Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2020

Apple từ trước đến nay vẫn luôn được biết đến với những chiến lược sản phẩm vô cùng thành công. Vào giữa tháng 4 năm 2020 vừa qua, Apple đã âm thầm cho ra mắt mẫu iPhone SE 2020, đây là phiên bản kế nhiệm của iPhone SE đời đầu tiên đã được cho ra mắt vào năm 2016. Mẫu iPhone được Apple định giá ở mức 399$ và hứa hẹn là sẽ khuấy động thị trường smartphone toàn cầu ở phân khúc tầm trung.

Bài viết này sẽ làm rõ hơn về chiến lược sản phẩm của Apple khi tái khởi động lại dòng smartphone Special Edition (SE) của mình.

Comparison: iPhone SE (2020) vs iPhone SE (2016) - iGamesNews

Chiến lược sản phẩm iPhone SE – Chiến binh đặc biệt của Apple

iPhone SE là gì?

iPhone SE về Việt Nam: Giá khởi điểm 12 triệu? | VTV.VN

Chiến lược sản phẩm iPhone SE – Sản phẩm đặc biệt của Apple

Như đã nói ở trên, SE là viết tắt của cụm từ Special Edition, nghĩa là đây là một phiên bản đặc biệt được Apple thiết kế với nhiều điểm khác biệt so với những chiếc iPhone được Apple đánh số như thông thường.

Với 2 mẫu SE đã được ra mắt, có thể thấy điều đặc biệt nhất mà dòng sản phẩm này đem lại là một chiếc điện thoại thông minh với cấu hình đầy mạnh mẽ của đời iPhone mới nhất được tích hợp trong một vẻ ngoài sang trọng của thiết kế thuộc những mẫu iPhone rất được yêu thích trước đây. 

Có thể thấy, sự thú vị trong cái tên của iPhone SE đã gây tranh cãi cho nhiều người nhưng thực chất nghĩa của tên iPhone SE lại vô cùng đơn giản.

Tại sao Apple lại cho ra đời iPhone SE?

Có thể thấy, từ sau sự ra mắt của iPhone SE 2016, Apple gặt hái được thành công không hề nhỏ, doanh số bán của iPhone SE 2016 đứng đầu bảng xếp hạng các smartphone bán chạy nhất thời điểm bấy giờ. Vì sao Apple lại có hướng đi vô cùng chuẩn xác và đem lại hiệu quả to lớn như vậy, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân trong phần dưới đây:

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xâm nhập phân khúc tầm trung

Để bắt đầu, chúng ta hãy quay về với iPhone 5S, một trong những sản phẩm được đánh giá là có thiết kế đẹp nhất cho đến hiện tại. Kể từ khi ra mắt, chiến binh này của Apple đã gây tiếng vang cho giới công nghệ, đặc biệt là vào thời điểm đó bởi vẻ đẹp và mức độ hữu dụng dành cho người dùng. 

Đầu tiên không thể không kể đến chính là thiết kế, iPhone 5S sở hữu ngoại hình vô cùng bắt mắt, các cạnh bên vuông vức và các góc bo cong mềm mại, phối hợp với những đường viền cắt kim cương tinh tế tạo nên vẻ đẹp thanh nhã và hiện đại cho chiếc điện thoại. 

Cùng với đó là thiết kế nhỏ gọn rất vừa tay và việc nhét túi cũng rất gọn gàng đem lại cho người dùng cảm giác cầm nắm trải nghiệm rất tiện lợi. Đồng thời, khung viền kim loại chắc chắn và 2 dải kính trắng trên dưới kết hợp với màu sắc sang trọng cũng là điểm nhấn tạo nên nét đẹp cuốn hút cho mẫu smartphone này. 

Dùng lại iPhone SE năm 2019 | Tinh tế

iPhone 5S – Một trong những iPhone có thiết kế đẹp nhất của Apple

Ngoài ra, từ trước đến nay, cấu hình của những mẫu iPhone nhà Apple luôn nằm vào hàng đỉnh nhất của thế giới smartphone,. Chính vì thế, một cấu hình “khủng long” lại được trang bị nằm gọn trong chiếc điện thoại nhỏ bé thon gọn đã trở thành điểm mạnh vô cùng hấp dẫn đối với hầu hết người dùng. Không những thế, thời lượng pin của iPhone 5S lại rất thích hợp cho nhu cầu sử dụng. 

