Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

Môi trường kinh doanh Việt Nam cải thiện rõ rệt, nhiều phân khúc thị trường có mức tăng trưởng cao, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để tăng trưởng vượt bậc, nhanh chóng và sinh lời cao.

Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng chiến lược, cấu trúc và quy trình hoạt động để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài. Một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là doanh nghiệp đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh.

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là sự tăng và giảm của mức doanh thu và đề cập đến thời kỳ mở rộng và co thắt trong mức độ của các hoạt động (biến động kinh doanh) xung quanh xu hướng tăng trưởng dài hạn.

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương tự thuật ngữ chu kỳ kinh tế nhưng với quy mô nhỏ hơn. Chu kỳ kinh tế nói đến tổng sản phẩm quốc nội GDP. Còn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nói tới tổng doanh thu của công ty.

Phần sau của bài viết sẽ dùng “chu kỳ kinh doanh” để chỉ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Chu kỳ kinh doanh được đặc trưng bởi sự bùng nổ trong một thời kỳ và sụp đổ trong giai đoạn tiếp theo trong các hoạt động của một doanh nghiệp. Những biến động trong các hoạt động của doanh nghiệp được gọi là các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.

Biến động tăng và giảm trong cường độ kinh doanh tích lũy của một doanh nghiệp cho thấy sự khác biệt trong các hoạt động khác nhau về sản xuất, đầu tư, tín dụng, giá cả và tiền lương. Những thay đổi như vậy đại diện cho các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Như được minh họa trong Hình 1 (được phát hiện bởi nhà thống kê Joseph Kitchin), đường tăng trưởng ổn định thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp khi không có chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, dòng chu kỳ cho thấy các giai đoạn kinh doanh di chuyển lên và xuống xung quanh dòng tăng trưởng ổn định.

Chu kỳ kinh tế tác động như thế nào đến Trader? Liệu Trader có thể ăn nên làm ra vào lúc suy thoái? | TraderViet

Hình 1. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Chu kỳ kinh doanh được xác định là có bốn giai đoạn riêng biệt: mở rộng / tăng trưởng, đỉnh điểm, suy thoái và chạm đáy.

Mở rộng / tăng trưởng

Dòng chu kỳ di chuyển phía trên đường tăng trưởng ổn định thể hiện giai đoạn mở rộng / tăng trưởng của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn mở rộng, có sự gia tăng các yếu tố khác nhau, như sản lượng, lợi nhuận, nhu cầu và cung ứng sản phẩm / dịch vụ và bán hàng.

Ngoài ra, trong giai đoạn mở rộng, giá của yếu tố sản xuất và sản lượng tăng đồng thời. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường có điều kiện tài chính tốt để đáp ứng khả năng thanh toán và đầu tư.

Sự mở rộng này vẫn tiếp tục khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Sự tăng trưởng cũng sẽ trở lại sau giai đoạn chạm đáy, khi doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn và bắt đầu phục hồi.

Đỉnh điểm

Sự tăng trưởng trong giai đoạn mở rộng cuối cùng chậm lại và đạt đến đỉnh cao. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đỉnh điểm. Nói cách khác, giai đoạn đỉnh điểm đề cập đến giai đoạn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đạt đến giới hạn tối đa.

Trong giai đoạn đỉnh điểm, các yếu tố như sản xuất, lợi nhuận, bán hàng,… cao hơn, nhưng không tăng thêm.

Suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái, việc kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm liên tục. Các hoạt động không còn hiệu quả và mang lại lợi nhuận do chi phí bắt đầu vượt quá doanh thu.

Tình trạng này trước tiên chỉ là một biến động nhỏ, nhưng khi vấn đề tồn tại trong một thời gian dài hơn, các chủ doanh nghiệp sẽ bắt đầu nhận thấy nó.

Chạm đáy

Trong giai đoạn chạm đáy, các hoạt động của doanh nghiệp suy giảm dưới mức bình thường. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp không tăng trưởng, thậm chí còn rơi vào nợ nần do không có khả năng thanh toán.

Trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản.

Từ suy giảm đến chạm đáy: Doanh nghiệp nên làm gì?

