Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2020

Đâu là chiến lược thâm nhập thị trường mới tốt nhất? Bạn muốn là người mạo hiểm tiên phong đi trước hay thủng thẳng đến sau để người đi trước dò đường cho mình? 

Ông bà ta vẫn có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, nếu muốn ăn ngon thì nên đi trước, còn không muốn vấp ngã ướt người thì phải theo sau. Trong chiến lược thâm nhập thị trường thì không đơn giản như vậy. Vì thường bạn phải lội nước mới được ăn cỗ. 

Như vậy, dù là phương án nào thì cũng có rủi ro và phần thưởng nhất định kèm theo. Quý bạn đọc hãy cùng Babuki phân tích hai lựa chọn này để chuẩn bị xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với mình nhất.

Tiên phong thâm nhập thị trường mới

Lợi ích người đi trước

Rất nhiều nghiên cứu và báo cáo đã chỉ ra, các công ty tiên phong luôn có lợi thế chiếm thượng phong trong trận đấu giành thị phần. Các công ty thâm nhập thị trường sau thường chỉ đạt được khoảng 40-70% thị phần của công ty thâm nhập thị trường đầu tiên mà thôi. Điều này đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, tại nhiều thị trường khác nhau.

Chiến lược thâm nhập thị trường cho người đến trước thường có nhiều lợi thế

Chiến lược thâm nhập thị trường cho người đến trước thường có nhiều lợi thế

Lợi thế này có được nhờ vào nhiều lý do:

  • Là sản phẩm đầu tiên, công ty tiên phong có cơ hội trở thành hình mẫu đại diện cho dòng sản phẩm đó. Ví dụ dễ thấy nhất chính là iPhone của Apple, là một tượng đài trong ngành điện thoại thông minh mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn đánh đổ. 
  • Có thể tiếp cận lượng khách hàng chưa ai tìm đến, tạo ấn tượng sâu đậm làm đòn bẩy cho mức độ nhận diện và trung thành với thương hiệu cao.
  • Nếu khách hàng đã hài lòng với sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, sẽ không dễ để thuyết phục họ chuyển qua sản phẩm/thương hiệu mới vì sự bất tiện hoặc chi phí phát sinh.
  • Có thể chiếm hữu và kiểm soát các nguồn lực quan trọng như vị trí đẹp, hợp tác độc quyền với các nhà cung cấp quan trọng, tuyển được các nhân tài trước nhất.

Thực tế rủi ro

Đi kèm với lợi ích to lớn chính là những nguy cơ, rủi ro từ nhiều mặt mà một doanh nghiệp tiên phong phải đương đầu.

Chiến lược thâm nhập thị trường mới cần xem xét rất nhiều rủi ro cho người đi trước

Chiến lược thâm nhập thị trường mới cần xem xét rất nhiều rủi ro cho người đi trước

Đầu tiên phải kể đến chi phí. Bạn sẽ phải mất rất nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng. Ngoài ra còn các phí mở rộng thị trường, xây dựng chuỗi cung ứng, kênh phân phối, marketing. Có rất nhiều công việc bạn cần phải làm đồng nghĩa với việc phải chi tiêu một số tiền khổng lồ để sản phẩm ra mắt và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn.

Đồng thời, khi bạn là người đầu tiên mở đường, bạn sẽ không tránh khỏi các sai lầm hay vấp ngã do chưa ai từng đi qua con đường này. Mọi thứ đều do bạn tự dò dẫm và tìm kiếm con đường đúng đắn nhất khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể thất bại, đi vào ngõ cụt trước khi đến đích. Hoặc phải trả giá rất nhiều mới có được thành công.

Lúc này, các công ty đến sau có thể dễ dàng sao chép mô hình kinh doanh bạn khổ công gây dựng. Họ sẽ biết được các sai lầm cần tránh để giảm thiểu chi phí và tối ưu lợi nhuận. Họ cũng có thể nhìn ra các thiếu sót của bạn và cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình tốt hơn khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường của chính họ nhằm tranh giành thị phần.

Là người đi trước, bạn không thể ngủ quên trên chiến thắng mà phải chịu rất nhiều áp lực để duy trì vị trí dẫn đầu. Bất kì kẻ đến sau nào cũng có thể đánh gục bạn nhờ vào công nghệ, sản phẩm hay chính sách giá.

Người đến sau tại một thị trường mới

Khó khăn

Chiến lược thâm nhập thị trường cho người đến sau có nhiều khó khăn

Chiến lược thâm nhập thị trường cho người đến sau có nhiều khó khăn

Như đã nói ở trên, là người đi sau, bạn sẽ phải đối mặt với một đối thủ đã có chỗ đứng và hiểu biết về thị trường nhiều hơn bạn. Lịch sử đã cho thấy các công ty tiên phong thường chiếm phần hơn trong miếng bánh thị phần.

Cơ hội

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không thể thành công. Rất nhiều công ty đã trở thành thương hiệu dẫn đầu dù họ không phải là người đầu tiên đưa ra sản phẩm đó. Bạn có biết Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên, Starbucks cũng không phải là chuỗi cà phê xuất hiện trước nhất. 

