Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

COVID-19 đã tác động đến các doanh nghiệp, gây ra sự gián đoạn liên tục và suy thoái kinh tế. Trước cuộc khủng hoảng lớn và lâu dài thì các doanh nghiệp đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét lại chiến lược của mình từ một quan điểm hoàn toàn mới. (

Nhưng, đây không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp. Cuộc suy thoái lớn (thời kỳ suy thoái kinh tế) vào cuối những năm 2000 đã khiến các doanh nghiệp gặp phải sự không chắc chắn và khủng hoảng tương tự nhưng cũng cho thấy việc phục hồi là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi đó sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến đấu với các rào cản dựa trên kế hoạch chiến lược. 

Sự biến động và không thể đoán trước là đặc trưng của thời đại hiện nay. Rõ ràng, tất cả các dự đoán thị trường cho năm 2020 và hơn thế nữa cũng sẽ chỉ là những con số trên giấy. Điều này ngụ ý rằng bạn cần loại bỏ những gì bạn đã lên kế hoạch và bắt đầu với việc thích nghi và đổi mới xung quanh các cơ hội sẵn có.

Tác động của COVID-19 đến kinh doanh và lao động – Quản lý sự thay đổi

Theo truyền thống, việc thực hiện thay đổi chiến lược trong bất kỳ tổ chức nào phải mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, COVID-19 đã đòi hỏi những chiến lược này cần phải được điều chỉnh trong vài ngày và vài tuần.

Đó là bài kiểm tra sự linh hoạt để đáp ứng các tác nhân đang thay đổi của ngành. Điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại, sửa đổi cách tiếp cận cốt lõi và nỗ lực để loại bỏ cái cũ và tiếp cận cái mới.

Trước hết, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải gặp nhau và trả lời câu hỏi – Những rủi ro và sự không chắc chắn của chiến lược trước đó là gì? Tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp đang thay đổi cuộc chơi như thế nào? Dưới đây là một số yếu tố để suy ngẫm.

9 tác động của COVID-19 đến kinh doanh và lao động

Một khi rõ ràng, các bước tuần tự để tiếp tục kinh doanh và phục hồi có thể được đưa ra.

Một trong những quy tắc trong thế giới là khó theo kịp, và thậm chí còn khó hơn để vượt lên, một khi bạn tụt lại phía sau.

– Eric Schmidt, Kỹ sư phần mềm và doanh nhân người Mỹ

COVID-19 ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn như thế nào?

Tác động của COVID-19 đối với môi trường kinh doanh là nó đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác để tồn tại qua cuộc khủng hoảng.

Trong tình hình hiện tại, mục tiêu lớn hơn của một doanh nghiệp là giữ cho nó hoạt động toàn diện. Do đó, câu hỏi ở đây là: Bạn nghĩ điều gì sẽ thay đổi việc kinh doanh của bạn? Dưới đây là một số yếu tố bạn sẽ phải suy nghĩ.

1. Tỷ lệ lan truyền virus trên toàn khu vực của bạn

Cần phải phân tích số lượng người bị nhiễm khi COVID-19 tiếp tục lan rộng. Các biểu đồ nói gì? Chính phủ có kế hoạch tiếp tục lệnh phong tỏa, được dỡ bỏ một phần, hay là sắp hết hạn phong tỏa?

Bạn sẽ phải hiểu tình hình đang diễn ra và hành động phù hợp.

Điều quan trọng là phải có nhận thức về mọi thứ xung quanh:

  • Tổng số người bị nhiễm;
  • Các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc;
  • Việc nên làm và không nên làm trong giãn cách xã hội;
  • Các hướng dẫn (guidelines) của chính phủ;
  • Theo dõi sức khỏe nhân viên

9 tác động của COVID-19 đến kinh doanh và lao động

Các biện pháp bạn thực hiện ở giai đoạn đầu sẽ không chỉ đảm bảo sức khỏe tốt cho nhân viên của bạn mà còn là bước đệm để đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh. Càng sớm càng tốt! Các tổ chức thành công là những đơn vị đang thực hiện một cách tiếp cận thực tế để giải quyết vấn đề.

2. ‘Có thể’ và ‘Không thể’ đối với việc kinh doanh của bạn

Hoạt động kinh doanh của bạn có thể phát triển mạnh trong môi trường làm việc từ xa, hoặc không thể. Câu trả lời nằm trong mô hình kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn nắm giữ khả năng chuyển đổi hoạt động của mình qua làm việc từ xa thì nên cân nhắc.

Trong trường hợp khác, hãy xem xét làm thế nào bạn có thể vượt qua các ràng buộc để xây dựng một mô hình kinh doanh mới và vượt qua tác động của COVID-19. Thật ngạc nhiên, gần đây nhiều doanh nghiệp đã định hướng lại mô hình kinh doanh của họ.

Bạn cũng có thể làm điều đó! Sẵn sàng cố gắng hết sức và xem xét các cơ hội xung quanh các yếu tố sau:

  • Các lĩnh vực kinh doanh đang có nhu cầu;
  • Sắp xếp lại các nguồn lực sẵn có;
  • Những công nghệ có thể giúp đỡ điều gì và như thế nào;
  • Gia công phát triển sản phẩm SaaS;
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư vấn kỹ thuật.

Nếu bạn không thực hiện bước nhảy vọt ngay từ bây giờ, cơ hội bị mất do ảnh hưởng kinh tế của cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi.

3. Rủi ro của làm việc từ xa

Bạn đã chọn con đường hướng tới thành công và đã đi theo hướng xác định trong nhiều năm. Nhưng, nếu cây cầu trên đường đi của bạn lại bị hỏng. Bạn có muốn điều chỉnh lại con đường của mình? Điều này được gọi là giải quyết vấn đề, và đó là điều sẽ dẫn bạn đi về phía trước.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn biết những rủi ro khi thay đổi con đường của mình dưới tác động của COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Đây là những gì bạn cần giải quyết:

  • Rủi ro khi có một mạng lưới cơ sở hạ tầng ảo;
  • Các vấn đề bảo mật dữ liệu có thể xảy ra;
  • Lỗi năng suất lao động;
  • Rủi ro của giao tiếp từ xa;
  • Các rủi ro xung quanh việc quản lý lực lượng lao động.

4. Tính khả dụng của làm việc từ xa

Làm việc từ xa đã có trong nhiều năm. Trên thực tế, các doanh nghiệp như GitLab đã hoạt động trong thiết lập “Tất cả từ xa” ngay từ khi bắt đầu. Bây giờ, tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp thúc giục họ theo bước chân của GitLab.

Nhưng, doanh nghiệp bạn đã bao giờ triển khai một mô hình làm việc từ xa, tức là, tổ chức của bạn có hỗ trợ cho thiết lập làm việc từ xa không? Câu trả lời là hầu hết các công ty đã có một cách tiếp cận lai như trong quá khứ – làm việc tại nhà, song song với làm việc tại văn phòng.

– GitLab, Báo cáo công việc từ xa

Ngược lại, chưa từng không có nghĩa là bạn không thể nắm bắt được ý tưởng mới về làm việc từ xa trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Tổ chức của bạn có thể bắt đầu suy ngẫm về:

  • Gói từ xa cho giao tiếp và hợp tác
  • Tính khả dụng của internet cho việc làm việc từ xa đối với nhân viên của bạn;
  • Hiểu được nhu cầu phần cứng và phần mềm cho đội ngũ của bạn;
  • Dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh.

Vì không có nhiều thời gian để xây dựng và thẩm định ý tưởng, bạn sẽ phải thực hiện song song với việc tìm hiểu và đổi mới.

5. Các lĩnh vực cần cắt giảm chi phí

Cắt giảm chi phí là điều tự nhiên và hiển nhiên trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng đòi hỏi phải có kế hoạch chiến lược, chứ không phải là những phản ứng hoảng loạn. Ngay cả cuộc suy thoái cuối cùng cũng chỉ ra thực tế này.

79% tất cả các công ty đã cắt giảm chi phí để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ 53% các giám đốc điều hành nghĩ rằng làm như vậy đã giúp công ty của họ vượt qua khủng hoảng.

– McKinsey

Trước khi bạn cho nhân viên nghỉ phép, sa thải, hay hạn chế tối đa các nguồn lực, hãy xem xét các lĩnh vực quan trọng đòi hỏi mà phải thắt chặt ngân sách.

Đôi khi, củng cố cấu trúc kinh doanh bằng cách đầu tư vào công nghệ tốt hơn có thể giúp bạn kiếm tiền.

Trước khi tác động của COVID-19 đến doanh nghiệp buộc bạn phải thực hiện cắt giảm chi phí, điều cần thiết là phải xem xét:

  • Các lĩnh vực mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp của bạn;
  • Các khu vực lợi nhuận thấp có thể cắt giảm;
  • Xu hướng thị trường hiện tại có thể giúp doanh nghiệp của bạn;
  • Xác suất hợp tác với các đối thủ cạnh tranh;
  • Khoản tiết kiệm của bạn có thể được sử dụng để xây dựng mô hình kinh doanh mới;
  • Chuyển chi phí của thuê văn phòng làm việc sang hướng triển khai làm việc từ xa.

Hiểu về các yếu tố này sẽ thúc đẩy việc cắt giảm chi phí.

COVID-19 ảnh hưởng đến lực lượng lao động của bạn như thế nào?

Mức độ tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp là do mọi người trên khắp thế giới đang trên bờ vực thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm được ước tính tăng lên đáng kể.

– Tổ chức lao động quốc tế

Nhưng, bạn có thể hạn chế hậu quả bằng cách phân tích tác động của sự gián đoạn kinh doanh đối với lực lượng lao động. Điều này sẽ giúp họ trong việc đáp ứng các cam kết việc làm. Và sẽ có lợi cho cả hai bên – các tổ chức vẫn hoạt động, và các nhân viên giữ được công việc của họ.

1. Tác động của thực tế mới đối với lực lượng lao động

Khi ảnh hưởng của COVID-19 kéo dài, nó đẩy lùi sự bình thường và các nhân viên chìm trong thực tế mới. Đó là lí do họ mong muốn được các nhà lãnh đạo hướng dẫn và đảm bảo.

Đội ngũ lên kế hoạch cần phân tích trạng thái tâm lý của nhân sự và giữ họ xung quanh các quyết định kinh doanh quan trọng. Xây dựng truyền thông nội bộ để bất kỳ ai cũng có thể liên hệ với bạn trong trường hợp họ đang đối mặt với bất kỳ thử thách nào.

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Những thách thức mà lực lượng lao động phải đối mặt là gì?
  • Họ có tư duy nhanh nhẹn?
  • Họ đã chuẩn bị cho mô hình làm việc mới?
  • Mong đợi của họ từ bạn là gì?

2. Các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến năng suất

Tác động của COVID-19 đang khiến mọi người phải đối phó với sự lo lắng, sợ hãi và bất trắc. Trong tình huống này, thách thức đặt ra là cân bằng giữa logic và cảm xúc. Kết quả là năng suất bị ảnh hưởng.

Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất có thể là:

  • Sợ bị nhiễm bệnh;
  • Sợ bị sa thải;
  • Thiếu cân bằng cuộc sống-công việc;
  • Thiếu rõ ràng về mục tiêu và mục đích;
  • Thiếu động lực.

Đội ngũ lên kế hoạch cần có cái nhìn sâu sắc hơn về tất cả các yếu tố trên và thực hiện các cuộc khảo sát trên toàn công ty để hiểu được hoàn cảnh của nhân viên và đưa ra giải pháp.