Kinh doanh có tính chu kỳ, vì vậy giai đoạn suy thoái và chạm đáy là không thể tránh khỏi. Tái cấu trúc để nhanh chóng thoát khỏi giai đoạn này mà chu kỳ kinh doanh vẫn nằm trên đường tăng trưởng ổn định, thậm chí phát triển hơn.

Bài toán đặt ra là doanh nghiệp gặp vấn đề gì, ở mức độ nào, cần loại hình tái cấu trúc nào?

Để tìm ra giải pháp, doanh nghiệp cần hiểu rõ mình đang gặp vấn đề gì trong quá trình chu kỳ kinh doanh biến chuyển từ suy thoái đến chạm đáy. Đó có thể là khủng hoảng kinh doanh, khủng hoảng lợi nhuận, hay khủng hoảng dòng tiền?

Khủng hoảng kinh doanh

Bắt đầu giai đoạn suy thoái, nhưng vẫn nằm trên đường tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp rơi vào trạng thái khủng hoảng kinh doanh.

Ở trạng thái này, doanh nghiệp có khó khăn về hoạt động kinh doanh nhưng chưa nhận thức được vấn đề hoặc chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Hỗn loạn – chưa nhận thức được vấn đề

Tình huống tồi tệ nhất mà doanh nghiệp có thể mắc phải là “hỗn loạn”. Các trưởng bộ phận hay giám đốc điều hành nhận ra doanh nghiệp gặp vấn đề và cần cải thiện, nhưng ban lãnh đạo lại tin rằng mọi thứ đang trong tầm kiểm soát.

Tại sao lại có sự mâu thuẫn này? Đó là bởi vì quyết định và hành động của ban lãnh đạo đã gây ra sai lầm ngay từ đầu!

Chưa hiểu rõ vấn đề

Tốt hơn một chút, mặc dù không lý tưởng, là doanh nghiệp biết rằng mình có vấn đề, nhưng cũng nghĩ rằng mình có câu trả lời cho hầu hết các vấn đề.

Doanh nghiệp không thực sự biết vấn đề nguyên nhân gốc rễ là gì, và do đó không đủ khả năng để thực hiện các thay đổi một cách chính xác. Điều này gây tiêu tốn tài nguyên và tài chính của doanh nghiệp.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường “phân tích trực quan” – nghĩa là đưa ra các giả định về những gì họ tin rằng là vấn đề. Có thể họ đúng về các vấn đề bề mặt, nhưng không phải về nguyên nhân gốc rễ.

Nếu không khắc phục được nguyên nhân gốc rễ và chỉ khắc phục các triệu chứng, doanh nghiệp sẽ bước vào một chu kỳ khắc phục những vấn đề tương tự lặp đi lặp lại không bao giờ kết thúc.

Giải pháp – Chuyển đổi kinh doanh

Đối với mức độ này, giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp là chuyển đổi kinh doanh (Business Transformation).

Chuyển đổi kinh doanh là quá trình thay đổi căn bản hệ thống, quy trình, nhân sự và công nghệ trong toàn bộ doanh nghiệp. Mục đích của việc này là để đạt được những cải tiến có thể đo lường được về hiệu suất, hiệu quả và sự hài lòng của các bên liên quan.

Chuyển đổi kinh doanh thay đổi và cải thiện cách thức hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng chiến lược rõ ràng. Định hướng chiến lược có thể là cần giảm chi phí, tăng mức độ dịch vụ hoặc sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh để đáp ứng sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài.

Như vậy, một dự án chuyển đổi kinh doanh có thể bao gồm bất kỳ dự án quản lý thay đổi nào: dự án tập trung vào một quy trình, hệ thống, công nghệ, nhóm hoặc bộ phận riêng lẻ.

Khủng hoảng lợi nhuận

Nghiêm trọng hơn sơ với khủng hoảng kinh doanh, vẫn thuộc giai đoạn suy thoái nhưng nằm dưới đường tăng trưởng ổn định là trạng thái khủng hoảng lợi nhuận.

Vấn đề

Ở trạng thái này, doanh nghiệp đã phải kha khá nỗi đau và nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Lợi nhuận sụt giảm đến mức báo động, các hoạt động không hề mang lại hiệu quả.

