nghiệp nên tìm kiếm sự đồng hành của các chuyên gia, hoặc các đơn vị chuyên môn để tăng tỷ lệ thành công.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
kênh phân phối
triển khai