Tất cả những điều trên hòa quyện với nhau đã hình thành nên một siêu phẩm lừng lẫy, là tâm điểm của làng công nghệ trong suốt hơn 2 năm trời. Và siêu phẩm iPhone 5S đã được tiếp nổi bởi iPhone SE đời đầu tiên được ra mắt vào năm 2016, thừa hưởng lại toàn bộ những tinh hoa của đàn anh. 

Review: Beyond size, what you get and give up with iPhone SE

Kích thước của iPhone SE – iPhone 6S – iPhone 6S Plus

Vào thời điểm iPhone 5 và 5S ra mắt, kích thước nhỏ nhắn đáng yêu chính là điều được rất nhiều người dùng yêu thích. Thế nhưng đột nhiên vào năm 2014, bộ đôi iPhone 6 và 6 Plus ra mắt, kích cỡ màn hình đã tăng từ 4 inch lên 4.7 và 5.5 inch, kéo theo kích thước điện thoại cũng tăng lên đáng kể.

Tiếp một năm sau đó, 2 phiên bản kế nhiệm được ra mắt là iPhone 6S và 6S Plus cũng thừa hưởng lối thiết kế của đàn anh đời trước. Điều này khiến nhiều người lo lắng rằng, iPhone màn hình nhỏ sẽ bị khai tử.

Và iPhone SE chính là minh chứng cho việc Apple rất quan tâm đến nhu cầu của người dùng.

Thêm nữa, vào thời điểm đó, giá của những mẫu iPhone đang ở một mức rất cao so với khả năng chi trả của hầu hết người dùng. Năm 2015, khi bộ đôi 6S và 6S Plus ra mắt, mức giá cho iPhone 6 phiên bản bộ nhớ thấp nhất 16GB của năm trước đó đã vào mức 549$, và iPhone 6S Plus bộ nhớ 128GB có mức giá là 949$. Những mức giá quá cao đối với những người dùng có mức thu nhập trung bình.

Vào thời điểm đó, có rất nhiều người muốn sở hữu 1 chiếc iPhone cho riêng mình, nhưng chính vì trở ngại về giá đã khiến họ phải đắn đo trong việc lựa chọn. Và quả thực là không ngạc nhiên khi iPhone SE 2016 vừa ra mắt không lâu đã trở thành một sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường với mức giá chỉ 399$. Và vào cuối năm đó, khi bộ đôi iPhone 7 và 7 Plus được ra mắt, mức giá của iPhone SE lại được giảm xuống 349$.

Apple đã chọn một nước đi đúng đắn trong việc chinh phục phân khúc khách hàng tiềm năng của mình. Đó cũng là một nước đi vô cùng thông minh vì không chỉ tăng lượng khách hàng, mà Apple còn rất khôn ngoan trong việc tối ưu hóa nguồn lực của mình, đó chính là nguyên nhân thứ 2 dưới đây.

Sự thâm sâu trong chiến lược sản phẩm iPhone SE của Apple

Mỗi sản phẩm của Táo khuyết khi ra mắt trên thị trường luôn là đề tài được rất nhiều chuyên gia phân tích đem ra để mổ xẻ. Không phải chỉ để soi mói xem sản phẩm này có tốt không, so với các sản phẩm anh em hay các đối thủ đến từ những hãng khác thì ưu nhược điểm là gì, mà còn nằm ở sự thâm thúy của Apple trong phương hướng của từng sản phẩm.

Có thể nói, khi ra mắt các mẫu SE, Apple đơn giản chỉ là áp dụng chiêu thức “Bình cũ rượu mới”. Đối với nhiều người, họ sẽ cho rằng Apple thật ngớ ngẩn khi phải lại đi dùng thiết kế cũ cho sản phẩm mới của mình, và họ sẽ lựa chọn bỏ thêm 1 khoản tiền nữa để có thể mua những dòng điện thoại cao cấp hơn với trải nghiệm nâng cấp và hiện đại hơn.

Và đó cũng là hiệu quả thứ nhất trong chiến lược của họ. Nếu khách hàng chê sản phẩm mới này, họ sẽ chọn mua sản phẩm cao cấp hơn. Và tiền vẫn chảy về túi của Apple nhưng với 1 lượng nhiều hơn.

Ngoài ra, khi cho ra mắt dòng sản phẩm này, đối tượng khách hàng mà Apple hướng đến là nhóm người dùng iPhone đời cũ và có nhu cầu lên đời mới mạnh mẽ hơn nhưng vẫn giữ được trải nghiệm so với trước đó.

Đồng thời, công ty cũng nhắm đến nhóm khách hàng tầm trung chưa có điều kiện để tiếp cận những sản phẩm cao cấp hơn của Apple, cũng như nhóm khách hàng chưa từng sử dụng iPhone nhưng muốn trải nghiệm iPhone giá rẻ. Từ đó, Apple có thể khai thác được tối đa thị trường tiềm năng mà hãng đã bỏ sót bao lâu nay.

Một trong những sứ mệnh khác mà iPhone SE được giao cho đó chính là tiêu diệt những sản phẩm iPhone lock trên thị trường nhờ vào lợi thế mức giá tầm trung. Hàng lock từ trước đến nay luôn là một trong những vấn đề lớn mà nhà Táo phải đau đầu tìm cách giải quyết, và iPhone SE quả là một con bài tốt cho vấn đề này.

Bí quyết trở thành thương hiệu số 1 bằng Trải nghiệm khách hàng ...

Khách hàng của Apple

Và mục đích cuối cùng, cũng có thể coi là mục đích được Apple che giấu kỹ nhất phải kể đến, đó chính là khai thác triệt để dây chuyền và nguyên liệu sản xuất đầu vào. Ngoài mặt có vẻ như là để khôi phục lại dòng iPhone đã im hơi lặng tiếng bấy lâu, để phục vụ thị trường phân khúc tầm trung, nhưng, tảng băng thì bề chìm chiếm đến hơn 70% thể tích, và lý do này cũng có thể được xem là như vậy. 

Không phải tự nhiên mà Apple lại bị gọi là “tham lam”, là “hút máu”. Từ trước đến nay, chiến lược sản phẩm của Apple mỗi khi ra mắt các sản phẩm mới luôn gây rất nhiều tranh cãi. “Hút máu” và “tham lam” luôn là những từ được dùng để nhận xét nhiều nhất, không chỉ đến từ người dùng mà ngay cả các chuyên gia phân tích cũng phải thốt điều này.

Mỗi khi sản xuất một sản phẩm mới với thiết kế mới, dây chuyền sản xuất và nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải thay mới, và khi dây chuyền cũ chưa sử dụng hết mà phải bỏ đi thì sẽ rất tốn kém đối với hãng sản xuất đó. Và Apple có thể được coi là công ty duy nhất xử lý được vấn đề này khi khai thác được triệt để và tối đa xây chuyền cũng như nguyên liệu sản xuất.

Teardown Video Compares New iPhone SE to iPhone 8 - MacRumors

“Nội thất” của iPhone SE 2020 và iPhone 8

Bằng việc tái sử dụng dây chuyền sản xuất cho dòng sản phẩm trước đây, chỉ thay mới một số linh kiện cần nâng cấp, Apple đã cho ra mắt sản phẩm “Bình cũ rượu mới” với chi phí được giảm đến mức tối đa, cho phép Apple vừa có thể bán được sản phẩm với mức giá thấp hơn và tiếp cận nhiều khách hàng hơn, vừa bán được nhiều sản phẩm làm tăng doanh số và doanh thu cho hãng. 

Lời kết

Không thể phủ nhận chiến lược sản phẩm của Apple quả thực rất khôn khéo, từng bước trong chiến lược đều được liên kết chặt chẽ với nhau, và không hề xảy ra mâu thuẫn.

Ra mắt iPhone SE 2020 giá rẻ, Apple đã làm hài lòng bạn chưa?

Chiến lược sản phẩm iPhone SE – Sản phẩm đặc biệt của Apple

Tim Cook vẫn luôn được mệnh danh là “cáo già”, sự ranh mãnh của ông đã được phản ánh rất rõ qua những thành công to lớn của những sản phẩm chủ lực của Apple. Và iPhone SE, một dòng sản phẩm tầm trung với những thuộc tính cao cấp đã trở thành một quân cờ xuất sắc trong tay nhà lãnh đạo tài ba này. 

Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android, đặc biệt là ở thị trường tầm trung, iPhone SE sẽ là một đối thủ đáng gờm cho bất cứ một nhà sản xuất Android nào. Và dù cho nó có thành công hay không, thì chắc chắn dòng SE vẫn luôn là một nước đi hoàn hảo cho chiến lược sản phẩm của Apple về lâu dài.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: internet

Babuki lược dịch và hiệu đính

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp Tin tức

SCALE và nguyên lý Cái rổ thủng: Đừng vội khi Startup chưa đủ “chín”!