Để hiểu rõ nguồn gốc vấn đề, doanh nghiệp nên tiến hành đánh giá từ các bằng chứng dựa trên dữ liệu. Trong quá trình đánh giá, khi doanh nghiệp phân tích và đi sâu hơn vào việc tổ chức, các cơ hội và vấn đề sẽ bắt đầu lộ diện.

Lúc này doanh nghiệp đã hiểu các vấn đề, nhận thức được mức độ chúng, nhưng không thể thực hiện các thay đổi. Doanh nghiệp cần các tài nguyên bên ngoài để hỗ trợ thực hiện triển khai.

Giải pháp – Quay vòng kinh doanh

Ở trạng thái này, giải pháp cho doanh nghiệp là quay vòng kinh doanh (Business Turnaround).

Chiến lược quay vòng kinh doanh được sử dụng trong một doanh nghiệp đang gặp khó khăn – doanh thu giảm và không còn có lãi hoặc nhanh chóng tiến tới tình trạng thua lỗ. Quay vòng kinh doanh thay đổi những gì doanh nghiệp đang làm trên thị trường của mình để đưa nó trở lại với mục tiêu lợi nhuận.

Quay vòng kinh doanh thực hiện các bước để biến một doanh nghiệp đau khổ về tình hình tài chính thành một công ty có lợi nhuận. Các chuyên gia cho rằng quay vòng kinh doanh là một hành động được thiết kế để giảm bớt khó khăn tài chính ngắn hạn.

Quá trình này là một quá trình đau đớn và căng thẳng, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức để cứu lấy chính mình.

Khủng hoảng tài chính

Tình trạng nghiêm trọng nhất mà một doanh nghiệp có thể gặp phải, khi chu kỳ kinh doanh tiến vào giai đoạn chạm đáy,  là trạng thái khủng hoảng tài chính.

Vấn đề

Khi ở trạng thái này nghĩa là doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực giải thể, phá sản. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển từ giai đoạn chạm đáy sang giai đoạn tăng trưởng. Đó là cả một quá trình gian nan đòi hỏi sự thay đổi đột phá.

Các hoạt động của doanh nghiệp không mang lại lợi nhuận, hiệu suất hoạt động kém, khả năng thanh khoản và thanh toán sụt giảm, không còn khả năng xử lý nợ là những kịch bản u ám mà doanh nghiệp phải đối mặt khi rơi vào trạng thái này.

Nếu không tìm ra biện pháp và giải quyết, doanh nghiệp sẽ buộc phải ngừng kinh doanh và giải thể.

Giải pháp – Tái cấu trúc kinh doanh

Khi phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc kinh doanh để thoát khỏi tình trạng nguy hiểm về tài chính và / hoặc hoạt động kinh doanh.

Tái cấu trúc kinh doanh giúp doanh nghiệp hạn chế tổn hại tài chính và cải thiện hoạt động kinh doanh.

Tái cấu trúc về mặt tài chính giải quyết sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh số chung vì các điều kiện kinh tế bất lợi. Doanh nghiệp có thể thay đổi mô hình vốn chủ sở hữu, lịch trình xử lý nợ, nắm giữ cổ phần và mô hình nắm giữ chéo. Tất cả điều này được thực hiện để duy trì thị trường và lợi nhuận của công ty.

Tái cấu trúc về mặt tổ chức giúp thay đổi trong cơ cấu tổ chức của một công ty, chẳng hạn như giảm mức độ phân cấp, thiết kế lại các vị trí công việc, giảm bớt nhân sự và thay đổi các mối quan hệ báo cáo. Việc này được thực hiện để cắt giảm chi phí và trả hết nợ tồn đọng để tiếp tục hoạt động kinh doanh theo một cách nào đó.

Tóm lại quá trình tái cấu trúc kinh doanh rất quan trọng và cần thiết để loại bỏ tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính và nâng cao hiệu suất của công ty.

Kết

Lý thuyết kinh tế và thực tiễn kinh doanh chỉ rõ, dù sớm hay muộn doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào suy thoái và chạm đáy. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần làm gì để nhanh chóng vượt qua và  tiếp tục tăng trưởng trở lại.

Lựa chọn Chuyển đổi kinh doanh, Quay vòng kinh doanh, hay Tái cấu trúc kinh doanh là nan đề cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hãy sáng suốt và cẩn trọng!

