Đăng bởi Babuki JSC vào 03/04/2020

Trong các bước phân tích thị trường, thu thập dữ liệu là bước cực kỳ quan trọng. Trong đó, công đoạn xây dựng bảng câu hỏi để thực hiện nghiên cứu dữ liệu sơ cấp khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Để có được thông tin, dữ liệu chính xác phục vụ việc phân tích, doanh nghiệp cần một bảng câu hỏi chuẩn. 

Xây dựng câu hỏi phân tích thị trường là một công việc không hề đơn giản. Nếu không có phương pháp và trình tự, bảng câu hỏi sẽ kém chất lượng, thông tin thu được không chính xác. Từ đó, kết quả phân tích sẽ lệch lạc, khiến doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định sai lầm, gây tổn thất nặng nề.

Bài viết này hướng dẫn bạn 5 bước cụ thể để xây dựng bảng câu hỏi phân tích thị trường đạt chất lượng.

1. Xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi lớn cần trả lời

Mục đích của câu hỏi phân tích thị trường chính là để tìm thông tin. Chúng ta cần xác định trước VÌ SAO chúng ta cần câu hỏi và để phục vụ cho MỤC TIÊU gì. Đây là công tác định hướng cho toàn bộ bài phân tích để đảm bảo rằng những câu hỏi đặt ra sẽ đem lại câu trả lời chứa thông tin cần thiết.

Khi đã hiểu vấn đề, hãy đặt những câu hỏi lớn để có thể trả lời cho MỤC TIÊU nghiên cứu. Lúc này, có thể hiểu là chúng ta đang chia nhỏ vấn đề và lên dàn bài cho bộ câu hỏi phân tích thị trường của mình.

Xay dung cau hoi phan tich thi truong - Xac dinh muc tieu

Việc xác định mục tiêu của nghiên cứu sẽ giúp bạn định hướng cho toàn bộ câu hỏi cần đặt ra

Ví dụ, nếu như mục tiêu phân tích thị trường của bạn là xây dựng chiến lược bán hàng online cho sản phẩm nước lau sàn X, chúng ta cần đặt ra một số câu hỏi lớn như:

  • Tổng quan thị trường thương mại điện tử ra sao?
    • Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
    • Quy mô tổng theo số lượng bán ra và giá trị hàng hoá
    • Quy mô của dòng sản phẩm X
    • Top kênh bán hàng 
    • Cơ hội kinh doanh
  • Xu hướng tiêu dùng sản phẩm X hiện nay như thế nào?
    • Tình hình hiện tại
    • Tốc độ tăng trưởng
    • Các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở
  • Các đối thủ khác đang làm gì?
    • Chiến lược hiện tại (kênh nào được sử dụng nhiều nhất, hãng nào phổ biến nhất)
    • Case study đối thủ thành công

2. Xác định đối tượng phỏng vấn, xây dựng profile

Bước tiếp theo khi xây dựng câu hỏi phân tích thị trường là lên danh sách những người có thể giúp ta trả lời những câu hỏi trên. Với đối tượng đáp viên là cá nhân, cần xác định đó là nhóm đối tượng nào, có những đặc tính gì. Với đối tượng đáp viên là doanh nghiệp, cần xác định đó là những công ty, tổ chức nào, và bộ phận nào trong tổ chức đó. Do một bộ câu hỏi phân tích thị trường thường rất bao quát, chỉ một bộ phận thường không trả lời hết được nên người phỏng vấn thường cố hết sức để tiếp xúc với nhiều ban ngành cùng một lúc.

Xay dung cau hoi phan tich thi truong - xac dinh doi tuong

Hãy xác định đối tượng phù hợp để trả lời các câu hỏi phân tích thị trường

Thông thường sẽ có bốn đối tượng phỏng vấn chính để lấy thông tin đa chiều, bao gồm:

  • Khách hàng: những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Các đối tác liên quan: các nhà cung cấp, đơn vị phân phối, các đơn vị hỗ trợ vận hành
  • Chuyên gia: chủ tịch các hiệp hội thương mại, câu lạc bộ ngành, những người đã hoạt động trong ngành lâu năm
  • Đối thủ: cấp quản lý ở các doanh nghiệp cùng ngành hoặc có mô hình tương tự

Tuỳ theo quy mô và mục đích mà ta sẽ thiết kế đối tượng phỏng vấn. Với ví dụ kể trên, đối tượng phỏng vấn phù hợp sẽ là các trưởng bộ phận phụ trách ngành hàng X ở các kênh thương mại điện tử, hoặc ban phát triển thị trường và đối tác chiến lược. 

