Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một trong những cách nhanh nhất để một doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của mình sang một quốc gia hoặc một ngành công nghiệp mới, nhưng các giao dịch mua bán và sáp nhập không hề dễ dàng. 4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.
Một thương vụ mua bán sáp nhập thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng tin giữa hai bên, tình trạng tài chính của các bên tham gia, quy trình thẩm định, môi trường pháp lý thuận lợi hoặc chính từ thỏa thuận từ các cổ đông, v.v. Những điều nhỏ nhặt có thể tạo thành một thương vụ lớn nhưng cũng có thể phá hỏng chúng.
1. Pfizer và Allergan
Giá trị thương vụ: 152 tỷ USD
Chúng ta cùng quay lại 2016, trong một thỏa thuận giữa các công ty dược phẩm có thể mang đến thương vụ mua lại lớn nhất trong vòng 15 năm. Nó cũng sẽ cung cấp cho Pfizer cơ hội chuyển trụ sở ra nước ngoài, và cuối cùng là giảm hóa đơn thuế.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Obama đã điều chỉnh các quy định về thuế nhằm ngăn chặn tình trạng “đảo ngược thuế doanh nghiệp” – một hình thức trốn thuế vì các công ty Mỹ đã cố gắng giảm hóa đơn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Những thay đổi đó đã loại bỏ lợi thế tài chính mà Pfizer hy vọng có được khi mua Allergan, cuối cùng đã khiến thương vụ này bị hủy bỏ.
Nguyên nhân: Môi trường pháp lý
Bài học về mua bán sáp nhập cho doanh nghiệp: Trên toàn thế giới, các quy định về thuế đang được xem xét và cập nhật gần như hàng ngày, từ các yêu cầu về chất lượng cho đến giám sát các giao dịch. Doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời và có dự báo trước bằng cách xem xét và đánh giá các quy định, cơ chế này thường xuyên. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với khách hàng và cố vấn của họ để có thể quản lý các rủi ro tiềm ẩn và lường trước các kịch bản có thể phát sinh với các giao dịch trong tương lai.
Tham khảo: 10 thương vụ mua bán sáp nhập nổi bật của Việt Nam năm 2021
2. Kraft Heinz và Unilever
Giá trị thương vụ: 143 tỷ USD
Năm 2017, tập đoàn thực phẩm khổng lồ của Mỹ Kraft Heinz đã gây chấn động thế giới kinh doanh khi công bố kế hoạch mua lại Unilever của tập đoàn Anh – Hà Lan với giá 143 tỷ USD. Tuy nhiên, hai ngày sau khi thông báo về việc mua lại, Kraft Heinz đã rút lại đề nghị của mình sau khi bị Unilever từ chối mạnh mẽ.
Mặc dù phần lớn các phương tiện truyền thông tập trung vào các khía cạnh chính trị của thỏa thuận nhưng sự xung đột giữa các nền văn hóa doanh nghiệp mới có thể là một trong những lý do chính khiến việc mua lại không thành công.
Nguyên nhân: Giao tiếp và văn hóa doanh nghiệp
Bài học về mua bán sáp nhập cho doanh nghiệp: Về lý thuyết, việc sáp nhập có thể được sắp xếp gọn gàng, nhưng thực tế sự hợp nhất hai công ty không hề đơn giản, tất cả đều phụ thuộc vào những người trong cuộc. Rào cản ngôn ngữ, văn hóa làm việc khác nhau và thậm chí là sự khác biệt về giờ làm việc chính và trách nhiệm thời gian có thể tạo ra nhiều sự thất vọng nếu có sự phân công công việc.
Việc chuyển vị trí quản lý từ trụ sở chính của công ty đến một quốc gia mới mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào cũng có thể tạo ra các vấn đề cho doanh nghiệp. Những khách hàng tìm đến đơn vị tư vấn sớm để thu hẹp khoảng cách giữa trụ sở chính với các yêu cầu của văn phòng tại các địa phương thường có khả năng tích hợp tốt hơn nhiều so với những khách hàng tìm kiếm sự trợ giúp ở giai đoạn về sau – hoặc sau khi có nhiều nhân viên từ chức và và những phản hồi không tốt từ khách hàng.
3. Mondelez International và Hershey
Giá trị thương vụ: 23 tỷ USD
Mondelez, chủ sở hữu của Cadbury và Nabisco, dự định mua lại đối thủ cạnh tranh bánh kẹo của mình là Hershey, nhưng đã ngừng theo đuổi sau khi hãng này từ chối lời đề nghị.
Hai trong số các yếu tố khiến thương vụ mua bán sáp nhâp này thất bại là yêu cầu của Hershey về mức giá cao hơn và sự không chắc chắn về pháp lý bao quanh cổ đông lớn nhất của Hershey.
Nguyên nhân: Việc thẩm định thương vụ và định giá doanh nghiệp
Bài học về mua bán sáp nhập cho doanh nghiệp: Những thương vụ sáp nhập tốt nhất là những thương vụ mà các công ty có thể đi sâu vào quá trình thẩm định tài chính và pháp lý, đặc biệt với sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn địa phương.
Tham khảo: Tài liệu Định giá doanh nghiệp dành cho chủ doanh nghiệp muốn gọi vốn, mua bán sáp nhập
4. Ant Financial và MoneyGram
Giá trị thương vụ: 1,2 tỷ USD
Chính phủ Mỹ đã dừng kế hoạch mua lại của Ant Financial đối với công ty dịch vụ chuyển tiền có trụ sở tại Mỹ MoneyGram International với giá 1,2 tỷ USD do mối lo ngại về an ninh trên toàn quốc. Ant Financial là một chi nhánh tài chính của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba.
Alex Holmes, Giám đốc điều hành của MoneyGram, cho biết: “Môi trường địa chính trị đã thay đổi đáng kể kể từ lần đầu tiên chúng tôi công bố giao dịch được đề xuất với Ant Financial”.
“Mặc dù chúng tôi đã nỗ lực hết sức để hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ, nhưng đã rõ ràng rằng Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận việc sáp nhập này”.
Nguyên nhân: Môi trường địa chính trị
Bài học về mua bán sáp nhập cho doanh nghiệp: Các thương vụ mua bán sáp nhập toàn cầu có thể là một chủ đề nhạy cảm đối với các chính phủ, tùy thuộc vào thời điểm và hoàn cảnh. Các công ty phải luôn trao đổi với các đơn vị tư vấn để tìm hiểu xem các vấn đề địa chính trị tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro như thế nào. Doanh nghiệp nên tránh việc tìm đến đơn vị tư vấn sau khi thỏa thuận đã hoàn tất để tìm các giải pháp thay thế do các hạn chế trong nước phát sinh từ lệnh cấm vận, chiến tranh thương mại hoặc các vấn đề bảo hộ.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Babuki tổng hợp, theo Mondaq
M&A
Mua bán & Sáp nhập