Trong tất cả các tài liệu của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán là quan trọng nhất. Đọc hiểu đúng bảng cân đối kế toán có thể thu được nhiều thông tin có giá trị về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Sơ lược về bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán đặc trưng cho mặt tiền tệ của tình hình tài chính doanh nghiệp (tình trạng hàng tồn kho, các tài khoản, sự sẵn có của tiền mặt, đầu tư, …) kể từ ngày báo cáo.
Dữ liệu bảng cân đối kế toán giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát vốn đầu tư, phân tích và lập kế hoạch tổ chức quản lý, hỗ trợ các ngân hàng và các chủ nợ khác đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần bằng nhau: tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn được trình bày dưới dạng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tức là:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
- Tài sản là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có.
- Nợ phải trả là số vốn vay từ tổ chức cá nhân khác mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán. Việc sử dụng nợ phải trả sẽ dẫn đến dòng chảy tài sản.
- Vốn chủ sở hữu đại diện cho các khoản đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận tích lũy trong toàn bộ thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Trong bảng cân đối kế toán, tài sản và nợ phải trả được trình bày tùy thuộc vào thời gian đáo hạn (trả nợ) là ngắn hạn (cổ phiếu, khoản phải thu, tiền mặt, các khoản phải trả) và dài hạn (tài sản cố định, tài sản vô hình, cho vay dài hạn). Tài sản và nợ phải trả là ngắn hạn nếu thời gian đáo hạn (trả nợ) cho chúng không quá 12 tháng sau ngày báo cáo hoặc chu kỳ sử dụng không vượt quá 12 tháng. Tất cả các tài sản và nợ khác là dài hạn.
Theo quy định hiện hành, bảng cân đối kế toán gồm 4 phần lớn:
- Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn thuộc về tài sản;
- Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu thuộc về nguồn vốn.
Bảng cân đối kế toán hiện sử dụng ước tính giá trị ròng. Bảng cân đối kế toán đưa ra ước tính chỉ định về số tiền mà doanh nghiệp xử lý. Đánh giá này không phản ánh lượng tiền mặt thực sự của tài sản. Ví dụ, trong trường hợp thanh lý “giá” tài sản hiện tại được xác định bởi các điều kiện thị trường và có thể đi lệch so với bảng cân đối, đặc biệt là trong quá trình xảy ra lạm phát.
Tầm quan trọng của phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích dữ liệu trong bảng cân đối kế toán có thể giúp chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý thu được nhiều thông tin hữu ích về tình hình của doanh nghiệp.
1. Hiểu tình trạng bảng cân đối kế toán
Trong đa số trường hợp, một bảng cân đối kế toán “đẹp” đồng nghĩa với tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt.
Phân tích bảng cân đối kế toán theo cả chiều ngang và chiều dọc đưa ra nhiều chỉ số quan trọng đặc trưng cho cấu trúc và động lực của tình trạng tài chính doanh nghiệp. Phân tích này cho phép người sử dụng đưa ra một số kết luận quan trọng cần thiết cho cả việc thực hiện các hoạt động tài chính và kinh tế hiện tại và đưa ra các quyết định quản lý cho tương lai.
Một bảng cân đối kế toán được đánh giá là tốt nếu:
- 1) tài khoản của bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ báo cáo sẽ tăng so với đầu kỳ;
- 2) tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn;
- 3) vốn chủ sở hữu của tổ chức phải vượt quá mức vay và tốc độ tăng trưởng phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của vốn vay;
- 4) tốc độ tăng trưởng của các khoản phải thu và phải trả phải xấp xỉ nhau;
- 5) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tài sản hiện tại phải lớn hơn 10%;
- 6) bảng cân đối kế toán không được chứa thông tin ghi nhận thua lỗ.
2. Phân tích vị thế tài chính
Từ các dữ liệu trong bảng cân đối kế toán, chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý hoàn toàn có thể rút ra kết luận về vị thế tài chính của doanh nghiệp. Phân tích vị thế tài chính của doanh nghiệp giúp xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp, có khả năng phá sản không, và nếu có, thì vấn đề phát sinh ở đâu.
Khi phân tích vị thế tài chính, doanh nghiệp cần chú ý đến tính thanh khoản, khả năng thanh toán và các chỉ số liên quan đến khả năng phá sản của doanh nghiệp. Có thể mục tiêu của bất kỳ tổ chức thương mại nào là sinh lời, nhưng điều kiện để tồn tại lại phụ thuộc vào khả năng trả nợ.
Việc phân tích cân bằng thanh khoản phát sinh liên quan đến nhu cầu đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp.
Thanh khoản của doanh nghiệp được hiểu là mức độ bao phủ của tài sản đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Nó khác với thanh khoản tài sản – thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản thành tiền mặt. Càng mất ít thời gian để loại tài sản này biến thành tiền, tính thanh khoản của chúng càng cao.
