Trong nhiều thập kỷ, quan điểm chủ đạo về chiến lược doanh nghiệp đều dựa trên những ý tưởng của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh. Về bản chất, ông cho rằng chìa khóa thành công lâu dài là thống trị chuỗi giá trị bằng cách tối đa hóa khả năng thương lượng giữa các nhà cung cấp, khách hàng, những người tham gia thị trường mới và hàng hóa thay thế.
Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số đã thổi bay những giả thuyết cũ. Khi các chu kỳ công nghệ bắt đầu vượt qua các chu kỳ lập kế hoạch, các công ty truyền thống thường bị các đối thủ nhỏ hơn, nhanh hơn và linh hoạt hơn đánh bại. Những doanh nghiệp không thích rủi ro cần sẵn sàng “thất bại nhanh”, nếu không sẽ không thể cạnh tranh.
Ngày nay, khi cuộc cách mạng kỹ thuật số sắp kết thúc, chúng ta sẽ cần phải suy nghĩ lại về chiến lược một lần nữa. Càng ngày, chúng ta càng không thể chỉ dịch chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ mà sẽ phải học cách chuẩn bị. Thay vì chỉ thích nghi, chúng ta cần xây dựng sự hợp tác sâu rộng và thúc đẩy các chuyển đổi dựa trên kỹ năng. Những cá nhân và doanh nghiệp không thực hiện được thay đổi sẽ phải đấu tranh để tồn tại.
Học cách chuẩn bị hơn là chạy đua để thích ứng
Thời đại kỹ thuật số phần lớn được thúc đẩy bởi định luật Moore. Cứ sau khoảng 18 tháng, một thế hệ chip mới sẽ ra đời từ các phòng thí nghiệm có sức mạnh gấp đôi so với thế hệ trước đó. Các công ty sẽ chạy đua để tận dụng những khả năng mới này và biến chúng thành các sản phẩm và dịch vụ thực tế.
Đó chính là những gì đã tạo nên sự linh hoạt và thích ứng với các đặc điểm trong cạnh tranh ở vài thập kỷ qua. Khi thế giới thay đổi 18 tháng một lần, bạn cần nhanh chóng dịch chuyển để tận dụng những khả năng mới. Tuy nhiên ngày nay, định luật Moore đang kết thúc và chúng ta sẽ phải tiếp thu các kiến thức mới, chẳng hạn như máy tính lượng tử, cấu trúc thần kinh và có thể là máy tính sinh học.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch sang kỷ nguyên điện toán không đồng nhất này là không liền mạch. Thay vì một công nghệ khá đơn giản dựa trên bóng bán dẫn, chúng ta sẽ có nhiều kiến trúc liên quan đến các nguyên tắc logic rất khác nhau. Chúng sẽ cần các ngôn ngữ lập trình mới và sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề rất khác so với máy tính kỹ thuật số đã từng có.
Một sự thay đổi khác sẽ là từ bit sang nguyên tử, khi các lĩnh vực như sinh học tổng hợp và khoa học vật liệu phát triển theo cấp số nhân, khi công nghệ của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn vô hạn, thì cũng có những lo ngại về đạo đức ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta sẽ phải đi đến một số đồng thuận về các vấn đề như trách nhiệm giải trình của một bộ máy, và chúng ta nên thay đổi bản chất của cuộc sống ở mức độ nào.
Có một điều mà cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ ra rằng nếu bạn và doanh nghiệp của mình không chuẩn bị, sẽ không có giải pháp nhanh chóng nào cứu được.
Coi hợp tác như một chiến lược mới về lợi thế cạnh tranh
Năm 1980, IBM rơi vào bế tắc khi bỏ lỡ thị trường máy tính mini, một thị trường máy tính cá nhân mới đang hình thành. Vì vậy, ban lãnh đạo của công ty đã ủy quyền cho một nhóm kỹ sư thành lập một đơn vị chế tạo ở Boca Raton, Florida. Một năm sau, công ty đưa PC ra thị trường và thay đổi lịch sử máy tính.
Điều đáng chú ý là IBM đã thực hiện một cách tiếp cận rất khác đối với điện toán lượng tử. Thay vì làm việc trong bí mật, họ đã thiết lập “Q Network” gồm các cơ quan chính phủ, phòng thí nghiệm học thuật, khách hàng và các công ty khởi nghiệp để phát triển công nghệ. Nguyên nhân là vi tính toán lượng tử quá phức tạp để bất kỳ doanh nghiệp nào có thể tự theo đuổi.
Bob Sutor, người đứng đầu IBM’s Quantum, đã nói: “Khi chúng tôi phát triển PC, thách thức là xây dựng một loại máy tính khác dựa trên cùng một công nghệ đã tồn tại hàng thập kỷ. Trong trường hợp của máy tính lượng tử, công nghệ này hoàn toàn khác và nó chỉ là lý thuyết cho đến gần đây. Chỉ một số ít người hiểu cách xây dựng nó. Điều đó đòi hỏi một mô hình đổi mới hợp tác hơn để thúc đẩy phát triển tiến lên phía trước”.
Không chỉ IBM, các tập đoàn lớn, thay vì cố gắng đè bẹp các công ty khởi nghiệp, đã và đang tạo ra các quỹ mạo hiểm để đầu tư vào đó. Sự thật là những vấn đề chúng ta cần giải quyết trong thời đại hậu kỹ thuật số là quá phức tạp để có thể giải quyết một mình. Đó là lý do tại sao ngày nay, chiến lược thị trường thôi là chưa đủ, bạn cần phải có chiến lược hệ sinh thái.
Một lần nữa, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã dẫn chúng ta tới những nỗ lực hợp tác chưa từng có để thúc đẩy những đột phá.
Thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp dựa trên kỹ năng
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các tổ chức cần học các kỹ năng mới. Các tổ chức thành thạo những kỹ năng này sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể, chẳng hạn như sản xuất tinh gọn, tư duy thiết kế, thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và phát triển tinh gọn. Thật không may, nhiều công ty vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai các kỹ năng quan trọng trên quy mô lớn.
Khi công nghệ kỹ thuật số bước vào giai đoạn triển khai nhanh chóng, nhu cầu triển khai các kỹ năng này trên quy mô lớn sẽ chỉ tăng lên. Bạn không thể mong đợi tận dụng được công nghệ khi mà không cho nhân sự của bạn sử dụng nó một cách hiệu quả. Đó là lý do tại sao các chuyển đổi dựa trên kỹ năng trở nên quan trọng không kém gì các chuyển đổi theo hướng chiến lược hoặc công nghệ.
Khi chúng ta bước vào kỷ nguyên hậu kỹ thuật số, nhu cầu chuyển đổi dựa trên kỹ năng sẽ chỉ tăng lên. Các kỹ năng kỹ thuật số, chẳng hạn như mã hóa và thiết kế cơ bản sẽ trở nên tương đối đơn giản, một cậu học sinh trung học thông minh cũng có thể trở nên thành thạo trong vài tháng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các kỹ năng cần thiết cho kỷ nguyên mới này sẽ đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.
Chúng tôi không gợi ý rằng tất cả mọi người sẽ cần phải có kiến thức sâu rộng về những thứ như cơ học lượng tử, thần kinh học hoặc gen học hơn là những gì mọi người cần để viết mã. Tuy nhiên, chúng tôi biết sẽ ngày càng phải cộng tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực đó và chúng ta nên có một số hiểu biết cơ bản.
Chuyển đổi từ việc làm gián đoạn thị trường sang theo đuổi những thách thức lớn
Nền kinh tế kỹ thuật số phần lớn được xây dựng dựa trên sự gián đoạn. Khi chip máy tính trở nên nhanh hơn và rẻ hơn theo cấp số nhân, các công ty sáng tạo có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ thay thế các ngành công nghiệp hiện tại. Hãy cân nhắc rằng một chiếc điện thoại thông minh cơ bản ngày nay có thể thay thế một loạt công nghệ, chẳng hạn như máy quay, định vị GPS và máy nghe nhạc kỹ thuật số, có giá hàng trăm nghìn đô la khi chúng được giới thiệu lần đầu tiên.
Quá trình di dời này rất dễ gây gián đoạn, nhưng vẫn có những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu nó có hoạt động hiệu quả hay không. Trên thực tế, đối với tất cả những lời quảng cáo thổi phồng xung quanh công nghệ kỹ thuật số “thay đổi thế giới”, năng suất hầu hết đã bị suy giảm kể từ những năm 1970. Ở một số khía cạnh, chẳng hạn như sức khỏe tâm thần và bất bình đẳng thu nhập, chúng ta đang kém hơn đáng kể so với 40 hoặc 50 năm trước.
Tuy nhiên, kỷ nguyên hậu kỹ thuật số mang đến cho chúng ta cơ hội lớn hơn nhiều để theo đuổi những thách thức lớn. Trong vài thập kỷ tới, chúng ta sẽ có thể triển khai các công nghệ mạnh mẽ hơn rất nhiều để giải quyết các vấn đề như ung thư, lão hóa và biến đổi khí hậu. Trong phân tích cuối cùng, những ứng dụng thế giới vật lý này không chỉ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn mà còn mở ra những thị trường mới rộng lớn.
Sự thật là tương lai có xu hướng khiến chúng ta ngạc nhiên và không ai có thể nói chắc chắn vài thập kỷ tới sẽ như thế nào. Do đó, chiến lược không thể phụ thuộc vào dự đoán. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là chuẩn bị cho cho kỷ nguyên mới này bằng cách mở sâu và rộng hơn các kết nối xuyên suốt trong hệ sinh thái có liên quan, có được các kỹ năng mới và tập trung vào giải quyết các vấn đề có ý nghĩa.
Để đối mặt với bất trắc, cách tốt nhất để tồn tại là làm cho cá nhân và doanh nghiệp của mình trở nên hữu ích.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Theo The Digital Transformation People
Babuki biên dịch & hiệu đính
chiến lược
chiến lược doanh nghiệp
Kỹ thuật số