Bối cảnh huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam năm 2021
Những tín hiệu tích cực ở các loại hình huy động vốn
Năm 2021 chứng kiến nhiều sự biến động của thị trường vốn Việt Nam. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến từ đại dịch COVID-19 như chuỗi cung ứng quốc tế bị đứt gãy, tình hình kinh doanh gặp khó khăn do sự thay đổi về cung cầu, quá trình gọi vốn đầu tư từ nước ngoài không thuận lợi do các chính sách giãn cách xã hội…, thị trường huy động vốn vẫn ghi nhận một số tín hiệu tích cực thông qua thị trường chứng khoán, vốn vay từ ngân hàng và các quỹ đầu tư.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và tài chính quốc gia NIF, kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán có dấu hiệu tăng trưởng cao trên các hình thức cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh. Theo đó, mức vốn hóa thị trường năm 2021 đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020 và tương đương 122,8% GDP năm 2020. Tính trong 11 tháng đầu năm 2021, tổng vốn huy động thực tế trên TTCK ước đạt 444.941 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tính đến ngày 20/12/2021, tổng khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 510.167 tỷ đồng (theo số liệu của Sở GDCK Hà Nội). Dư nợ TPDN riêng lẻ tương đương 20,6% GDP năm 2020, tăng 28,7% so với cuối năm 2020. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phái sinh dù chỉ mới hoạt động hơn 3 năm (từ tháng 8/2018) nhưng đã tăng trưởng tốt và ổn định. Trong 11 tháng đầu năm 2021, khối lượng giao dịch bình quân phiên của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đã tăng 23% so với bình quân năm 2020.
Trong khi đó, tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp ít khả quan hơn mặc dù Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại đưa ra một số chính sách ưu đãi. Từ tháng 7/2021 đến cuối tháng 12/2021, đã có 16 ngân hàng dành 21.244 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay cho cá nhân và doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm trung bình khoảng 1,66% so với trước dịch, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua (theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng), nhưng khả năng vay vốn của doanh nghiệp vẫn còn thấp.
Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào cuối năm 2021 cho thấy trong số hơn 12.000 doanh nghiệp được hỏi, hơn 57% khó tiếp cận với các gói vay tín dụng của ngân hàng thương mại do không đảm bảo về hồ sơ vay vốn.
Việc kêu gọi vốn đầu tư thông qua các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đạt được những dấu ấn tích cực, chủ yếu đến từ các startup. Theo thống kế đến cuối năm 2021, Việt Nam đã thu hút hơn 1,3 tỷ USD đầu tư vào các dự án khởi nghiệp. Có thể kể đến một số thương vụ gọi vốn thành công trong năm 2021 như Momo đã hoàn thành 2 vòng gọi vốn chỉ trong 1 năm với sự góp sức của các nhà đầu tư Warburg Pincus và Goodwater Capital. Tập đoàn giáo dục Equest cũng đã gọi vốn thành công từ Quỹ đầu tư KKR với số vốn lên đến 100 triệu USD… Hầu hết các thương vụ lớn này đều có sự tham gia của các quỹ tư nhân (PE), các quỹ đầu tư này đang ngày càng thâm nhập hơn vào thị trường khi hệ sinh thái công nghệ tại Việt Nam đang ngày một trưởng thành hơn.
Song song với đó, các startup nhỏ tuổi vẫn đang phải chật vật với con đường gọi vốn đầu tư của mình. Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam hiện có 3.800 công ty khởi nghiệp (startup), nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 100 công ty được gọi vốn; có năm con số này chỉ là 60. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ năng lực non trẻ của startup Việt, các rào cản về pháp lý…
Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn
Đối với việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình huy động vốn, các khoản lãi vay,… cho nhà đầu tư một cách chính xác, đồng thời đạt các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh. Các tiêu chuẩn về tài chính, pháp lý và báo cáo minh bạch khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức huy động vốn bằng hình thức này.
Trong bối cảnh hậu COVID-19, khi vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu và mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc tiếp cận các dòng vốn vay mới từ ngân hàng là không hề đơn giản. Trện thực tế, trước tác động của dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hệ thống ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không vượt qua được rào cản về thủ tục.
