Đăng bởi Kathy Trần vào 07/07/2021

Hoạt động trong điều kiện không chắc chắn cao là thách thức chính đối với hầu hết các startup. Thay vì cố gắng xây dựng mô hình kinh doanh truyền thống với nhiều điểm cố định, nhiều startup thành công đã tận dụng lean canvas (bản thiết kế mô hình kinh doanh tinh gọn). Lean canvas giúp đóng khung các ý tưởng kinh doanh lúc đầu dưới dạng giả thuyết, và khuyến khích các startup coi “vấn đề” là điểm khởi đầu để xây dựng một doanh nghiệp.

Câu chuyện của Google bắt đầu với việc 2 chàng trai dành hàng giờ trong gara để tạo nên đúng thứ thị trường cần. Một đôi bạn khác – những người sau này là các nhà sáng lập của Airbnb – từng rơi vào cảnh túng thiếu và cố gắng tìm cách kiếm tiền.

Facebook, Youtube, Amazon đều có những khởi đầu “tự thân vận động” giống nhau. Theo thuật ngữ hiện đại, họ đều là lean startup (công ty khởi nghiệp tinh gọn) trở thành unicorn (kì lân). Những sản phẩm này đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và vượt mức định giá 1 tỉ USD.

Lean canvas cua 5 startup ki lan

5 startup trị giá hàng tỉ đô và lean canvas của họ

Các startup trong bài viết này được lựa chọn dựa trên 2 tiêu chí. Thứ nhất, đó là các unicorn; thứ hai, các startup này thành lập trước khi cuốn The Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn) được ra mắt lần đầu năm 2011. 

Bài viết cũng đề cập tới 2 kiểu công ty startup khác nhau: công ty chú trọng tới phát minh và công ty chú trọng tới việc kiếm tiền. Ví dụ, founder của Facebook, YouTube và Google ban đầu không chú trọng vào việc kiếm tiền. Họ chỉ thích thú với việc phát minh ra các giải pháp hay công nghệ để giúp cải thiện cuộc sống. Amazon và Airbnb lại là những startup hướng tới lợi nhuận ngay từ đầu. Founder của 2 startup này coi việc kiếm được tiền là mục tiêu chính. Ta hãy thử đặt mình vào vị trí của các founder và điền vào bản lean canvas. 

Google

Năm thành lập: 1998

Trụ sở: Menlo Park, California, Mỹ

Tên ban đầu: Googol

Nhà sáng lập: Larry Page và Sergey Brin

Tổng vốn được đầu tư: 36,1 triệu USD (vòng cuối vào năm 2020)

IPO: huy động được thêm 1,7 tỉ USD năm 2004

Xét về sự phổ biến và mức độ tiếp nhận toàn cầu, Google là công ty số một. Từ một công cụ tìm kiếm web, Google đã trở thành gã khổng lồ đa quốc gia chuyên về quảng cáo online, điện toán đám mây, sản phẩm phần cứng, phần mềm và nhiều dịch vụ khác. Khó mà tin được rằng sự vươn lên của Google bắt đầu trong gara ô tô, nơi mà 2 nhà sáng lập áp dụng những kiến thức họ học được từ Đại học Standford vào hơn 20 năm trước.

Sergey Brin và Larry Page đã nhìn thấy những điều còn thiếu ở Excite hay Yahoo – những công cụ tìm kiếm vào thời đó. Dựa trên ý tưởng đó, họ đã nỗ lực để tạo ra một cỗ máy tìm kiếm đáng tin cậy, toàn diện và nhanh chóng. Sức mạnh từ sự hợp lực của họ đã tạo nên thuật toán PageRank (xếp hạng trang web). PageRank chính là lợi thế không công bằng của Google.

Các nhà sáng lập Google từng cố bán công nghệ của họ cho các đối thủ tiềm năng nhưng đã thất bại. Vì vậy, họ đổi hướng sang việc phát triển dự án của mình thành một startup tinh gọn. May sao, đồng sáng lập của Sun Microsystems, Andy Bechtolsheim, đã nhìn thấy tiềm năng trong dự án của họ và đầu tư 100.000 USD. Năm 2018, giá trị thị trường của Goole đã vượt mức 700 tỉ USD.

Hãy cùng xem bản lean canvas mà có thể Brin và Page cũng đã từng phác thảo 20 năm trước.

