Lập một Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là một phần quan trọng của việc bắt đầu bất kỳ dự án kinh doanh nào.
-
Vai trò thiết yếu giúp bản thân doanh nghiệp đặt câu hỏi và sử dụng như một tài liệu nội bộ
-
Tài liệu cần phải có gọi vốn đầu tư từ các quỹ / nhà đầu tư bởi trả lời rõ ràng các câu hỏi
Có rất nhiều biến thể của Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có các phần chính sau
1. Tóm tắt dự án (Executive Summary)
Đây là phần nội dung rất quan trọng. Phần tóm tắt dự án bao gồm tất cả các thế mạnh, cơ hội và tiềm năng chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Đây cũng là phần tài liệu quyết định liệu các bên cho vay thương mại, các nhà đầu tư có tiếp tục xem phần còn lại và đưa ra quyết định hợp tác lâu dài với bạn hay không
Lưu ý:
- Độ dài không quá 1-3 trang, ngắn gọn, súc tích,
- Thông tin mang tính chính xác, có căn cứ, không phóng đại
2. Mô tả công ty (Company Description)
Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về công ty của bạn.
Bao gồm:
- Mục đích, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty
- Lịch sử hình thành
- Người sáng lập (Founder) của công ty
- Vị trí địa lý và thị trường hoạt động của công ty
- Hiện trạng và giai đoạn kinh doanh
- Các thành tích đạt được
3. Sản phẩm và dịch vụ (Products & Services)
Liệt kê những sản phẩm (dịch vụ) chính mà công ty của bạn cung cấp. Vai trò, mục đích của sản phẩm (dịch vụ) đó là gì?
Bao gồm:
- Định nghĩa về sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi
- Giai đoạn phát triển
- Ảnh chụp hoặc sơ đồ của sản phẩm / dịch vụ
- Giá thành hiện tại
- Kết quả kiểm định
- Các sản phẩm và dịch vụ sắp tới dự kiến sẽ phát triển và đưa ra thị trường
4. Kế hoạch Marketing (Marketing Plan)
Đây cũng là một phần cần phải có và nắm giữ thông tin quan trọng mà tất cả các bên cho vay tài chính và các nhà đầu tư tiềm năng muốn biết.
Đây cũng là bản hướng dẫn quan trọng cho nhà sáng lập và đội ngũ biết về những việc cần phải được thực hiện và làm như thế nào.
Mỗi phút đầu tư vào phần này có thể trả cổ tức lớn trong dài hạn.
Bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh và nghiên cứu thị trường
- Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội & Thách thức)
- Phân tích thị trường mục tiêu (Tổng thị trường và thị phần) (TAM)
- Định vị thương hiệu và sản phẩm
- “Elevator pitch” và dòng giới thiệu
- Chân dung khách hàng mục tiêu và hồ sơ khách hàng
- Kết quả kiểm định
- Kênh Marketing
- Ngân sách Marketing
- Ước tính chi phí mỗi hoạt động (CPAs)
5. Kế hoạch hoạt động (Operational Plan)
Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự hiểu biết của bạn về ngành và lĩnh vực kinh doanh này.
Bao gồm:
- Cơ sở vật chất cần có
- Công nghệ thiết yếu
- Trang thiết bị cần thiết
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Kế hoạch phân phối và Logistics
- Quy trình đặt hàng và hoàn thiện đơn hàng
- Kiểm tra kiểm soát chất lượng
- Nhu cầu pháp lý và kế toán
6. Quản lý & Tổ chức (Management & Organization)
Phần này giúp bạn xác định nhu cầu của doanh nghiệp và chứng minh cho các nhà đầu tư, các cơ quan cấp phép thấy khả năng của mình.
Về cơ bản, nó cho thấy kinh nghiệm về ngành, khả năng quản lý và phân bổ nhân viên hợp lý.
Bao gồm:
- Người sáng lập (Founder) và đội ngũ quản lý
- Chủ sở hữu và các cổ đông
- Ban giám đốc
- Cố vấn chiến lược và chuyên môn
- Các thành viên chủ chốt và trưởng các bộ phận
7. Kế hoạch tài chính (Financial Plan)
Bạn cần phải trung thực về vị trí, tầm nhìn và nguồn vốn cần huy động.
Bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán hiện tại
- Tài chính trong 2 năm qua (nếu có)
- Dự báo tài chính cho 12 tháng và định kỳ trong giai đoạn 5 năm sắp tới
- Phân tích điểm hòa vốn
- Dự báo dòng tiền
- Doanh thu và chi phí
Phần này có thể bao gồm: yêu cầu về nguồn vốn khởi nghiệp, vốn hóa, hoặc các yêu cầu cấp vốn và cho vay. Các nguồn vốn khởi nghiệp phải được tính toán kỹ lưỡng, chi tiết và tập trung vào xây dựng, phát triển sản phẩm và tăng trưởng.
Nếu gây quỹ, hãy nhớ bao gồm kế hoạch trả nợ cho bất kỳ khoản vay nào, kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư gọi được, lộ trình các vòng gọi vốn và các mốc mong đợi đạt được sau đó.
8. Phụ lục (Appendices)
Bao gồm các tài liệu, thông tin tham khảo :
- Điều lệ thành lập công ty
- Sơ yếu lý lịch của các nhà sáng lập và các thành viên chủ chốt
- Bản sao của bảo hiểm
- Giấy phép kinh doanh
- Nhãn hiệu và đăng ký bằng sáng chế
- Các hợp đồng
- Thẩm định
- Dữ liệu nghiên cứu sâu
Tóm lược
Lập kế hoạch kinh doanh luôn là một bước quan trọng khi bắt đầu bất kỳ dự án kinh doanh mới nào. Các bản mẫu và kế hoạch kinh doanh đã phát triển và các tài liệu mới như bản mô tả ngắn (pitch deck) trở nên quan trọng hơn.
Nếu không trải qua quá trình này, nhiều doanh nhân nhận thấy những lỗ hổng lớn trong ý tưởng của mình và có thể gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi từ các nhà đầu tư. Sau khi áp dụng các bước trên, bạn sẽ bao quát được tổng thể doanh nghiệp và tiến tới bước tiếp theo.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Nguồn: Forbes
Babuki lược dịch & hiệu đính
chiến lược kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh