Đăng bởi Kathy Trần vào 17/03/2022

Hoạt động mua bán sáp nhập trong nước ngày càng sôi động

Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong nước.

Điều này trái ngược với hai năm trước, khi nguồn thanh khoản chính cho các nhà đầu tư hầu hết đến từ các công ty của Singapore như GIC. Các nhà đầu tư Việt Nam và Nhật Bản chỉ giữ vị trí thứ hai trong cuộc chơi M&A.

“Hầu hết các giao dịch trong hai năm qua đều được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong nước… chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các bên mua trong nước và nước ngoài, những doanh nghiệp đang định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách mua lại các công ty khởi nghiệp bền vững để mở rộng quy mô”, theo ông Hoàng Đức Trung, đối tác tại VinaCapital Ventures, chi nhánh đầu tư công nghệ của công ty quản lý tài sản VinaCapital có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Trung chỉ ra rằng các công ty trong nước đang mở rộng hệ sinh thái của họ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Masan Group, VNG và Vingroup đã trở thành những “thợ săn” tích cực theo đuổi chiến lược mua bán sáp nhập, nhắm vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Masan Group, vào tháng 2, đã chi thêm 110 triệu USD để tăng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi đồ uống Phúc Long từ 20% lên 51% do có sự hợp lực mạnh mẽ với tập đoàn.

Tương tự, công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam FPT Corporation đã mua lại phần lớn cổ phần của công ty phần mềm doanh nghiệp Base.vn với khoản tiền không được tiết lộ vào tháng 5 năm ngoái. Ông Eddie Thái, một đối tác của 500 Startups Vietnam, xác nhận rằng 500 Startups Vietnam đã thoái vốn khỏi Base.vn thông qua thương vụ này.

Đối với FPT, việc đưa Base.vn vào hoạt động nằm trong kế hoạch đẩy mạnh dịch vụ chuyển đổi số. “Base.vn là một trong những đơn vị tiên phong trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ số hóa, vì vậy việc chúng tôi hợp tác với công ty là điều rất tự nhiên”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết trong quá trình mua lại công ty này.

Các kỳ lân đang thay đổi cuộc chơi mua bán sáp nhập

Tham gia tích cực vào bối cảnh mua bán sáp nhập của Việt Nam là những kỳ lân, tức là các công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên. Việt Nam hiện có bốn kỳ lân – VNG, VNLIFE, MoMo và Skymavis – trong khi sàn thương mại điện tử Tiki đã trở thành một “soonicorn”, hay sắp trở thành kỳ lân sau vòng gọi vốn Series E trị giá 258 triệu đô la vào tháng 11 năm ngoái.

Những công ty khởi nghiệp này đã trở thành những công ty mua lại lớn.

Ví dụ, vào tháng 1 năm nay, ứng dụng thanh toán điện tử MoMo do Warburg Pincus hậu thuẫn đã mua cổ phần của Nhanh.vn, công ty khởi nghiệp về phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Trước đó, vào tháng 6 năm 2021, họ đã thực hiện thương vụ mua lại đầu tiên bằng việc mua công ty khởi nghiệp Pique – đơn vị cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho tất cả doanh nghiệp số để tận dụng tốt hơn dữ liệu của 25 triệu người dùng đã đăng ký.

mua ban sap nhap tro thanh xu huong voi doanh nghiep viet nam 1

Các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam gần đây. (Thông tin: Deal Street Asia. Ảnh: Babuki)

Theo ông Việt Nguyễn, Investment Manager tại quỹ VIG, các kỳ lân am hiểu thị trường trong nước và hiểu rõ giá trị gia tăng nằm ở đâu như VNG, VNLIFE và MoMo sẽ có những động thái hợp nhất để đa dạng hóa sản phẩm của họ. Ông nói thêm rằng những doanh nghiệp lớn như Vingroup và Masan có thể xem xét M&A với các công ty công nghệ trong nước để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của họ.

“Các thương vụ exit (thoái vốn) vẫn chủ yếu diễn ra thông qua con đường mua lại doanh nghiệp. Ngay cả khi các hình thức đã đa dạng hóa khá nhiều, mua lại vẫn là con đường khả thi nhất đối với hầu hết các công ty”, chia sẻ của ông Eddie Thái từ 500 Startups Vietnam với DealStreetAsia trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường đại chúng ở Việt Nam nhấn mạnh điểm này.

Thách thức trong việc IPO

Các chuyên gia đồng ý rằng khả năng tạo ra thanh khoản của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các đợt IPO vẫn còn hạn chế.

Theo ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư của VinaCapital, các công ty châu Á đã niêm yết cổ phiếu trong hai năm qua hoạt động không tốt, đặc biệt là ở Mỹ. Ví dụ như Grab ở Đông Nam Á, công ty đã niêm yết trên sàn Nasdaq thông qua thương vụ sáp nhập SPAC vào tháng 12 năm ngoái. Grab đã giảm gần một nửa giá trị vốn hóa thị trường kể từ khi niêm yết.

“Chỉ những công ty hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng và định giá mới có thể thu hút các nhà đầu tư IPO. Các nhà đầu tư muốn kiếm tiền, và nếu các doanh nghiệp đưa ra mức giá chào bán cổ phiếu quá cao, họ sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn… Hoạt động IPO của Việt Nam không bị ngắt kết nối với thị trường toàn cầu, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể IPO thành công với tốc độ tăng trưởng đi kèm các chính sách phù hợp”, ông Andy Ho cho biết.

