Đăng bởi Babuki JSC vào 11/08/2021

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng.

Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) có mặt ở Việt Nam vào khoảng những năm 1990, đến nay hoạt động này ngày càng được đẩy mạnh và phát triển sôi động. Với chủ trương hội nhập quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tạo ra khuôn khổ pháp lý rộng mở, đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư thông qua kênh mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm, vốn cũng như năng lực nên sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hoạt động M&A xuyên quốc gia còn chưa hiệu quả và bị các nhà đầu tư nước ngoài áp đảo về số lượng và quy mô thương vụ.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A): định nghĩa và phân loại - V01

Quy định về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Thuật ngữ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Mặc dù hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, song những quy định pháp luật liên quan đến M&A thì vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Mua bán và sáp nhập thực chất là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động mua bán và sáp nhập. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

Một số các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức thực hiện Mua bán và sáp nhập (M&A) 

Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp / cổ phần của doanh nghiệp.

Mua, bán doanh nghiệp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A): định nghĩa và phân loại - V02

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Chia, tách doanh nghiệp là hình thức mua bán và sáp nhập đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệp đạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp và do vậy việc kiểm soát doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty. Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

  • Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia.
  • Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.

Trong số các hình thức mua bán và sáp nhập nêu trên, hình thức góp vốn vào công ty và mua vốn góp, cổ phần của công ty sẽ là những hoạt động chính và thường xuyên, phổ biến nhất vì đa số các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH hoặc cổ phần. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù. Hình thức bán công ty nhà nước sẽ giảm dần vì theo lộ trình quy định, các công ty nhà nước sẽ được chuyển hết sang loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Kết

Mỗi một hình thức mua bán và sáp nhập đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động M&A nào, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích đầu tư có đạt được hay không và cần phải thực hiện đầu tư như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. 

Nguồn: Trần Lê Kha (IPO)

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư

Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

01/04/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Các thương vụ đầu tư nổi bật vào doanh nghiệp Việt 2022 (P1)

Năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng.

22/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

17/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

14/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

08/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

10 thương vụ M&A nổi bật của Việt Nam năm 2021

Thị trường M&A Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu trên đà phục hồi với một số các thương vụ lớn, bất chấp đại dịch Covid gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế.

07/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

24/01/2022 • Kathy Trần