Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2020

5 áp lực cạnh tranh của Porter là công cụ tuyệt vời để đánh giá mức độ cạnh tranh và sức hấp dẫn của một thị trường cụ thể đối với doanh nghiệp. Công cụ này đặc biệt hữu ích để áp dụng vào các chiến lược thâm nhập thị trường.

Dựa theo công cụ này, sự cạnh tranh của một thị trường không chỉ đến từ đối thủ. Thị trường có khốc liệt hay không còn dựa vào 5 áp lực cạnh tranh cơ bản: nguy cơ đối thủ mới tham gia thị trường, mối đe dọa từ sản phẩm thay thế, khả năng thương lượng của khách hàng, khả năng thương lượng của nhà cung cấp và tính khốc liệt cạnh tranh thị trường hiện tại.

Cả 5 áp lực cạnh tranh này cùng lúc quyết định khả năng lời lãi của một thị trường, đồng nghĩa với sức hấp dẫn của nó đối với doanh nghiệp. Nếu cả 5 áp lực cạnh tranh đều cao và gay gắt (ví dụ như ngành hàng không), thì hầu như không công ty nào có biên lợi nhuận tốt. Ngược lại, nếu các áp lực cạnh tranh chỉ ở mức độ trung bình (ví dụ như ngành nước giải khát), thì sẽ có cơ hội dành cho bạn. Các chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp luôn cần xem xét 5 áp lực cạnh tranh này để có hiệu quả cao nhất.

Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 áp lực cạnh tranh kể trên và giúp bạn xây dựng các chiến lược thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.

1. Nguy cơ đối thủ mới tham gia thị trường

Trong một thị trường kinh doanh, mỗi một đối thủ mới tham gia sẽ làm tăng sự cạnh tranh và miếng bánh thị phần ngày càng bị chia nhỏ. Không doanh nghiệp nào lại muốn bị vây quanh bởi vô số đối thủ. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc khả năng đối thủ mới xuất hiện trong các chiến lược thâm nhập thị trường.

Khả năng xuất hiện của đối thủ mới ảnh hưởng đến các chiến lược thâm nhập thị trường

Khả năng xuất hiện của đối thủ mới ảnh hưởng đến các chiến lược thâm nhập thị trường

Nguy cơ này được xác định bằng việc một công ty có dễ dàng tham gia vào thị trường hay có cản trở gì không. Các cản trở tham gia vào thị trường mới bao gồm: mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu hiện tại, chi phí đầu vào cao, đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, chính sách và thủ tục nhà nước, khả năng tìm kiếm nguồn cung ứng, v.v.

Doanh nghiệp có thể đặt cho mình các câu hỏi sau:

  • Mở công ty mới trong thị trường này có dễ không?
  • Luật và quy định trong ngành như thế nào?
  • Một công ty mới cần bao nhiêu tiền để bắt đầu?
  • Bạn có lợi thế về một cản trở nào đó không?

2. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

Khi có sản phẩm thay thế, khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội sản phẩm của bạn bán ra được sẽ thấp đi. Để tìm ra nguy cơ này khi xây dựng các chiến lược thâm nhập thị trường, bạn không chỉ xem xét các sản phẩm tương tự do các đối thủ tung ra; mà còn là các sản phẩm phục vụ chung một mục đích, giải quyết cùng một nhu cầu cho khách hàng.

Hãy cẩn thận với sản phẩm thay thế trong các chiến lược thâm nhập thị trường

Hãy cẩn thận với sản phẩm thay thế trong các chiến lược thâm nhập thị trường

Ta có thể thấy cà phê và nước tăng lực là hai loại sản phẩm khác nhau phải không nào? Thông thường ít ai cho rằng Redbull là đối thủ của Trung Nguyên hay Vinacafe. Ấy vậy mà cả hai sản phẩm này đều giúp khách hàng tỉnh táo và cung cấp năng lượng, và họ có thể lựa chọn sản phẩm này thay thế cho sản phẩm kia. Nếu cà phê đột nhiên giảm giá thì doanh thu của nước tăng lực sẽ bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy khi xác định khả năng lợi nhuận của một thị trường, chúng ta cũng không nên bỏ sót các sản phẩm thay thế như vậy.

3. Khả năng thương lượng của khách hàng

Áp lực cạnh tranh này phân tích khách hàng có bao nhiêu quyền lực và tầm ảnh hưởng lên chính sách giá và sản phẩm của các công ty đang kinh doanh trong ngành. Khách hàng thường có nhiều quyền lực khi:

  • Số lượng người mua ít, nên họ có thể ép giá hay yêu cầu các đơn hàng đặc biệt; 
  • Số lượng mua vào từ một người lớn;
  • Khi họ cực kỳ có hiểu biết và chuyên môn, sẽ có đòi hỏi rất cao từ người bán; 
  • Khi các sản phẩm thay thế có sẵn nhiều và họ không ngại chuyển qua sử dụng chúng;
  • Khi người mua có nhiều công ty người bán cung cấp cùng một mặt hàng.

Khả năng thương lượng của người mua thấp khi họ chỉ mua một lượng hàng hóa nhỏ. hành động cá nhân và sản phẩm của người bán có sự khác biệt rõ rệt so với đối thủ.

Các chiến lược thâm nhập thị trường

Đừng quên khả năng thương lượng của khách hàng khi cân nhắc các chiến lược thâm nhập thị trường

Ngày nay, Internet đã đem lại cho người mua nhiều quyền lực hơn với sự sẵn có của thông tin để so sánh giá cả, nhận báo giá ngay lập tức từ nhiều công ty và khả năng để lại các bình luận, nhận xét trực tiếp đến thương hiệu.

Để giảm thiểu khả năng thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các chiến lược khách hàng thân thiết hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất riêng, không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác.

4. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp 

Nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, áp lực cạnh tranh này rất quan trọng để quyết định một thị trường có cạnh tranh hay không. Nó thể hiện quyền lực của nhà cung cấp đối với bạn. Họ có thể nâng giá hoặc cung cấp hàng hóa kém chất lượng dẫn đến việc sản phẩm của bạn giảm biên lợi nhuận và kém sức cạnh tranh. 

Chiến lược thâm nhập thị trường

Yếu tố nhà cung cấp cũng có tầm ảnh hưởng đến các chiến lược thâm nhập thị trường

Mức độ tập trung và có sẵn của các nhà cung cấp khác là yếu tố thường dùng để xem xét quyền lực của nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp khi chỉ có một vài nhà cung cấp tồn tại. Ngoài ra, nếu chi phí để chuyển đổi nhà cung cấp là quá lớn cũng góp phần làm tăng khả năng thương lượng của nhà cung cấp. 

5. Tính khốc liệt cạnh tranh thị trường hiện tại

Áp lực cạnh tranh cuối cùng này đo lường mức độ khốc liệt của tình hình cạnh tranh trên thị trường. Ta có thể nhìn vào số lượng đối thủ, và khả năng của mỗi đối thủ đến đâu.

Chiến lược thâm nhập thị trường

Các chiến lược thâm nhập thị trường tốt sẽ không bỏ qua tính khốc liệt cạnh tranh của thị trường

Thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có nhiều công ty quy mô giống nhau, thị trường tăng trưởng chậm và khách hàng có thể dể dàng chuyển mua sản phẩm của công ty khác mà không có ràng buộc nào. Lúc này, các công ty trong thị trường dễ lâm vào cảnh phải cạnh tranh quyết liệt về quảng cáo và giá, kéo lợi nhuận của cả thị trường đi xuống. Lúc này, đó có lẽ không phải là thị trường tiềm năng cho các chiến lược thâm nhập thị trường.

Ngoài ra, tính khốc liệt sẽ càng cao nếu có nhiều cản trở đối với doanh nghiệp để thực hiện các chiến lược rút lui (exit strategy). Ví dụ như chi phí đầu vào đã bỏ ra quá cao hoặc vướng mắc các khoản vay dài hạn phải thanh toán. Điều này buộc doanh nghiệp phải tiếp tục kinh doanh trong thị trường dù lợi nhuận kém mà không có lối thoát.  

