Trước tác động của Covid-19 đối với kinh doanh bán lẻ, các thương hiệu và nhà bán lẻ đã khám phá và thực hiện sự chuyển dịch trong hoạt động bán hàng, tập trung nhiều hơn hoặc tất cả các nỗ lực vào mô hình Bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C). Hoạt động tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng và các công ty đang tìm cách kết nối và tương tác. Đại dịch hay không, việc thêm các kênh bán hàng trực tiếp vào hoạt động bán hàng của bạn mang lại rất nhiều lợi ích.
1. Hành động dựa trên dữ liệu khách hàng mới mà bạn có khi bán hàng trực tiếp
Bán hàng thông qua các bên thứ ba có lợi thế, nhưng chúng có một nhược điểm lớn: bạn không sở hữu dữ liệu khách hàng của mình. Mô hình bán hàng trực tiếp giúp khắc phục nhược điểm này. Ưu điểm hàng đầu của mô hình bán hàng trực tiếp là dữ liệu khách hàng, qua đó giúp các thương hiệu phân tích hành vi, xu hướng mua hàng và hơn thế nữa. Dữ liệu thường là trong thời gian thực hoặc gần thực, cho phép bạn đánh giá và điều chỉnh chiến lược tại một thời điểm và phát hiện ra các xu hướng mà có thể kể một câu chuyện chi tiết về khách hàng của bạn.
Bằng cách theo dõi các chỉ số đo lường phù hợp, bạn có thể xác định các yếu tố góp phần cải thiện tổng thể trải nghiệm khách hàng đồng thời hiểu rõ hơn về hiệu quả và thiếu sót trong hoạt động. Cả hai đều có thể được sử dụng để mang lại sự tăng trưởng doanh thu.
2. Sở hữu trải nghiệm thương hiệu của riêng bạn thông qua bán hàng trực tiếp
Khi Nike rút các sản phẩm của mình từ Amazon vào năm ngoái, công ty đã coi hành động này là “…một phần trọng tâm của Nike trong việc nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ cá nhân, trực tiếp hơn”.
Amazon cung cấp lợi ích cho người bán, nhưng chúng là ngắn hạn, không có lợi cho việc xây dựng thương hiệu. Với các kênh bán hàng trực tiếp của riêng bạn, bạn trực tiếp quản lý dữ liệu khách hàng, trải nghiệm thương hiệu và tỷ suất lợi nhuận của mình.
3. Tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa trên hành trình bán hàng trực tiếp
Các nghiên cứu khác nhau đều cho thấy người tiêu dùng ngày nay phản ứng nhanh hơn với trải nghiệm thương hiệu được cá nhân hoá. Theo “Accenture’s Personalization Pulse Check”, 91% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sắm với các thương hiệu cung cấp các đề xuất và khuyến nghị phù hợp (relevant offers and recommendations).
Báo cáo về quyền riêng tư & cá nhân hóa của SmarterHQ cho thấy 72% người tiêu dùng sẽ chỉ gắn kết với tin nhắn được cá nhân hóa và 80% người mua hàng thường xuyên chỉ mua từ các thương hiệu cá nhân hóa trải nghiệm của họ.
Sử dụng phân tích hành vi làm đòn bẩy giúp các thương hiệu gắn kết ở cấp độ này bằng cách xác định những gì khách hàng sẽ đánh giá và phản hồi. Nghiên cứu phát triển cá nhân hóa của Monetate với hơn 600 nhà tiếp thị cấp cao cho thấy: 93% doanh nghiệp với chiến lược cá nhân hóa nâng cao có mang lại sự tăng trưởng doanh thu.
4. Sử dụng chiến lược marketing sản phẩm một cách có trách nhiệm khi áp dụng bán hàng trực tiếp
“Upselling” và “cross-selling” là những chiến thuật “tried-and-true” để tăng chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng không nên sử dụng chỉ cho mục đích đó. Thay vào đó, chúng nên được coi là một phần của chiến lược nhằm thu hút khách hàng hơn nữa bằng các giải pháp sản phẩm. Cả hai chiến thuật đều hoạt động tốt khi cung cấp một sản phẩm mà thực sự tăng thêm giá trị cho cuộc sống của khách hàng, nhưng nếu thực hiện kém, chúng có thể gây tổn hại cho thương hiệu của bạn.
Bán theo gói với các mặt hàng “slower-moving” với các mặt hàng dễ bán hơn cũng là một cách tuyệt vời để tăng doanh số cho cả hai; khách hàng được hưởng lợi từ việc chiết khấu tốt, trong khi người bán cải thiện được dòng tiền. Xem xét bổ sung cho cách thức này bằng điều kiện áp dụng giao hàng miễn phí khi đáp ứng được số lượng đặt hàng tối thiểu, vì có thể thúc đẩy người mua lúc đầu chỉ muốn mua một mặt hàng thì có thể tận dụng mua theo gói để đáp ứng ngưỡng vận chuyển miễn phí.
5. Hợp tác với đối tác giao hàng chuyên nghiệp để đảm bảo việc giao nhận thuận tiện khi bạn bán hàng trực tiếp
Một nghiên cứu thương mại điện tử năm 2019 cho thấy 83% người tiêu dùng cho biết việc giao hàng chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ lần tiếp theo và 93% mong đợi các đơn đặt hàng trực tuyến sẽ được giao trong vòng 1 đến 4 ngày. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp thị tuyệt vời với các sản phẩm tốt nhất, nhưng nếu hoạt động vận hành (giao hàng và thu tiền) không đủ tốt, bạn khó đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng.
Công nghệ được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng đầu cho phép dữ liệu hiển thị theo thời gian thực giúp đem lại thông tin tốt hơn trên tất cả các khía cạnh “fulfillment” và phân phối, cho phép các thương hiệu cải thiện hoạt động giao hàng.
Với việc cẩn thận theo dõi và tối ưu hóa với các đối tác giao nhận trong bán hàng trực tiếp của mình, bạn có thể xác định các mô hình để giảm thiểu sai sót và đơn hàng trả lại, từ đó củng cố kế hoạch chiến lược, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và kiểm soát chi phí vận hành.
Khách hàng là “nguồn sống” của bạn. Giữ cho họ hài lòng và quay trở lại nhiều hơn đòi hỏi phải hiểu họ là ai, họ hành động như thế nào và họ muốn gì khi nói đến thương hiệu của bạn. Cách duy nhất để có được các thông tin đó là thông qua tương tác, bán hàng trực tiếp.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Nguồn: Inc
Babuki lược dịch và hiệu đính
Bán hàng trực tiếp
bán lẻ
D2C