3. Tác động đến Giao tiếp và Hợp tác

Mọi thứ đều dễ dàng trong môi trường trực tiếp – các cuộc họp trong phòng hội thảo, seminars và workshops để học hỏi, và các bài giảng của khách mời để tạo động lực.

Nhưng, COVID-19 thay đổi mọi thứ, điều này dẫn đến sự cần thiết của việc phân tích về sự thiếu tương tác sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào và bạn có thể làm gì với nó.

Bây giờ bạn cần thiết lập một nền tảng cho sự bình thường mới khi làm việc từ xa trở thành hiện thực. Nhóm lên kế hoạch cần xem xét:

  • Các ứng dụng giao tiếp video tốt nhất;
  • Đảm bảo tính sẵn có của thông tin liên lạc cho nhân viên;
  • Nguyên tắc và giao thức xung quanh giao tiếp;
  • Tính khả dụng của các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive;
  • Ứng dụng lịch để lên lịch các cuộc họp;
  • Công cụ quản lý tác vụ để đo lường tiến độ và hiệu suất.

Điều này sẽ giúp thúc đẩy năng suất với sự tập trung vào các tương tác.

Hiệu suất của nhân viên cải thiện tới 20% khi nhân viên có thể tương tác.

– On The Clock

Đó là những điều cần thiết để việc xây dựng một văn hóa tổ chức mạnh mẽ, cho dù làm việc trực tuyến hay trực tiếp.

4. Đo lường “lỗ hổng” kỹ năng và năng lực của nhân viên

Khi chuyển sang làm việc từ xa, năng lực và kỹ năng của lực lượng lao động của bạn có thể bị thử thách. Những gì họ đã và đang biết, có thể không đủ trong thời gian tới. Điều này là do ý tưởng mới về công việc phá vỡ cách thức và vị trí của môi trường làm việc.

Điều này mang đến nhiệm vụ cho nhóm lên kế hoạch để phân tích các kỹ năng hiện tại của nhân viên để xáo trộn vai trò và trách nhiệm nếu được yêu cầu.

Một chiến lược theo các yếu tố sau có thể giúp:

  • Dành chi phí cho việc học trực tuyến;
  • Nhấn mạnh vào upskilling và reskilling (từ xa);
  • Tổ chức các khóa học trực tuyến để tiếp tục phát triển sự nghiệp;
  • Thúc đẩy nhân viên học hỏi một cái gì đó mới.

Nuôi dưỡng kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động nên là trọng tâm. Điều này giúp đảm bảo sự đóng góp của nhóm đối với mục tiêu chung – làm việc từ xa hiệu quả trong khi doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

Kết luận

Khi chúng ta bước vào giai đoạn đen tối của những sự không chắc chắn, có hiểu biết sâu sắc về toàn bộ tình hình là điều cần thiết cho thời đại của chúng ta. 

Phân tích tác động của COVID-19 đối với kinh doanh và lực lượng lao động sẽ mang tới sự rõ ràng trên con đường phía trước. Bạn nghĩ những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn như thế nào và bạn nên làm gì để đảo ngược những tác động bất lợi xảy ra sau đó.

Đây là cách tiếp cận đúng đắn – Nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, thừa nhận thách thức và lên chiến lược để lấy lại sức mạnh của mình.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: COVID-19: Analyzing 9 Factors Impacting Your Business & Workforce

Babuki lược dịch và hiệu đính

Từ khoá:

COVID-19

doanh nghiệp

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Tin tức Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp

    SCALE và nguyên lý Cái rổ thủng: Đừng vội khi Startup chưa đủ “chín”!