Cho đến nay, chỉ có 3 công ty công nghệ Việt Nam giao dịch trên sàn chứng khoán trong nước là Tập đoàn viễn thông và CNTT FPT (FPT), mạng đa kênh Yeah1 (YEG) và công ty thị trường kỹ thuật số Clever Group (ADG).

“Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhỏ, thanh khoản vẫn ở mức trung bình, do đó việc các công ty công nghệ thực hiện IPO sẽ là tin tốt, nhưng đó hoàn toàn không phải là điều chúng tôi đặt cược vào”, Ông Việt Nguyễn từ VIG nhấn mạnh.

Ông Việt cho biết thêm, các đợt IPO ở Việt Nam đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt như lợi nhuận sau thuế phải dương và công ty phải có lãi trong hai năm liên tiếp. Các công ty công nghệ rất khó đạt được những tiêu chí này vì họ thường sẽ thua lỗ trong vài năm đầu tiên.

mua ban sap nhap tro thanh xu huong voi doanh nghiep viet nam 2

Kỳ vọng IPO của một số doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Babuki

Trong khi đó, các giới hạn về tỉ lệ vốn ngoại (FOLs) cũng khá nghiêm ngặt. Giới hạn này cho phép các doanh nhân trong nước duy trì quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp của mình và cho phép họ phát triển ổn định và an toàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát như vậy cũng có những cái giá phải trả, ông Andy Ho chia sẻ. “Mặc dù tôi thông cảm và hiểu lý do tại sao chúng ta cần phải có FOLs, nhưng tôi ý thức được rằng một số công ty có thể hưởng lợi từ việc đầu tư nước ngoài nhiều hơn”.

Niềm hy vọng tái sinh cho Đông Nam Á

Theo Báo cáo Đầu tư Đổi mới & Công nghệ Việt Nam, trong năm 2020, các hoạt động đầu tư đã bị giảm mạnh về số tiền thu được và các sự kiện thanh khoản ở Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng chung ở Đông Nam Á. Số lượng các vụ exit vào năm 2019 (115) và 2020 (107) đã chậm lại so với năm 2018 (124), theo Báo cáo đổi mới toàn cảnh Đông Nam Á 2.0 của Golden Gate Ventures, không chỉ vì đại dịch mà còn bởi vì nhiều công ty khởi nghiệp muốn tiếp tục được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư lâu hơn.

Golden Gate Ventures dự đoán rằng sẽ có tổng cộng 468 công ty khởi nghiệp exit từ năm 2020 đến năm 2022, được thúc đẩy bởi sự tham gia của nhiều nhà đầu tư giai đoạn sau (các quỹ đầu tư tư nhân), các nhà đầu tư mua lại, SPAC và một thị trường đại chúng chào đón các công ty công nghệ.

mua ban sap nhap tro thanh xu huong voi doanh nghiep viet nam 3

Số lượng và giá trị các vụ exit của doanh nghiệp Đông Nam Á từ 2017 đến nửa đầu 2020. Ảnh: South East Asia Exit landscape Report 2.0

Các chuyên gia cho rằng họ đang nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực từ danh mục đầu tư cho hoạt động M&A tiềm năng trong 12 tháng tới.

“Trong những năm tới, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập trong giai đoạn 2013 – 2015 sẽ kết thúc vòng đời quỹ từ năm 2023 trở đi và sẽ cố gắng thoái vốn. Điều này cũng sẽ thúc đẩy các giao dịch mua bán sáp nhập và mua lại”, ông Hoàng Đức Trung từ VinaCapital Ventures cho biết.

Ngoài ra, khi thị trường trưởng thành hơn, nhiều công ty khởi nghiệp đang đạt đến vòng Series E và D, và khi đó quy mô đầu tư sẽ phù hợp với các quỹ tư nhân trên toàn cầu. Đó cũng là một lựa chọn thoái vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, ông Việt từ VIG chia sẻ thêm.

Thị trường gần đây đã chứng kiến ​​sự tham gia của nhiều quỹ tư nhân toàn cầu, như Warburg Pincus, KKR đã đầu tư vào KiotViet.

“Với việc công nghệ nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của việc tăng trưởng kinh doanh, các quỹ đầu tư tư nhân sẵn sàng xem xét các công ty khởi nghiệp công nghệ ở giai đoạn đầu để tiếp cận có ý nghĩa hơn trong đầu tư công nghệ”, bà Vy Lê, Đồng sáng lập và Đối tác tại Do Ventures chia sẻ.

Giá trị của các khoản đầu tư vào vốn cổ phần và nợ tại Việt Nam đã tăng lên 2,5 tỷ USD vào năm 2021, từ mức 378 triệu USD vào năm 2020, theo báo cáo của DealStreetAsia.

mua ban sap nhap tro thanh xu huong voi doanh nghiep viet nam 4

Giá trị và số lượng các thương vụ đầu tư tăng mạnh hậu đại dịch. Ảnh: Deal Street Asia

“Hoạt động mua bán sáp nhập đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường M&A, thể hiện tiềm năng của đất nước với tư cách là bên mua và bên bán, đồng thời thu hút nhiều nguồn vốn tăng trưởng cạnh tranh hơn vào nước ta”, ông Hoàng Đức Trung của VinaCapital Ventures cho biết.

Theo Deal Street Asia

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư

Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

01/04/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Các thương vụ đầu tư nổi bật vào doanh nghiệp Việt 2022 (P1)

Năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng.

22/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

14/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

08/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

10 thương vụ M&A nổi bật của Việt Nam năm 2021

Thị trường M&A Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu trên đà phục hồi với một số các thương vụ lớn, bất chấp đại dịch Covid gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế.

07/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

24/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần