Đăng bởi Babuki JSC vào 22/06/2021

Từ ý tưởng Startup đi trước thời đại, sau hành trình hơn 10 năm, Ví Momo đã chính thức chạm mốc 20 triệu người dùng, ghi tên mình vào danh sách Top 100 Fintech thế giới (do Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG) công bố) và đã nằm trong danh sách những Startup thành công ở Việt Nam về mảng tài chính online.

Ý tưởng Startup và con đường đầy khó khăn để thành công của MoMo

Khởi đầu là một Startup, năm 2007 Công ty M_Service được sáng lập bởi 4 nhà sáng lập: Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Bá Diệp, Phạm Thành Ðức, Nguyễn Mạnh Tường với nền tảng cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. 

Ý tưởng Startup bắt đầu từ chị Hiền, khi ấy chị kinh doanh ở mảng xuất khẩu lúa gạo và cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông. Trong quá trình đi lại nhiều nơi, chị nhận thấy xu hướng dùng điện thoại di động của người dân mỗi ngày mỗi nhiều. Nếu có thể cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó giúp cho người dân thanh toán các hóa đơn mua sắm thông qua điện thoại di động thì sẽ thu hút được một lượng khách hàng rất lớn. Từ ý tưởng ban đầu đó, nhóm sáng lập M_Service hình thành sản phẩm thẻ nạp tiền di động (simcard đa năng) và bán sản phẩm này cho đại lý của các nhà mạng di động tại Việt Nam.

Sau gần một năm triển khai bán hàng, hệ thống phân phối simcard đa năng của M_Service nhanh chóng tăng lên con số hàng trăm ngàn điểm bán lẻ. Ngay lúc đó công ty vấp phải khó khăn đầu tiên trong quá trình Startup đó là việc thu tiền:

  • Làm sao để tự động hóa khâu thu tiền?
  • Làm sao để khách hàng chỉ mất 1-2 giây là có thể thanh toán tiền mua các sản phẩm simcard đa năng?
  • Và làm thế nào để thông qua chiếc simcard vừa mua, khách hàng có thể nạp tiền, rút tiền và chuyển tiền thuận tiện…?

Những câu hỏi đấy đã thúc bách nhóm sáng tạo của M_Service nghĩ về dịch vụ “mobile money” – một loại dịch vụ tài chính trên điện thoại di động mà thời điểm năm 2008, tại Việt Nam chưa từng có tiền lệ. Khi ấy nhóm đã qua Philippines và một số nước trong khu vực châu Á để học hỏi kinh nghiệm.

Đầu năm 2008 nhóm sáng lập M_Service trình Đề án ví điện tử MoMo của mình đến Ngân hàng nhà nước.

Tháng 10/2010 thương hiệu Ví MoMo (MoMo viết tắt của từ Mobile Money) có mặt trên thị trường. 

MoMo ra đời trong bối cảnh 80% dân số Việt Nam không có tài khoản ngân hàng. Người dân ở các nước đang phát triển không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp như tiết kiệm, chuyển tiền, đầu tư… 

“Thời điểm đó, cái giá của ý tưởng đến quá sớm và đi trước thời đại là chúng tôi đã phải đánh đổi những mất mát về cả nguồn lực con người, công sức lẫn tài chính. Những chuỗi ngày ấy đúng là cố cầm cự để sống sót” – ông Tường giãi bày.

Khi đó MoMo cũng sử dụng gần hết số vốn hiện có và bắt đầu rơi vào bế tắc, thậm chí có những ý kiến nêu ra là đã đi nhầm đường và Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được thanh toán điện tử.

Đến đầu năm 2013, nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ internet và thị trường quốc tế đã bắt đầu phổ biến ứng dụng trên thiết bị di động, team MoMo đã quyết định đánh cược vào dự án cuối cùng là xây dựng ứng dụng ví điện tử cho điện thoại di động thông minh. M_Service quyết định đầu tư viết riêng một ứng dụng chuyên biệt dùng trên điện thoại di động tích hợp nhiều dịch vụ.