Hãy để lại thông tin liên lạc để Babuki có thể gửi đến bạn nhiều bài viết chất lượng hơn và sự hỗ trợ tốt nhất!

Từ khoá:

tái cấu trúc

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Chuyển đổi số Tài liệu

    [Visual] Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng tái cấu trúc khi áp dụng hệ thống ERP 8,3 triệu USD

    Để có được mức lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 736 tỷ đồng, PNJ đã trải qua những giai đoạn tái cấu trúc đầy chông gai những năm trước đó.

    26/08/2021 • Kathy Trần
    Case study Bán lẻ / Ecommerce Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng khi áp dụng ERP 8,3 triệu USD

    Công ty luôn tự hào tỷ lệ nghỉ việc thấp, nhưng trong 3 tháng xảy ra “sự cố ERP”, số nhân sự nghỉ việc tăng đột biến, giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm.

    24/08/2021 • Kathy Trần
    Case study M&A / Gọi vốn đầu tư Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Văn hóa doanh nghiệp thời đại mới đã thay đổi vận mệnh của quỹ đầu tư Mekong Capital

    Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chris Freund (Mekong Capital) từng rơi vào khủng hoảng và đã thực hiện một số biện pháp khá kỳ lạ nhằm giải cứu cho quỹ của mình.

    31/07/2021 • Babuki JSC
    Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Kazuo Hirai, người tái cấu trúc thành công gã khổng lồ Sony đang suy thoái

    Tập đoàn Sony lấy lại được vẻ rực rỡ, thể hiện qua lợi nhuận ròng lần đầu tiên vượt quá 1 nghìn tỷ yên (9 tỷ USD) trong năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 3 năm 2021.

    28/07/2021 • Babuki JSC
    Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    10 lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

    Tính hiệu quả, khả năng phục hồi, năng suất, tỷ suất hoàn vốn cũng như lợi thế cạnh tranh là những lý do quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng chuyển đổi số.

    19/07/2021 • Kathy Trần
    Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Vận hành / Chuỗi cung ứng

    Câu chuyện của Starbucks: Chuyển đổi thành công Chuỗi cung ứng

    Cần có một chuỗi cung ứng được vận hành tốt để đảm bảo rằng một nhân viên pha cà phê (barista) sẽ rót ra một tách cà phê Starbucks ngon. Đó là bởi vì hành trình từ hạt cà phê đến cốc cà phê là một hành trình phức tạp. Cà phê và các nguyên vật liệu khác phải có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới và sau đó được giao hàng thành công tới 16.700 cửa hàng bán lẻ của Tập đoàn Starbucks, phục vụ mỗi tuần khoảng 50 triệu khách hàng tại 51 quốc gia.

    13/07/2021 • Babuki JSC
    Tài liệu Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Ebook – 101 Điều cần biết về Tái cấu trúc doanh nghiệp

    Cuốn ebook đề cập tới thời điểm, nội dung và lộ trình tái cấu trúc, đồng thời nêu ra 5 sai lầm doanh nghiệp thường gặp trong tái cấu trúc.

    28/06/2021 • Babuki JSC
    Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    6 yếu tố để chuyển đổi doanh nghiệp thành công

    Làm thế nào chúng ta có thể chuyển đổi doanh nghiệp thành công? Và điều gì có thể khiến những chuyển đổi trở nên phù hợp?

    23/06/2021 • Babuki JSC
    Bán lẻ / Ecommerce Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    5 xu hướng chuyển dịch từ Bán lẻ truyền thống qua Bán lẻ mới

    Các xu hướng chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống qua bán lẻ mới này đang ngày càng hiển hiện rõ trên các khía cạnh của ngành bán lẻ ở phạm vi toàn cầu.

    27/05/2021 • Babuki JSC
    Chiến lược kinh doanh Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Kế hoạch kinh doanh liên tục thời kỳ COVID-19

    Trong giai đoạn COVID-19, sự linh động cần được nắm giữ ở mức độ toàn diện bằng cách thiết kế lại kế hoạch liên tục kinh doanh với cách tiếp cận thực tế hơn.

    13/04/2021 • Babuki JSC