Họ là những người đã nắm bắt được các khe hở, các cơ hội mà lợi thế của công ty tiên phong không phát huy được giá trị và tận dụng chúng trong chiến lược thâm nhập thị trường của mình. Các cơ hội đó là:

  • Khi miếng bánh thị trường vẫn còn rất lớn, hiểu biết của khách hàng về sản phẩm mới vẫn còn hạn chế, công ty tiên phong chưa có được lượng khách hàng đông đảo. Như trường hợp bánh Oreo lấn át thương hiệu Hydrox, dù ra đời sau đó tận 4 năm.
  • Công ty tiên phong vẫn chưa hoàn thiện mô hình kinh doanh, hoặc khách hàng chưa hoàn toàn hài lòng và trung thành với thương hiệu.
  • Vẫn còn các nhu cầu, thị trường ngách mà công ty tiên phong chưa chạm đến. Đối với thị trường điện thoại thông minh, các hãng như Huawei và Xiaomi đang phát triển rất tốt ở phân khúc bình dân.
  • Các cản trở để gia nhập thị trường chưa cao, nguồn cung ứng, kênh phân phối, v.v. vẫn còn sẵn trên thị trường.
  • Sự xuất hiện của phát minh, công nghệ mới hoặc cách tiếp cận và phân phối sáng tạo.có thể thay đổi thị trường.

Có thể thấy, các công ty đi sau cần nhạy bén, hành động nhanh khi cơ hội vẫn còn rộng mở để có chiến lược thâm nhập thị trường kịp thời và tạo chỗ đứng cho riêng mình.

Tạm kết

Dù bạn là người đi trước hay là kẻ đến sau, chỉ cần bạn nắm vững cách xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, vận dụng hiệu quả mô hình 5 áp lực cạnh tranh và không quên các bí quyết chúng tôi đã giới thiệu thì khả năng thành công của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Chiến lược Chuyển đổi số

4 chiến lược doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số

Thay vì chỉ thích nghi, chúng ta cần hợp tác sâu rộng và thúc đẩy các chuyển đổi dựa trên kỹ năng. Những cá nhân và doanh nghiệp không thay đổi sẽ khó tồn tại.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chiến lược Marketing / CX

CEO Facebook: “Metaverse là biên giới tiếp theo trong việc kết nối con người”

Nhân dịp Facebook Inc đổi tên thành Metaverse Platforms Inc, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã viết một bức thư trên tài khoản Facebook của anh. Bài viết này biên dịch lại toàn bộ nội dung bức thư.

29/10/2021 • Kathy Trần
Chiến lược thâm nhập thị trường Tin tức

Cách thức McDonald’s thâm nhập thị trường Nhật Bản thành công

Năm 2020-2021 là giai đoạn khó khăn của ngành ẩm thực vì dịch bệnh. Thế nhưng McDonald’s Nhật Bản lại công bố kết quả kinh…

20/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược thâm nhập thị trường Nhà hàng / Cafe

Cách thức độc đáo giúp KFC thâm nhập thành công thị trường Trung Quốc

Các công ty toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng khi họ thâm nhập thị trường mới nổi: Họ nên đi…

01/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược đằng sau sự trỗi dậy của Grab ở Đông Nam Á

Cách thức tiếp cận siêu địa phương của Grab, kết hợp với tốc độ thực thi mà một số cựu nhân sự của công ty gọi là “tình trạng khẩn cấp liên tục”, cho phép nó lặp lại nhanh hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho thị trường

31/07/2021 • Babuki JSC
Chiến lược Chiến lược thâm nhập thị trường Tài liệu

Ebook – Chiến lược thâm nhập thị trường P2

Cuốn ebook phân tích 8 cách thâm nhập thị trường, 3 kiểu chiến lược và 5 bước xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cho doanh nghiệp.

24/07/2021 • Kathy Trần
Chiến lược Chuyển đổi số

6 lý do hàng đầu khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Bài viết đúc kết 6 lý do khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại và những gợi ý giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm này.

20/07/2021 • Kathy Trần
Chiến lược Chuyển đổi số

4 hình thức chuyển đổi số doanh nghiệp cần hiểu rõ

Không phải sự gián đoạn kỹ thuật số đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, mà chính “FOMO kỹ thuật số” đã thúc đẩy quá trình này (FOMO: Nỗi sợ bị mất cơ hội).

19/07/2021 • Kathy Trần
Chiến lược thâm nhập thị trường Tài liệu

Ebook – Chiến lược thâm nhập thị trường P1

Ebook “Chiến lược thâm nhập thị trường” giúp bạn hiểu rõ khái niệm, các thử thách và nắm được bí quyết để chiến thắng ở thị trường mới.

14/07/2021 • Kathy Trần
Chiến lược Chuyển đổi số

Chuyển đổi số Doanh nghiệp: Chiến lược, Lộ trình và Đánh giá hiệu quả

Các bí quyết xây dựng chiến lược, lộ trình và đánh giá hiệu quả của Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tránh sai sót, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và nguồn lực để phát triển vượt bậc.

10/07/2021 • Kathy Trần