    Theo như bài báo cáo thông kê của Startup Genome, báo cáo khảo sát hơn 3200 startup toàn cầu, cho thấy hơn 70% startup đó thất bại là do Premature Scaling-hay còn được gọi là Scale khi “chưa đủ chín”. Bài viết này chia sẻ góc nhìn là bạn Hoàng Thị Kim Dung, Ventures Capitalist at Genesia Ventures Japan, một VC đầu tư vào startup giai đoạn Early, về Scale và những rủi ro Scale khi startup chưa “chín” với nguyên lý Cái rổ thủng, những việc startup cần chuẩn bị để sẵn sàng cho Scale.

    26/09/2021 • Babuki JSC
    Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Chuyển đổi số Tài liệu

    [Visual] Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng tái cấu trúc khi áp dụng hệ thống ERP 8,3 triệu USD

    Để có được mức lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 736 tỷ đồng, PNJ đã trải qua những giai đoạn tái cấu trúc đầy chông gai những năm trước đó.

    26/08/2021 • Kathy Trần
    Case study Bán lẻ / Ecommerce Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng khi áp dụng ERP 8,3 triệu USD

    Công ty luôn tự hào tỷ lệ nghỉ việc thấp, nhưng trong 3 tháng xảy ra “sự cố ERP”, số nhân sự nghỉ việc tăng đột biến, giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm.

    24/08/2021 • Kathy Trần
    Case study Bán lẻ / Ecommerce Chiến lược kinh doanh

    Sea Group của Forrest Li tăng trưởng đột biến khi đại dịch Covid thúc đẩy số hóa khắp khu vực Đông Nam Á

    Sea Group có trụ sở tại Singapore, là công ty đại chúng có giá trị nhất ở đảo quốc này với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2020.

    06/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Chiến lược kinh doanh Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp

    “Sự liên kết chiến lược” (coalescence) giúp Xiaomi dẫn đầu về IoT

    Xiaomi đã chuyển đổi để trở thành công ty IoT tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2020, với doanh thu vượt qua 37 tỷ USD và hơn 210 triệu thiết bị IoT.

    05/08/2021 • Babuki JSC
    Chiến lược kinh doanh Chuyển đổi số M&A / Gọi vốn đầu tư

    Chiến lược đằng sau thương vụ mua bán và sáp nhập 27,7 tỷ USD giữa Salesforce và Slack

    Các nhà lãnh đạo công nghệ ngày nay đối mặt với quyết định chiến lược tương tự như Slack: Khi nào bạn nên đi một mình? Khi nào thì nên sáp nhập?

    01/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp

    Chiến lược tăng trưởng đột phá của Slack

    Slack có thể tự hào rằng IBM, Oracle, Target, BBC và các công ty khác trong Fortune 100 là khách hàng của họ mà họ không cần chi nhiều tiền cho tiếp thị.

    01/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Chiến lược kinh doanh Chiến lược thâm nhập thị trường

    Chiến lược đằng sau sự trỗi dậy của Grab ở Đông Nam Á

    Cách thức tiếp cận siêu địa phương của Grab, kết hợp với tốc độ thực thi mà một số cựu nhân sự của công ty gọi là “tình trạng khẩn cấp liên tục”, cho phép nó lặp lại nhanh hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho thị trường

    31/07/2021 • Babuki JSC
    Case study M&A / Gọi vốn đầu tư Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Văn hóa doanh nghiệp thời đại mới đã thay đổi vận mệnh của quỹ đầu tư Mekong Capital

    Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chris Freund (Mekong Capital) từng rơi vào khủng hoảng và đã thực hiện một số biện pháp khá kỳ lạ nhằm giải cứu cho quỹ của mình.

    31/07/2021 • Babuki JSC
    Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Kazuo Hirai, người tái cấu trúc thành công gã khổng lồ Sony đang suy thoái

    Tập đoàn Sony lấy lại được vẻ rực rỡ, thể hiện qua lợi nhuận ròng lần đầu tiên vượt quá 1 nghìn tỷ yên (9 tỷ USD) trong năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 3 năm 2021.

    28/07/2021 • Babuki JSC