Theo như bài báo cáo thông kê của Startup Genome, báo cáo khảo sát hơn 3200 startup toàn cầu, cho thấy hơn 70% startup đó thất bại là do Premature Scaling-hay còn được gọi là Scale khi “chưa đủ chín”. Bài viết này chia sẻ góc nhìn là bạn Hoàng Thị Kim Dung, Ventures Capitalist at Genesia Ventures Japan, một VC đầu tư vào startup giai đoạn Early, về Scale và những rủi ro Scale khi startup chưa “chín” với nguyên lý Cái rổ thủng, những việc startup cần chuẩn bị để sẵn sàng cho Scale.

26/09/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Case study Chiến lược kinh doanh

Sea Group của Forrest Li tăng trưởng đột biến khi đại dịch Covid thúc đẩy số hóa khắp khu vực Đông Nam Á

Sea Group có trụ sở tại Singapore, là công ty đại chúng có giá trị nhất ở đảo quốc này với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2020.

06/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp

“Sự liên kết chiến lược” (coalescence) giúp Xiaomi dẫn đầu về IoT

Xiaomi đã chuyển đổi để trở thành công ty IoT tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2020, với doanh thu vượt qua 37 tỷ USD và hơn 210 triệu thiết bị IoT.

05/08/2021 • Babuki JSC
Chiến lược kinh doanh Chuyển đổi số M&A / Gọi vốn đầu tư

Chiến lược đằng sau thương vụ mua bán và sáp nhập 27,7 tỷ USD giữa Salesforce và Slack

Các nhà lãnh đạo công nghệ ngày nay đối mặt với quyết định chiến lược tương tự như Slack: Khi nào bạn nên đi một mình? Khi nào thì nên sáp nhập?

01/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp

Chiến lược tăng trưởng đột phá của Slack

Slack có thể tự hào rằng IBM, Oracle, Target, BBC và các công ty khác trong Fortune 100 là khách hàng của họ mà họ không cần chi nhiều tiền cho tiếp thị.

01/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược đằng sau sự trỗi dậy của Grab ở Đông Nam Á

Cách thức tiếp cận siêu địa phương của Grab, kết hợp với tốc độ thực thi mà một số cựu nhân sự của công ty gọi là “tình trạng khẩn cấp liên tục”, cho phép nó lặp lại nhanh hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho thị trường

31/07/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Chiến lược kinh doanh Kênh Phân phối

Quản lý xung đột kênh phân phối khi phát triển thêm kênh thương mại điện tử

Khi thương mại điện tử đóng góp càng nhiều vào tổng doanh số bán hàng, nó tạo ra cả những cơ hội lớn (thêm doanh thu từ khách hàng mới, sản phẩm mới và kênh bán hàng mới) và những thách thức mới cần được giải quyết (khả năng xung đột kênh phân phối).

18/07/2021 • Babuki JSC
Chiến lược kinh doanh Kênh Phân phối

Quản lý Xung đột Kênh phân phối

Xung đột giữa các kênh phân phối là khi hai hoặc nhiều đối tác trong một kênh phân phối chống lại nhau. Ví dụ, khi một nhà bán lẻ trực tiếp làm việc với nhà sản xuất để tung ra một sản phẩm tương tự (copy-paste).
Để ngăn chặn hoặc quản lý xung đột giữa các kênh, điều cần thiết là công ty hiểu các loại xung đột khác nhau, cùng với các chiến lược để ngăn chặn hoặc giải quyết chúng ngay từ đầu.

18/07/2021 • Babuki JSC
Chiến lược kinh doanh Kênh Phân phối

Chiến lược Kênh phân phối

Ngày càng có nhiều công ty chuyển từ kênh phân phối gián tiếp sang kênh phân phối trực tiếp hoặc kết hợp. Các công ty này muốn giảm chi phí và giá thành bằng cách “nén” chuỗi giá trị, đồng thời sở hữu trải nghiệm khách hàng và mối quan hệ với khách hàng.

15/07/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Nhà hàng / Cafe

Công thức thành công của Chuỗi nhà hàng McDonald’s

Mặc dù McDonald’s không phải là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại đầu tiên, nhưng nó đã trở thành ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh này. 

08/07/2021 • Babuki JSC