Một thương vụ M&A chỉ diễn ra thành công khi cả hai bên đều thực hiện đầy đủ các bước và thỏa mãn với lợi ích nhận được. Bên cạnh đó, các bên cũng cần lưu ý để thúc đẩy sự thành công của thương vụ.
Một số lưu ý chung cho thương vụ M&A
Kiên nhẫn: Một thương vụ M&A sẽ diễn ra trong dài hạn. Sự chậm trễ chắc chắn sẽ phát sinh, vì vậy hãy kiên nhẫn và phản ứng kịp thời cho các sự kiện bất ngờ.
Xây dựng trách nhiệm với đội ngũ: Hãy luôn nhắc nhở đội nhóm của mình rằng, bất kỳ hành động nào đều có kết quả hoặc hậu quả của nó.
Liên tục thực hiện đánh giá: Liên tục đánh giá sẽ giúp công ty phản ứng nhanh với những rủi ro bất ngờ và kịp thời điều chỉnh.
Hiểu quy định và các vấn đề tuân thủ pháp luật trước khi bắt đầu quá trình: Thương vụ M&A sẽ không thành công nếu nó không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý. Tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý sớm để có thể chắc chắn rằng bạn đang làm đúng mọi thứ ngay từ đầu.
Thực hiện định giá một cách có hệ thống: Kế hoạch càng có tính chiến lược, khả năng bị quá tải thông tin khi chuyển qua định giá càng thấp. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những thông tin cần thiết trước khi đi vào phân tích.
Có một kế hoạch chuyển đổi hoặc tái cấu trúc: Ngay cả sau khi thương vụ M&A đã hoàn tất, vẫn có nhiều việc phải làm. Xây dựng một kế hoạch chuyển đổi để quản lý các thay đổi về mặt tổ chức, hoạt động, tài chính mà cả hai bên sẽ trải qua, hoặc một kế hoạch tái cấu trúc là điều cần thiết. Kế hoạch này cũng sẽ giúp giám sát sự tích hợp giữa hai thực thể kinh doanh của thương vụ M&A.
Một vài lưu ý cho Bên bán trong thương vụ M&A
Để thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) diễn ra thuận lợi hơn, bên mua nên chú ý đến một vài điểm sau:
- Tiếp cận công ty mục tiêu. Tìm hiểu về công ty mục tiêu trước khi bắt đầu liên hệ và chú ý vào cách họ phản ứng với đề nghị của bạn.
- Tìm hiểu và giữ lại các lãnh đạo / cố vấn có kinh nghiệm.
- Giữ cho văn hóa doanh nghiệp phù hợp – từ những bước sáp nhập đầu tiên.
- Phát triển niềm tin giữa người trung gian và người bán (nếu bạn thuê một nhà tư vấn hoặc nhóm pháp lý). Giữ liên lạc giữa tất cả các bên trong suốt quá trình.
- Tạo một kế hoạch chuyển đổi hoặc tái cấu trúc. Bạn không nên thực hiện mua bán và sáp nhập một cách mù quáng.
- Liên tục quản lý sự thay đổi và theo dõi sự thành công của việc M&A theo thời gian.
Một vài lưu ý cho Bên mua trong thương vụ M&A
Cũng như bên bán, bên mua cũng nên chú ý đến một vài điểm để có thể nhận được lợi ích lớn nhất:
Đừng vội đồng ý với đề nghị đầu tiên
Điều quan trọng là phải hiểu rằng, giá chào bán và định giá, cũng giống như các điều khoản khác trong thỏa thuận mua bán và sáp nhập, đều có thể thương lượng. Quan trọng là làm thế nào để bạn biết đâu là mức giá bằng hoặc vượt quá giá trị của công ty bạn mà người mua có thể đưa ra?
Người mua thường đưa ra mức giá khá có lợi cho họ ở đề nghị đầu tiên. Là những nhà đàm phán giỏi, những người mua giữ lại một khoảng giá, nhường chỗ cho những nhượng bộ cuối cùng của người bán để chốt giao dịch.
Vậy nên đừng ngại đàm phán. Ngay cả khi một số đề xuất của người mua mà bạn cảm thấy hợp lý, cũng hãy cân nhắc việc đưa ra đề nghị bổ sung.
Và để làm được điều này bạn cần hiểu rõ về giá trị của công ty mình. Cần tự tiến hành phân tích định giá, và có thể tìm chuyên gia cố vấn bên ngoài nếu bạn cần giúp đỡ với việc phân tích này.
Tìm và giữ các nhà lãnh đạo / cố vấn có kinh nghiệm
Những nhà lãnh đạo / cố vấn có kinh nghiệm không phải dùng tiền là mua được. Vì vậy hãy cố gắng tìm và giữ lại cho mình trước khi họ cũng bị thu mua.
Tích cực gặp mặt trực tiếp
Bạn có thể hiểu về bên mua thông qua các phân tích dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên tốt hơn hết hãy tham gia vào các cuộc trò chuyện gặp mặt trực tiếp với họ thay vì dựa vào phân tích.
Làm như vậy sẽ củng cố vị thế và hiểu biết của bạn; nó cũng sẽ là một cơ hội để củng cố các mối quan hệ kinh doanh. Mối quan hệ là tài sản vô hình mà bất kỳ công ty nào cũng muốn tiếp cận và nắm giữ.
Đàm phán với nhiều bên mua để tăng giá trị
Các giao dịch tốt nhất cho người bán thường xảy ra khi có nhiều người mua tiềm năng. Bằng cách tận dụng lợi thế cạnh tranh, người bán thường có thể có được mức giá cao hơn, các điều khoản thỏa thuận tốt hơn hoặc cả hai.
Đàm phán chỉ với một bên trả giá (đặc biệt khi bên trả giá biết đó là bên mua tiềm năng duy nhất) thường khiến bên bán gặp bất lợi đáng kể, đặc biệt nếu bên bán đồng ý với thỏa thuận độc quyền làm hạn chế khả năng nói của họ với những người mua tiềm năng khác trong một khoảng thời gian.
Trên đây là các giai đoạn và một vài lưu ý trong việc tiến hành một thương vụ mua bán và sáp nhập ở vị thế một người bán. Những điều này giúp người bán có thể tối đa hóa lợi ích từ thương vụ này.
Dù được lên kế hoạch cẩn thận như thế nào cũng khó tránh khỏi sai lầm. Bài viết sau sẽ đề cập đến những sai lầm cần tránh để có được một thương vụ mua bán & sáp nhập thành công. Hãy cùng đón đọc nhé!
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
M&A
mua bán và sáp nhập