Trong một ví dụ khác, nếu bạn cần phỏng vấn người dùng hay đại lý phân phối, thì cần xác định họ có phải là người dùng thường xuyên và đại lý đó có đủ lớn để cung cấp thông tin giá trị hay không. Ta nên áp dụng quy tắc 80/20, chỉ phỏng vấn 20% số bên liên quan nhưng có thể đại diện và cung cấp thông tin về 80% (hoặc hơn) của thị trường.

3. Nguyên tắc MECE

MECE là viết tắt của Mutually Exclusive & Collectively Exhaustive, đây là nguyên tắc tổ chức thông tin và chia nhỏ vấn đề một cách vừa bao quát, vừa chi tiết và không bỏ sót khía cạnh nào của vấn đề đang quan tâm. Đây là công cụ hiệu quả giúp các công ty phân tích thị trường đưa ra được phân tích đầy đủ và chính xác nhất.

MECE là nguyên tắc hữu ích khi xây dựng câu hỏi phân tích thị trường

MECE là nguyên tắc hữu ích khi xây dựng câu hỏi phân tích thị trường

Mutually Exclusive (ME) có nghĩa là không trùng lặp và Collectively exhaustive (CE) có nghĩa là không bỏ sót. Khi đặt ra các câu hỏi xoay quanh một vấn đề trong phân tích thị trường, bạn cần chắc chắn rằng mình đã đề cập đến mọi yếu tố cấu thành vấn đề đó và các yếu tố này hoàn toàn không trùng lặp với nhau.

Ví dụ, khi xây dựng câu hỏi về thời điểm khách hàng thường đặt mua sản phẩm nước lau sàn X nói trên trên các kênh thương mại điện tử, nếu đáp án gợi ý bao gồm các phương án: A. 0h – 8h, B. 8h01 – 16h, C. 14h – 23h59 thì đã vi phạm nguyên tắc ME về sự trùng lặp (trùng thời gian giữa phương án B và C). Nếu các đáp án gợi ý bao gồm: A. 0h – 8h, B. 10h – 14h, C. 16h – 24h thì đã vi phạm nguyên tắc CE về việc bỏ sót. Một câu hỏi chuẩn phải được thiết kế sao cho đảm bảo cả 2 nguyên tắc này. Câu hỏi với các đáp án gợi ý gồm: A. 0h – 8h, B. 8h01 – 16h, C. 16h01 – 23h59 sẽ đảm bảo được cả 2 điều này.

Trong các bước xây dựng câu hỏi phân tích thị trường kể trên, chúng ta luôn phải chú ý cân nhắc để đảm bảo các mục tiêu, câu hỏi đề ra hay các đối tượng đáp viên đều tuân theo nguyên tắc MECE này.

4. Lưu ý thêm

Để có một bản câu hỏi phân tích thị trường tốt, chúng ta cũng cần cân nhắc đến các yếu tố sau:

Xay dung cau hoi phan tich thi truong - luu y them

Câu hỏi phân tích thị trường tốt còn đòi hỏi các yếu tố về mặt diễn đạt và cách thức tương tác

  • Mỗi đối tượng phỏng vấn phải có bảng câu hỏi riêng
  • Ngôn từ dễ hiểu, súc tích, tránh làm đáp viên nhầm lẫn, trả lời sai câu hỏi
  • Bao gồm các định nghĩa chuyên môn hay những khái niệm đi kèm để phỏng vấn viên dễ dàng hiểu và nói chuyện với đáp viên
  • Những câu hỏi nhạy cảm về cách vận hành kinh doanh hay doanh thu nên để cuối cùng, tránh việc đáp viên không hài lòng và bỏ giữa chừng buổi phỏng vấn
  • Dùng bảng biểu khi phù hợp, đặc biệt là các câu hỏi đánh giá cho điểm, như vậy cả người phỏng vấn lẫn đáp viên có thể nhanh chóng hiểu được điều cần làm
  • Thêm hình ảnh nếu có thể, ví dụ như khi hỏi về thương hiệu, nếu được nhìn thấy logo, đáp viên sẽ dễ được gợi nhớ và trả lời chính xác hơn

 

Anh/ chị có thể gửi yêu cầu tại đây để được Babuki chia sẻ các thông tin, báo cáo hữu ích và hỗ trợ tư vấn về chiến lược kinh doanh & chuyển đổi số.

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Phân tích Thị trường Kinh tế vĩ mô

    Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

    Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

    20/02/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường Chuyển đổi số

    Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

    Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

    17/02/2022 • Kathy Trần
    Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

    Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

    Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

    04/02/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

    IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

    Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

    04/02/2022 • Kathy Trần
    Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

    Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

    Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

    20/01/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường

    Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

    19/01/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường M&A / Gọi vốn đầu tư

    Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

    Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

    19/01/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

    Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

    29/12/2021 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

    M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

    Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

    13/12/2021 • Kathy Trần
    Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

    Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

    Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

    24/08/2021 • Kathy Trần