Phân tích khả năng thanh toán đánh giá khả năng dự kiến cuối cùng sẽ trả hết nợ của doanh nghiệp.
Có thể nói phân tích thanh khoản và khả năng thanh toán chính là phân tích vốn lưu động.
Phân tích điều kiện tài chính giúp đánh giá khả năng của của doanh nghiệp trong việc giải quyết kịp thời và đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính của mình, có xác suất tiến đến bờ vực phá sản hay không.
3. Đánh giá sự ổn định tài chính
Phân tích sự ổn định tài chính của doanh nghiệp là đánh giá mức độ độc lập từ các nguồn tài chính vay mượn dựa trên các khoản mục được liệt kê trong bảng cân đối kế toán.
Hoạt động phân tích này trả lời các câu hỏi: mức độ độc lập của doanh nghiệp theo quan điểm tài chính, mức độ độc lập này tăng hay giảm, và điều kiện tài sản và nợ phải trả có đáp ứng các mục tiêu của hoạt động tài chính và kinh tế hay không.
Các chỉ số đặc trưng cho tính độc lập của tài sản cho phép đo lường xem doanh nghiệp có ổn định về tài chính hay không.
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp và tổ chức mà vốn lưu động hữu hình chiếm phần lớn trong tài sản, thì có thể áp dụng phương pháp đánh giá sự đầy đủ của các nguồn tài chính để hình thành vốn lưu động hữu hình.
4. Phân loại tình hình tài chính của doanh nghiệp
Với sự đa dạng của các quy trình tài chính, sự đa dạng của các chỉ số, sự khác biệt về mức độ quan trọng, mức độ sai lệch so với các giá trị thực tế của các hệ số và những khó khăn phát sinh trong vấn đề đánh giá tình hình tài chính của tổ chức, việc đánh giá riêng lẻ nhiều lúc có thể không chính xác. Vì vậy nên thực hiện đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bản chất của việc này là phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tài chính, nghĩa là, bất kỳ doanh nghiệp được phân tích nào cũng có thể được phân loại vào một nhóm đại diện nhất định tùy thuộc vào điểm số dựa trên các giá trị thực tế của các chỉ số tài chính.
Có 6 nhóm chính:
- Nhóm 1: tổ chức có sự ổn định tài chính tuyệt đối và khả năng thanh toán tuyệt đối.
- Nhóm 2: những tổ chức có tình hình tài chính bình thường. Hiệu suất tài chính của những tổ chức này nói chung rất gần với tối ưu, nhưng có một độ trễ nhỏ trong các chỉ số riêng lẻ.
- Nhóm 3: những tổ chức có điều kiện tài chính có thể được đánh giá ở mức trung bình. Việc phân tích bảng cân đối kế toán cho thấy “điểm yếu” của các chỉ số tài chính riêng lẻ.
- Nhóm 4: những tổ chức có điều kiện tài chính không ổn định, có một rủi ro tài chính nhất định.
- Nhóm 5: những tổ chức gặp khủng hoảng tài chính. Những tổ chức này mất khả năng thanh toán và hoàn toàn không ổn định từ góc nhìn tài chính.
5. Đánh giá chung mức quay vòng kinh doanh và tính toán chu kỳ tài chính của doanh nghiệp
Một trong những khía cạnh rất được quan tâm trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp đó là mức độ quay vòng kinh doanh của nhiều đối tượng: vốn, tiền mặt, nguyên vật liệu, … Các chỉ số này được thể hiện dưới dạng tốc độ quay vòng và chu kỳ quay vòng. Quay vòng càng nhanh thì càng tiết kiệm chi phí.
Khi tiến hành phân tích mức quay vòng kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần chú ý đến chu kỳ tài chính. Khoảng cách giữa ngày đáo hạn thanh toán nợ cho nhà cung cấp và nhận tiền từ người mua là một chu kỳ tài chính. Chu kỳ tài chính đại diện cho việc lưu thông tiền mặt, chu kỳ càng ngắn, chứng tỏ tiền mặt thật sự nằm trong tay doanh nghiệp càng “linh hoạt, năng động”.
Từ việc xem xét tính toán chu kỳ tài chính, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp để tài chính có thể quay vòng nhanh hơn theo 3 hướng chính:
- Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình sản xuất;
- Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ quay vòng các khoản phải thu;
- Thứ ba, làm chậm lại tốc độ quay vòng các khoản phải trả.
Kết
Trên đây là tổng quát sơ bộ về những thông tin có thể nhận được từ việc đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán. Với lượng thông tin khá lớn này, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế-tài chính của doanh nghiệp.
Các phân tích cụ thể và chi tiết hơn sẽ được tổng hợp và gửi tới bạn đọc ở những bài viết sau:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
- Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;
- Phân tích tính thanh khoản bảng cân đối kế toán;
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Bảng cân đối kế toán
Tài chính