Lean canvas Google

Facebook

Năm thành lập: 2004

Trụ sở: Cambridge, Massachusetts, Mỹ

Tên ban đầu: Thefacebook

Nhà sáng lập: Mark Zuckerberg, Dustin Moskovitz, Eduardo Saverin, Andrew McCollum và Chris Hughes

Tổng vốn được đầu tư: 2,3 tỉ USD (vòng cuối vào năm 2012)

IPO: huy động được thêm 18,4 tỉ USD năm 2012

Facebook là một trong những dự án ra đời sau khi bong bóng dot.com vỡ. Câu chuyện về mạng xã hội nổi tiếng nhất không bắt đầu ở một gara mà ở ký túc xá trường ĐH Harvard, nơi Mark Zuckerberg cùng đội ngũ xây dựng một danh bạ sinh viên có ảnh và thông tin cơ bản. Sản phẩm đầu tiên của họ là Facemash, một website cho phép sinh viên xếp hạng hình ảnh của nhau. Tuy nhiên, phiên bản ban đầu này không gây được sự chú ý.

Thefacebook, phiên bản gốc của mạng xã hội Facebook mà chúng ta biết đến ngày nay, là kết quả của những bài học thành công và thất bại từ Facemash. Những khoản đầu tư đầu tiên vào startup này là 2.000 USD từ Saverin và 1.000 USD từ Zuckerberg. Sự lan toả của mạng xã hội này dần dần vượt ra khỏi phạm vi của trường ĐH Harvard để đến với các trường ĐH ở Mỹ và Canada. Cái tên Thefacebook được bỏ chữ “the” vào tháng 8/2005 và trở thành một mạng xã hội mở.

Nếu Zuckerberg and Saverin từng muốn tạo ra lean canvas cho Facebook, có thể nó sẽ như thế này:

Lean canvas Facebook

YouTube

Năm thành lập: 2005

Trụ sở: San Mateo, California, Mỹ

Nhà sáng lập: Jawed Karim, Steve Chen và Chad Hurley

Tổng vốn được đầu tư: 11,5 triệu USD (vòng cuối cùng năm 2006)

Được Google mua lại năm 2006 với mức giá 1,7 tỉ USD.

Các founder của YouTube không bắt đầu trong gara hay ký túc xá. Họ chọn một căn hộ ở phía trên một tiệm bánh pizza, và đó chính là nơi mà dịch vụ chia sẻ video lớn nhất thế giới ra đời.

Những người dùng Internet thời đó không có lựa chọn nào để xem và chia sẻ video kể từ khi ShareYourWorld, trang web đăng tải video đầu tiên, dừng hoạt động năm 2001 và Vimeo thì vừa mới bắt đầu (Vimeo được thành lập 3 tháng trước khi tên miền youtube.com được đưa vào hoạt động).

Cuối cùng, Jawed, Steve và Chad, những nhân viên cũ của PayPal, được thôi thúc bởi ý tưởng tạo ra một phiên bản video của dịch vụ hẹn hò online “Hot or Not”, đã quyết định tập trung vào việc phát triển một startup về chia sẻ video.

Vì thời kỳ thiếu vốn đầu tư cho startup đã qua, dự án đầy hứa hẹn này không rơi vào cảnh thiếu tiền. Quỹ Sequoia Capital là nhà đầu tư đầu tiên của họ và đã đầu tư 3,5 triệu USD vào thời điểm 10 tháng sau khi tên miền youtube.com bắt đầu hoạt động. Năm 2006, YouTube được Google mua lại với mức giá lên đến 1,65 tỉ USD.

Bản lean canvas của YouTube có thể phản ánh những vấn đề và giải pháp dưới đây vào năm 2005.

Lean canvas YouTube

Amazon

Năm thành lập: 1994

Trụ sở: Bellevue, Washington, D.C., Mỹ

Tên ban đầu: Calabra

Nhà sáng lập: Jeff Bezos

Tổng vốn được đầu tư: 108 triệu USD (8 triệu USD trước khi IPO)

IPO: huy động được thêm 54 triệu USD năm 1997

Ngày nay, startup được đặt tên theo con sông dài thứ 2 thế giới này được biết đến với rất nhiều hoạt động, bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ điện toán đám mây và cả trí tuệ nhân tạo. Gần 25 năm trước, Amazon chỉ là một cửa hàng sách online tạo ra những thách thức cho các cửa hàng sách truyền thống. Tuy vậy, ngay từ thời điểm đó, Jeff Bezos đã muốn xây dựng “một cửa hàng bán tất cả mọi thứ”. 

Amazon được thành lập ngay giữa cuộc khủng hoảng bong bóng dot.com và may mắn sống sót qua cơn suy thoái sau đó. Câu chuyện về startup này khởi đầu từ một gara và nguồn vốn ban đầu đến từ khoản tiết kiệm cá nhân của bố mẹ Bezos. Vào giai đoạn đó, lượng sử dụng web tăng chóng mặt và hầu như mọi doanh nhân khởi nghiệp đều muốn lướt trên con sóng internet. Jeff đã từng xem xét 20 sản phẩm để bán online, nhưng cuối cùng, anh lựa chọn sách vì mặt hàng này có nhu cầu trên toàn cầu và chi phí thấp.