Tạm kết

5 áp lực cạnh tranh này luôn đồng thời tác động qua lại lẫn nhau, và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của thị trường. Doanh nghiệp trước khi xây dựng các chiến lược thâm nhập thị trường mới nên cẩn thận xem xét từng lực lượng một để có cái nhìn toàn diện nhất. Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm các bài viết của Babuki về những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trườngbí quyết phát triển chiến lược thâm nhập thị trường thành công.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Chiến lược Chuyển đổi số

    4 chiến lược doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số

    Thay vì chỉ thích nghi, chúng ta cần hợp tác sâu rộng và thúc đẩy các chuyển đổi dựa trên kỹ năng. Những cá nhân và doanh nghiệp không thay đổi sẽ khó tồn tại.

    22/02/2022 • Kathy Trần
    Chiến lược Marketing / CX

    CEO Facebook: “Metaverse là biên giới tiếp theo trong việc kết nối con người”

    Nhân dịp Facebook Inc đổi tên thành Metaverse Platforms Inc, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã viết một bức thư trên tài khoản Facebook của anh. Bài viết này biên dịch lại toàn bộ nội dung bức thư.

    29/10/2021 • Kathy Trần
    Tin tức Chiến lược thâm nhập thị trường

    Cách thức McDonald’s thâm nhập thị trường Nhật Bản thành công

    Năm 2020-2021 là giai đoạn khó khăn của ngành ẩm thực vì dịch bệnh. Thế nhưng McDonald’s Nhật Bản lại công bố kết quả kinh…

    20/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Chiến lược thâm nhập thị trường Nhà hàng / Cafe

    Cách thức độc đáo giúp KFC thâm nhập thành công thị trường Trung Quốc

    Các công ty toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng khi họ thâm nhập thị trường mới nổi: Họ nên đi…

    01/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Chiến lược kinh doanh Chiến lược thâm nhập thị trường

    Chiến lược đằng sau sự trỗi dậy của Grab ở Đông Nam Á

    Cách thức tiếp cận siêu địa phương của Grab, kết hợp với tốc độ thực thi mà một số cựu nhân sự của công ty gọi là “tình trạng khẩn cấp liên tục”, cho phép nó lặp lại nhanh hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho thị trường

    31/07/2021 • Babuki JSC
    Tài liệu Chiến lược Chiến lược thâm nhập thị trường

    Ebook – Chiến lược thâm nhập thị trường P2

    Cuốn ebook phân tích 8 cách thâm nhập thị trường, 3 kiểu chiến lược và 5 bước xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cho doanh nghiệp.

    24/07/2021 • Kathy Trần
    Chuyển đổi số Chiến lược

    6 lý do hàng đầu khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

    Bài viết đúc kết 6 lý do khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại và những gợi ý giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm này.

    20/07/2021 • Kathy Trần
    Chuyển đổi số Chiến lược

    4 hình thức chuyển đổi số doanh nghiệp cần hiểu rõ

    Không phải sự gián đoạn kỹ thuật số đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, mà chính “FOMO kỹ thuật số” đã thúc đẩy quá trình này (FOMO: Nỗi sợ bị mất cơ hội).

    19/07/2021 • Kathy Trần
    Tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường

    Ebook – Chiến lược thâm nhập thị trường P1

    Ebook “Chiến lược thâm nhập thị trường” giúp bạn hiểu rõ khái niệm, các thử thách và nắm được bí quyết để chiến thắng ở thị trường mới.

    14/07/2021 • Kathy Trần
    Chuyển đổi số Chiến lược

    Chuyển đổi số Doanh nghiệp: Chiến lược, Lộ trình và Đánh giá hiệu quả

    Các bí quyết xây dựng chiến lược, lộ trình và đánh giá hiệu quả của Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tránh sai sót, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và nguồn lực để phát triển vượt bậc.

    10/07/2021 • Kathy Trần