“Đây là một dự án sinh tử do nếu không thành công thì sẽ giải tán công ty, vì triển khai dịch vụ đã 5 năm mà không có kết quả, tiền thì cũng hết. Đây là một việc thử thách vì không ai trong nhóm – bao gồm cả CEO Đức – có kinh nghiệm viết ứng dụng trên Android, iOS…”

Trong bối cảnh khi ấy, khó khăn lớn nhất khi triển khai MoMo là niềm tin của người tiêu dùng. Khi bắt đầu lại ý tưởng xây dựng ứng dụng tích hợp vào điện thoại thông minh, điều cốt lõi đã trở thành văn hóa của MoMo là ám ảnh về trải nghiệm của khách hàng với trăn trở: Làm thế nào để khách hàng hạnh phúc? Bởi nếu khách hàng hạnh phúc thì sẽ có sự lan tỏa về sản phẩm nhanh chóng. Vì vậy, tất cả nhân viên đều liên tục học hỏi, sáng tạo hằng ngày để làm ra nhiều chương trình, tạo ra sự tương tác chặt chẽ, mật thiết nhất với khách hàng. 

Không ngoài sự mong đợi của M_Service, tháng 6/2014, MoMo lần lượt xuất hiện trên kho ứng dụng dành cho điện thoại Android và iOS, trở thành ví điện tử đầu tiên có phiên bản dành cho thiết bị di động. Hàng trăm nghìn lượt tải Momo đã xuất hiện trong tháng 6, đưa nó vào nhóm 5 ứng dụng tài chính có số lượt tải cao nhất dành cho điện thoại. Sau đó, tốc độ phát triển người dùng của MoMo tăng theo cấp số nhân. Cùng với tốc độ ấy, hàng loạt văn phòng của MoMo xuất hiện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM. Thời điểm đó, mức tăng trưởng của MoMo từ 20-30% so với giai đoạn đầu, thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Năm 2017, MoMo đẩy mạnh kết hợp với các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính để đưa vào ví MoMo các dịch vụ cho vay tiêu dùng trả chậm. Bằng cách thức mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, ví điện tử MoMo nhanh chóng thu hút hàng triệu khách hàng đăng ký tài khoản và sử dụng. 

Hiện nay, Ví MoMo đã xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của hơn 23 triệu khách hàng với hơn 20.000 đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán, giải trí, thương mại điện tử, mua sắm, vận tải và dịch vụ ăn uống, quyên góp từ thiện…

Mục tiêu đặt ra là trở thành một siêu ứng dụng tại Việt Nam và tiếp cận ít nhất 50 triệu người dùng, thúc đẩy ngành bán lẻ và công cuộc chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam với nhiều đột phá khi đã sẵn sàng cho nền tảng của một siêu ứng dụng.

Hành trình Startup của MoMo

Hành trình Startup up của MoMo

Hành trình gọi vốn của MoMo

Vượt qua tất cả khó khăn, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, MoMo đã dần dần phát triển và thu hút nhiều nguồn đầu tư

  • 1/2013, Momo công bố nhận 5,75 triệu USD đầu tư từ nhà đầu tư Goldman Sachs ở vòng Series A.
  • Trong tháng 6, 7/2013, gần 500.000 lượt tải MoMo đã xuất hiện và đưa MoMo vào Top 1 giải pháp thanh toán trên di động.
  • Tháng 6/2014, Đơn vị ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công ứng dụng thanh toán di động trên nền tảng Android và iOS.
  • Tháng 3/2016, Momo nhận thêm 28 triệu USD trong vòng Series B. Goldman Sachs tiếp tục tin tưởng rót vốn vào Momo ở vòng này. Nhà đầu tư chính còn lại trong vòng này là Standard Chartered Private Equity.
  • Tháng 1/2019, Momo tiếp tục gọi vốn thành công lên tới 100 triệu USD trong vòng Series C do Warburg Pincus dẫn dắt.
  • Tháng 1/2021, Momo hoàn thành xong vòng gọi vốn thứ tư – vòng gọi vốn Series D từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, trong đó có các nhà đầu tư mới Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital, cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.

Theo thỏa thuận giữa các bên, Momo không công bố số tiền nhận đầu tư. Tuy nhiên, một nguồn tin từ Bloomberg cho biết tổng giá trị nhận đầu tư ở vòng này là hơn 100 triệu USD.

Hành trình gọi vốn của MoMo

Hành trình gọi vốn của MoMo

Bài học cho Startup từ hành trình của MoMo

Nếu muốn khởi nghiệp thì cần thiết tìm hiểu và cùng phát triển hệ sinh thái

  • Startup quan trọng nhất là phải có eco-system (hệ sinh thái) và đủ bản lĩnh để đeo đuổi ước mơ và biến ước mơ đó thành hiện thực. Nhiều năm qua MoMo đã tập trung đi xây dựng eco-system. Để MoMo thành công như hiện nay MoMo rất cần một hệ sinh thái, xây dựng và cùng phát triển.

“Đổi mới sáng tạo là DNA, là sự sống còn của MoMo. Chỉ cần một giây phút chúng ta lơ là thì công ty sẽ chết”

  • MoMo là lớp học lớn mà mỗi thành viên là một học sinh và mỗi ngày đi làm là một bài học mới được rút ra từ trong công việc của mình. Mà việc học thì chẳng bao giờ có điểm dừng cả.

CFO là một vị trí quan trọng

  • CFO phải là người phù hợp với công ty, chịu khó học hỏi, có đam mê. Hơn thế nữa, CFO không được ngồi ở bàn giấy mà phải đi xuống thị trường, hiểu biết tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn của công ty để biết tư vấn cho CEO những dự án nào nên hoặc không nên để đảm bảo dòng tiền.

Nắm bắt thị trường, thích nghi nhanh và học hỏi nhiều

  • Hãy di chuyển nhanh, phá vỡ mọi giới hạn, thu hút được những người trẻ. Trong khó khăn phải tìm cách sống còn, có trách nhiệm lớn hơn với nhà đầu tư. Công nghệ là ngành liên tục thay đổi, do đó, người trẻ khởi nghiệp ở lĩnh vực này cũng phải liên tục học hỏi cái mới. Nếu không học hỏi thì sẽ sống nay, chết mai.

Đi nhanh nhưng phải an toàn

  • Với MoMo ở giai đoạn đầu còn nhỏ, có thể thử, sai, thất bại nhiều lần nhưng giờ đã trở thành công ty lớn, mặc dù giống như xe đua vẫn phải chạy nhanh nhưng phải lường được rủi ro và đảm bảo được độ an toàn, không thể giống như trước nữa. “Đi nhanh hay đi chậm còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và con người trong doanh nghiệp. Ở lĩnh vực công nghệ dữ liệu của khách hàng là rất quan trọng. Phát triển nhanh đến đâu thì an toàn, an ninh và lòng tin của khách hàng là điều cốt yếu.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Tham khảo thêm các bài viết về Startup:

Gọi vốn 1 triệu USD thành công, founder GoStream chia sẻ bí quyết “3C” giúp startup “quyến rũ” bất kỳ nhà đầu tư nào

Câu chuyện khởi nghiệp của Airbnb

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Case study Chuyển đổi số Tin tức

    Ví điện tử Momo với tham vọng trở thành siêu ứng dụng

    Với 31 triệu người dùng, ví điện tử MoMo tham vọng xây dựng hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh cho người dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

    09/05/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Case study

    10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

    10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

    29/03/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp

    Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

    Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

    17/03/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp

    Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

    Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

    14/03/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Case study

    4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

    4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

    22/02/2022 • Kathy Trần
    Thẩm định giá trị doanh nghiệp Case study

    WinCommerce của Masan Group được định giá 3,22 tỷ USD

    Báo cáo đầu tiên của HSBC Research đưa ra định giá cho từng mảng kinh doanh của Masan Group dựa trên dự báo kết quả kinh doanh trong những năm tới cũng như so sánh với các công ty cùng ngành trong khu vực.

    21/02/2022 • Kathy Trần
    Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

    Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

    Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

    08/02/2022 • Kathy Trần
    Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

    Vừa nhận 200 triệu USD, MoMo đầu tư ngay vào startup quản lý bán hàng Nhanh

    Momo cho biết họ đã mua một lượng cổ phần không được tiết lộ của startup Nhanh, nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng.

    11/01/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp Tin tức

    Tại sao doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia bữa tiệc IPO của Đông Nam Á?

    Grab đã khởi động bữa tiệc IPO ở Đông Nam Á vào ngày 2/12/2021. Điều này truyền cảm hứng cho những công ty khác đang hi vọng IPO trong khu vực, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam.

    07/01/2022 • Kathy Trần
    Tin tức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

    Timo huy động 20 triệu USD trong vòng gọi vốn do Square Peg dẫn đầu

    Qua vòng gọi vốn này, Timo đang hướng tới việc tận dụng chuyên môn fintech của nhà đầu tư hàng đầu này để tăng cường hoạt động của mình.

    05/01/2022 • Kathy Trần