Đăng bởi Babuki JSC vào 12/01/2021

Đối với những người sáng lập, gọi vốn giai đoạn đầu là một quá trình quan trọng. Để giúp xóa tan một số lầm tưởng và làm sáng tỏ những gì diễn ra khi thuyết phục các nhà đầu tư, dưới đây là một số mẹo và phương pháp hay nhất có thể giúp làm rõ quy trình này.

Đề xuất giải pháp cho một vấn đề

Đây là một điểm quan trọng khi “pitching” gọi vốn với các nhà đầu tư, đặc biệt nếu sản phẩm của bạn sử dụng công nghệ đột phát làm đòn bẩy. Các công ty đã phát triển công nghệ tiên tiến rồi tìm cách ứng dụng vào giải quyết một vấn đề thường gặp khó khăn hơn trong việc tìm ra cách thức thương mại hóa và gọi vốn đầu tư.

Cơ hội để có được sự sự chú ý của VC sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn tạo ra được một giải pháp cho một vấn đề được thừa nhận và lớn. Dẫn dắt đến vấn đề kinh doanh mà bạn đang giải quyết khi đưa ra đề xuất giá trị của mình, và sau đó giới thiệu công nghệ được sử dụng / áp dụng. Cách tiếp cận này thể hiện rõ ràng giá trị của sản phẩm của bạn ngay từ khi bắt đầu buổi họp trao đổi.

Khi ‘Pitching” gọi vốn với các nhà đầu tư, hoàn toàn không sao nếu nói “Tôi không biết”

Chắc chắn khi “pitching” gọi vốn với các nhà đầu tư, một câu hỏi (hoặc nhiều câu hỏi) bạn không có câu trả lời. Đề nghị trả lời sau khi bạn đã có cơ hội suy nghĩ về nó, hoặc thừa nhận rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để có được câu trả lời. Ngoài ra, có thể đưa ra cách tiếp cận về cách bạn có thể giải quyết câu hỏi đó.

Các nhà đầu tư đánh giá cao một phản hồi chân thực và biết rằng có rất nhiều câu hỏi mà bạn chưa có câu trả lời – đặc biệt là trong giai đoạn đầu xây dựng startup – liệu có sự phù hợp sản phẩm với thị trường, định giá bán sản phẩm đúng ở mức nào, …

7 lời khuyên cho việc Gọi vốn giai đoạn đầu từ Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC)

Một nhà sáng lập có thể nói “Tôi không biết” sẽ có được sự tôn trọng bởi vì hành động đó cho thấy sự trưởng thành, tự tin và khả năng thừa nhận vị trí của startup tại thời điểm đó.

Xây dựng câu chuyện về startup và chia sẻ tầm nhìn của bạn khi gọi vốn

Mặc dù hoàn toàn chấp nhận được khi không có tất cả các câu trả lời, bạn nên có sự rõ ràng về tầm nhìn và đam mê của mình và có thể truyền đạt điều đó đến các nhà đầu tư. Xây dựng câu chuyện của bạn và giải thích lý do tại sao bạn phù hợp nhất để khai phá cơ hội.

Các nhà đầu tư muốn biết bạn hình dung ra tương lai như thế nào và bạn có thể truyền đạt tầm nhìn đó tốt đến mức nào. Điều này bao gồm hiểu rõ thị trường mục tiêu và mức độ cạnh tranh mà bạn sẽ gặp phải.

Chứng minh năng lực thực thi

Quan trọng không kém để đề cập rõ tầm nhìn của bạn là có thể thực thi và chứng minh qua hành trình thực hiện với các kết quả thực sự.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những nhà sáng lập có thể chỉ ra rằng đã đạt được những gì họ nói họ sẽ đạt được (và sau đó).

Những nhà sáng lập cần có khả năng chỉ ra năng lực thực thi – bao gồm chia sẻ các ví dụ từ quá khứ của bạn, thể hiện khả năng xoay chuyển tình thế, điều chỉnh trên hành trình và theo đuổi các cơ hội đúng.

Hiểu rõ vòng gọi vốn của bạn

Làm thế nào để bạn xác định đúng vòng gọi vốn?

Vòng hạt giống (seed) dao động trong khoảng từ 2 đến 6 triệu USD, trong khi vòng tiền hạt giống (pre-seed) dao động từ 100.000 đến 2 triệu USD. Hãy rõ ràng về số tiền bạn muốn gọi vốn và cách thức bạn sẽ sử dụng số tiền đầu tư (nếu gọi được) để tránh nhầm lẫn.

Ở Việt Nam thì vòng hạt giống như đề cập thì tương đương vòng Series A, còn vòng tiền hạt giống như đề cập thì tương đương vòng Seeding – hạt giống.

Dữ liệu khách hàng rất quan trọng

Điều quan trọng là xây dựng dữ liệu bán hàng mạnh mẽ trong phạm vi có thể. Hãy chắc chắn rằng khách hàng bạn trình bày khi gọi vốn cũng là khách hàng phù hợp.

Nếu bạn có một giải pháp ở mức độ vừa phải và bạn đang theo đuổi một doanh nghiệp lớn với tất cả các yêu cầu bảo mật mà bạn không thể tuân thủ dễ dàng hoặc ngay lập tức, thì việc theo đuổi khách hàng tiềm năng đó có thể chiếm hết nguồn lực của bạn.

Tích cực xin phản hồi khi gọi vốn đầu tư

Dành thời gian để liên lạc với các nhà đầu tư sau mỗi cuộc họp và chủ động xin phản hồi. Thông tin bạn nhận được có thể giúp bạn tinh chỉnh bài trình bày của bạn.

Nhưng hãy nhớ, đó là công ty của bạn. Mặc dù bạn nên cân nhắc phản hồi, không nên thực hiện thay đổi dựa trên từng phần riêng lẻ. Chỉ nên chấp nhận những gì bạn tin đó là phản hồi có giá trị nhất cho công ty và tầm nhìn của bạn.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Source: Entrepreneur

Babuki lược dịch và hiệu đính

Từ khoá:

gọi vốn

startup

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    M&A / Gọi vốn đầu tư Bán lẻ / Ecommerce

    Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

    Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

    01/04/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Case study

    10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

    10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

    29/03/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Chia sẻ tri thức Tin tức

    Các thương vụ đầu tư nổi bật vào doanh nghiệp Việt 2022 (P1)

    Năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng.

    22/03/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp

    Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

    Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

    17/03/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp

    Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

    Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

    14/03/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Case study

    4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

    4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

    22/02/2022 • Babuki JSC
    Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

    Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

    Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

    08/02/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

    10 thương vụ M&A nổi bật của Việt Nam năm 2021

    Thị trường M&A Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu trên đà phục hồi với một số các thương vụ lớn, bất chấp đại dịch Covid gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế.

    07/02/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

    IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

    Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

    04/02/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Bán lẻ / Ecommerce Tin tức

    Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

    Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

    24/01/2022 • Babuki JSC