Hoạt động huy động vốn từ các quỹ đầu tư thời gian qua cũng bị ảnh hưởng bởi các quyết định giãn cách, đóng cửa đường bay… Bên cạnh đó, khi huy động vốn từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các yêu cầu trong hợp đồng và các quy định pháp nhân của tổ chức. Hơn nữa, đối với loại hình huy động vốn này, nhà đầu tư có quyền tham gia vào quá trình điều hành và kinh doanh của doanh nghiệp nên có rủi ro về mặt thương hiệu.
Cuối cùng, năng lực phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn khó lường của đại dịch COVID-19, cũng khiến cho việc huy động vốn gặp khó khăn. Các lý do chủ yếu đến từ năng lực quản trị còn yếu kém, đặc biệt là trong vấn đề tài chính. Đối với một số startup, lý do này cùng sự tăng trưởng không mấy khả quan trong năm 2021 đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp trong thời gian tới
Kênh cổ phiếu, trái phiếu thiết lập nhiều mốc lịch sử mới trong năm 2021, mở ra nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư năm 2022. Trong năm 2021 trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25-11-2021 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 28-12-2021, VN-Index đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đạt mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường.
Về kênh huy động vốn qua các tổ chức tín dụng, năm 2022, VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao, khoảng 13% nhờ đà phục hồi của nền kinh tế sau dịch bệnh. Ngoài ra, gói hỗ trợ có thể lên đến 800.000 tỷ đồng từ chính phủ và các ngân hàng trong 2-3 năm tới sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã nới “room tín dụng” cho 11 ngân hàng thương mại cổ phần, và đồng thời cũng cân nhắc tiếp tục hoãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để tăng tính thanh khoản cho toàn bộ hệ thống.
Về kênh huy động vốn từ các quỹ đầu tư, những cơ hội đến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang giúp tình hình huy động vốn trở nên lạc quan hơn. Việc một số startup Việt Nam đã trở thành kỳ lân như Momo, VNPay, VNG, Sky Mavis tạo ra tiền đề vững chắc cho các mô hình kinh doanh đi sau phát triển. Các quỹ PE, VC sau một thời gian bị hạn chế trong việc gặp gỡ trao đổi với các startup do giãn cách, đã chứng kiến sự vươn lên của giới khởi nghiệp Việt Nam và đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển để tiến hành trao đổi và rót vốn.
Bên cạnh đó, sự ra đời của các quỹ đầu tư trong nước như ThinkZone tạo cơ hội cho các startup có thể tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn. Nhìn chung, với những lợi thế về dân số trẻ, người dân nhạy bén với công nghệ, tiềm năng Việt Nam có thể trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ là rất cao.
Năm 2022 và những năm tiếp theo, thị trường huy động vốn sẽ tiếp tục mở ra rất nhiều cơ hội. Đây là những tín hiệu đáng mừng dành cho các doanh nghiệp biết nắm bắt tình tình, tận dụng thời cơ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại hình huy động vốn hiện có trên thị trường và sự phù hợp của doanh nghiệp mình với từng loại hình.
Các loại hình huy động vốn cho doanh nghiệp hiện nay
Huy động vốn thông qua việc phát hành Cổ phiếu
Định nghĩa và cơ chế
Phát hành cổ phiếu là hoạt động huy động vốn điều lệ chỉ có ở công ty cổ phần. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành. Các cổ đông chuyển nhượng, mua bán cổ phần của công ty và những người mua cổ phần sẽ được chứng nhận, xác minh quyền sở hữu đối với phần cổ phần mà mình có được bằng cổ phiếu.
Các quy định và yêu cầu liên quan
Để chào bán cổ phiếu ra thị trường, thu hút các nhà đầu tư mua lại, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện về:
- Vốn điều lệ
- Tình hình hoạt động kinh doanh
- Cách thức phát hành
- Quy định về các văn bản có liên quan
Các điều khoản và quy định về chào bán cổ phiếu đã được ghi rõ tại Thông tư 162/2015/TT-BTC.