 Đây có thể là lean canvas của Amazon vào năm 1994.

Lean canvas Amazon

Airbnb

Năm thành lập: 2008

Trụ sở: San Francisco, California, Mỹ

Tên ban đầu: AirBed & Breakfast

Nhà sáng lập: Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk

Tổng vốn được đầu tư: 4,4 tỉ USD (vòng cuối năm 2018)

Mặc dù 3 năm sau khi Airbnb được thành lập, những quy tắc cốt lõi của phương pháp khởi nghiệp tinh gọn mới được Eric Ries giới thiệu, nhưng đội ngũ Airbnb đã sử dụng chúng từ trước. Mọi chuyện bắt đầu với nhu cầu đơn giản là kiếm tiền, vì Brian Chesky và Joe Gebbia đang thiếu tiền thuê nhà.

Giải pháp của họ được truyền cảm hứng bởi một tình huống khi đó: tất cả các khách sạn ở nơi họ sống đã được book hết ngay trước khi một hội thảo sắp được tổ chức. Đó là cách mà website AirBed & Breakfast ra đời năm 2007. Các nhà sáng lập cung cấp cho 3 vị khách những tấm nệm hơi và bữa sáng với mức giá 80 USD/ người/ đêm. Theo thuật ngữ hiện đại, họ đã tung ra một bản MVP (minimum viable product – sản phẩm khả dụng tối thiểu) để xác nhận ý tưởng của mình. 

Sau đó, đội ngũ Airbnb phát triển lên (với sự tham gia của Nathan Blecharczyk), sống sót qua nhiều lần tung sản phẩm kém may mắn và không thu hút được ai trong số 15 nhà đầu tư thiên thần mà họ liên hệ. Bộ 3 nhà sáng lập tìm những cách khác để nuôi dự án này, trong đó có cả việc bán ngũ cốc (và kiếm được 30.000 USD). 

Họ có thêm 20.000 USD tiền đầu tư nữa từ chương trình tăng tốc khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinator. Ngay khi đổi từ “Air Bed & Breakfast” sang cái tên đơn giản “Airbnb”, startup này nhận được khoản đầu tư lớn đầu tiên: quỹ Sequoia Capital (nhà đầu tư đầu tiên của YouTube) đầu tư vòng hạt giống với 600.000 USD vào tháng 4/2009. Năm 2018, giá trị thị trường của Airbnb đã đạt 38 tỉ USD.

Hãy cùng xem bản lean canvas của Airbnb mà nếu đặt bút viết năm 2008, có thể các founder của Air Bed & Breakfast khi đó đã tạo ra:

Lean canvas Airbnb

Những ví dụ nêu trên là góc nhìn của tác giả bài viết về cách mà các startup này có thể tận dụng lean canvas. Bạn nghĩ chúng có giống với bản lean canvas mà các founder có thể đã lập ra không, hay khác ở điểm nào?

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: Railsware.com

Babuki lược dịch và hiệu đính

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Case study Chuyển đổi số Tin tức

Ví điện tử Momo với tham vọng trở thành siêu ứng dụng

Với 31 triệu người dùng, ví điện tử MoMo tham vọng xây dựng hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh cho người dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

09/05/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

17/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

14/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Case study Thẩm định giá trị doanh nghiệp

WinCommerce của Masan Group được định giá 3,22 tỷ USD

Báo cáo đầu tiên của HSBC Research đưa ra định giá cho từng mảng kinh doanh của Masan Group dựa trên dự báo kết quả kinh doanh trong những năm tới cũng như so sánh với các công ty cùng ngành trong khu vực.

21/02/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

08/02/2022 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Mô hình kinh doanh

Hướng đi mới cho ngành bán lẻ từ mô hình mini-mall

Do mô hình bán lẻ truyền thống có chi phí mặt bằng tốn kém và nguồn nhân lực hạn chế, mô hình mới mini-mall đang được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia trong ngành F&B.

04/02/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Vừa nhận 200 triệu USD, MoMo đầu tư ngay vào startup quản lý bán hàng Nhanh

Momo cho biết họ đã mua một lượng cổ phần không được tiết lộ của startup Nhanh, nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng.

11/01/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia bữa tiệc IPO của Đông Nam Á?

Grab đã khởi động bữa tiệc IPO ở Đông Nam Á vào ngày 2/12/2021. Điều này truyền cảm hứng cho những công ty khác đang hi vọng IPO trong khu vực, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam.

07/01/2022 • Kathy Trần