Ưu nhược điểm của phát hành cổ phiếu
Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu | |
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Doanh nghiệp phù hợp |
|
Năm 2014, CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã MWG. Theo dự kiến trước khi niêm yết, vốn điều lệ của MWG sẽ là 976,5 tỷ đồng và dự kiến giá chào bán cổ phiếu bằng với giá mà Mekong Capital đã thoái vốn khỏi MWG, 85.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa thị trường của MWG khi lên sàn sẽ đạt hơn 5.300 tỷ đồng.
Trên thực tế, trong tuần giao dịch đầu tiên, cổ phiếu MWG đã tăng trần cả 5 phiên, chốt tuần ở mức giá 106.000 đồng. Như vậy, vốn hóa của TGDĐ đạt 6.650 tỷ đồng, gấp 18 lần so với Trần Anh (TAG), doanh nghiệp cùng ngành duy nhất đang niêm yết ở thời điểm đó.
Huy động vốn thông qua việc phát hành Trái phiếu
Định nghĩa, cơ chế
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ mà tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Các quy định và điều kiện liên quan
Điều kiện để một doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu ra thị trường được ghi tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 8 Điều 6 về giao dịch trái phiếu. Theo Nghị định, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không bao gồm các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng 1 năm từ ngày doanh nghiệp hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Sau thời gian một năm nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm về các quy định giao dịch và công bố thông tin, cũng được ghi rõ trong Nghị định này.
Ưu nhược điểm của phát hành trái phiếu
Huy động vốn từ phát hành trái phiếu | |
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Doanh nghiệp phù hợp |
|
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), chỉ riêng trong tháng 12/2021, đã có tổng cộng 80 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 65.757 tỷ đồng. Ngân hàng và bất động sản tiếp tục là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu phát hành lớn nhất, giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,36% và 14,5% tổng giá trị trái phiếu phát hành trong tháng.
Ở nhóm ngân hàng, VPBank là ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 với tổng giá trị 9.970 tỷ đồng qua 6 đợt, lãi suất 2,4%/năm nhằm tăng vốn hoạt động. Xếp thứ hai là VIB, đã phát hành 9.000 tỷ đồng tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 3-7 năm.
Ở nhóm bất động sản, CTCP Đầu Tư SunValley phát hành trái phiếu kỳ hạn 4 năm với tổng giá trị 3.560 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp có giá trị trái phiếu phát hành lớn nhất. Theo sau đó là CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng) với trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn một năm.
Huy động vốn thông qua việc vay vốn ngân hàng
Định nghĩa, cơ chế
Vay ngân hàng cũng là một trong các loại hình huy động vốn phổ biến hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu mở rộng quy mô hoặc phát triển dự án mới sẽ tìm đến các khoản vay từ các ngân hàng tín dụng. Các khoản vay có thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào mô hình và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xét duyệt hồ sơ để cho vay, ngân hàng sẽ xem xét các tài sản hiện hữu của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không. Họ cũng sẽ cân nhắc đến thông tin về dòng tiền để nắm rõ năng lực trả các chi phí và cam kết trả nợ của doanh nghiệp.
Các quy định và điều kiện liên quan
- Đại diện vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Mục đích sử dụng khoản vay phải hợp pháp, minh bạch và rõ ràng.
- Các doanh nghiệp có tình trạng tài chính lành mạnh, không quá yếu, và có thể chi trả cả gốc lẫn lãi.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư kinh doanh khả thi cùng với kế hoạch trả nợ thực tế và khả thi.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm tài sản của họ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các quy định khác về hồ sơ vay vốn.
Ưu nhược điểm của vay vốn ngân hàng
Huy động vốn từ việc vay vốn ngân hàng | |
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Doanh nghiệp phù hợp |
|
Đầu năm 2021, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI vừa ký thành công hợp đồng vay vốn hạn mức 10.000 tỷ đồng – tương đương hơn 440 triệu USD với ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Đây được xem là hợp đồng hạn mức tín dụng có giá trị lớn nhất của SSI đến thời điểm hiện tại. Con số lần này tiếp tục thiết lập một kỷ lục mới, vì đây không chỉ là hợp đồng vay vốn có hạn mức lớn nhất từ trước đến nay của công ty SSI với một ngân hàng Việt Nam, mà còn là mức vốn tín dụng lớn nhất về giá trị đối với nhóm các công ty chứng khoán trong nước.
Huy động vốn từ Quỹ đầu tư
Định nghĩa và cơ chế
Quỹ đầu tư bao gồm những nhà đầu tư chuyên nghiệp, luôn hướng đến mục tiêu lợi nhuận và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những khoản đầu tư của mình. Quỹ đầu tư hoạt động dựa trên trên sự tin tưởng vào khả năng thành công của doanh nghiệp trong tương lai, không cần một khoản đặt cọc hay ký quỹ. Các quỹ đầu tư cũng tham gia vào việc tư vấn chiến lược cũng như góp sức vào quá trình điều hành công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện trên thị trường đang duy trì những loại hình quỹ đầu tư như sau:
- Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC): Chuyên đầu tư mạo hiểm vào các startup có tốc độ tăng trưởng cao, với mức đầu tư khoảng 100.000 USD trở lên và tăng lên theo các vòng. Một số quỹ đầu tư VC tích cực hoạt động tại Việt Nam là Nextrans, Do Ventures, 500 Startup, VIC Partners, Touchstone Partners, FEBE…
- Quỹ đầu tư tư nhân (PE): Thưởng hướng đến đối tượng là những công ty đã hoạt động được một số năm, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, cần sự hỗ trợ về tài chính và quản trị để tăng quy mô. Các quỹ PE thường đầu tư ở quy mô 5 đến 50 triệu USD. Một số quỹ PE đã có các thương vụ đầu tư tại Việt Nam là Baring Private Equity Asia, KKR, BDA Partners, Mekong Capital…
- Quỹ đầu tư của các tập đoàn, công ty lớn: Khi các doanh nghiệp đủ lớn, họ thường có quỹ đầu tư của riêng mình, rót vốn vào các công ty nhỏ hơn cùng ngành hoặc thuộc nhóm ngành liên quan để sở hữu cổ phần chi phối, tạo ra một cánh tay vươn dài để phát triển các mảng mới.
Trước khi quyết định rót vốn vào doanh nghiệp bất kỳ, quỹ đầu tư sẽ thực hiện quy trình đánh giá sơ bộ (due diligence). Trong quá trình đánh giá, doanh nghiệp cần vốn phải thể hiện được năng lực và tiềm năng phát triển của dự án. Các yếu tố này bao gồm: sự hiểu biết về ngành và thị trường, tình hình kinh doanh hiện tại của công ty, đội ngũ lãnh đạo, kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn (ít nhất là 3 – 5 năm), các chiến lược khả thi và nhiều yếu tố vô hình khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ pháp lý.
Ưu nhược điểm của việc huy động vốn từ Quỹ đầu tư
Huy động vốn từ Quỹ đầu tư | |
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Doanh nghiệp phù hợp |
|
Năm 2021 ghi nhận nhiều thương vụ gọi vốn thành công từ các quỹ VC và PE. Thương vụ PE nổi bật nhất là khoản đầu tư 400 triệu USD vào Tập đoàn Masan của Baring Private Equity Asia, một trong những công ty PE lớn nhất ở châu Á, và Alibaba, gã khổng lồ Trung Quốc.
Momo – ứng dụng thanh toán hàng đầu Việt Nam – cũng đã hoàn thành vòng gọi vốn thứ năm (Series E) với số vốn huy động khoảng 200 triệu USD từ Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management. Tháng 2/2022, startup Infina – nền tảng đầu tư trực tuyến – cũng đã huy động được thêm 4 triệu USD từ quỹ đầu tư Surge của Sequoia trong vòng gọi vốn hạt giống (Seed round).
Nền kinh tế Việt Nam đang dần khôi phục sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn trong và ngoài nước hơn. Bên cạnh việc tìm kiếm các nhà đầu tư, việc hiểu rõ để lựa các loại hình huy động vốn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro ở mức tối đa và tăng hiệu quả kinh doanh.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
đầu tư
gọi vốn
quỹ đầu tư