Hoạt động mua bán và sáp nhập đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của hầu hết các công ty dược phẩm. Trong vài thập kỷ qua, làn sóng M&A đã dẫn đến sự hợp nhất đáng kể. Gần đây, các hãng dược phẩm lớn lại một lần nữa chuyển sang sử dụng megadeals (các thương vụ M&A lớn) để giải quyết nhu cầu mở rộng danh mục thuốc, phương pháp điều trị và mở rộng thị trường (địa lý). Các thương vụ mua lại nhanh chóng cũng đã tăng lên khi các công ty sinh-dược phẩm lớn bị thu hút bởi các công ty mới nổi / chuyên biệt với các ứng cử viên thuốc mới đầy hứa hẹn.
M&A: Một thành phần chính của Mô hình Kinh doanh Biopharma (Sinh-Dược phẩm)
Ngành công nghiệp sinh-dược phẩm là một trong những lĩnh vực hoạt động tích cực nhất đối với hoạt động mua bán và sáp nhập. Số lượng thương vụ và giao dịch lớn hơn được các công ty dược phẩm hoàn thành nhiều hơn so với các ngành khác, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ. Cả mua bán và sáp nhập lớn (mega-deals) và mua lại nhanh chóng (bolt-on acquisitions) đều là thành phần quan trọng của mô hình kinh doanh sinh-dược phẩm và rất quan trọng để đạt được tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh.
Thay đổi trong ngành công nghiệp dược phẩm thường diễn ra chậm, ngoại trừ những giai đoạn mà số lượng lớn các loại thuốc cùng một lúc được tung ra khi một biệt dược nào đó hết thời gian bảo hộ độc quyền. Ví dụ, vào năm 2018, chỉ có một công ty (Gilead) trong số 10 công ty dược phẩm hàng đầu có lịch sử dưới 100 năm. Chín công ty còn lại đã tồn tại bằng cách liên tục tự tái tạo, thường thông qua mua bán và sáp nhập (M&A) dưới hình thức này hay hình thức khác. M&A cũng cho phép các công ty sinh-dược phẩm đạt được mục tiêu tái định vị công ty một cách chiến lược trong những điều kiện đầy thách thức.
Những thương vụ sáp nhập lớn (Megamergers) là đặc biệt quan trọng. Một phân tích về 17 thương vụ sáp nhập lớn diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2011 cho thấy trung bình những thương vụ lớn này đã tạo ra giá trị cho cổ đông từ hai đến năm năm sau khi công bố giao dịch. Lợi nhuận thu được cao hơn trung bình của ngành, và nói chung, các công ty bị mua lại đóng góp đáng kể vào cả tổng doanh thu và doanh thu sản phẩm mới. Với doanh thu lớn hơn và cơ cấu chi phí gọn gàng hơn, các công ty đi mua lại đã tăng lợi nhuận kinh tế của mình trung bình hơn 50% trong hai năm sau khi kết thúc thương vụ.
Các thương vụ sáp nhập lớn thành công nhất là những thương vụ liên quan đến việc hợp nhất các công ty có sự tương đồng (overlap) đáng kể, với tăng trưởng kinh tế đạt được theo nhiều cách khác nhau, bao gồm tăng tốc doanh thu, giảm chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý, hợp lý hóa hoạt động R&D và cải thiện nguồn vốn lưu động.
Trong khi các giao dịch này phổ biến từ giữa đến cuối những năm 90, xu hướng ngày nay là hướng tới các thương vụ M&A theo định hướng tăng trưởng hơn được thiết kế để tạo ra các nền tảng tăng trưởng mới. Tuy nhiên, những thương vụ này phức tạp và tốn kém hơn và có xu hướng tạo ra sự hiệp đồng chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, trong lịch sử, cả hai loại megadeals (thương vụ mua bán và sáp nhập lớn) đều tạo ra giá trị cho cổ đông.
Các động lực thúc đẩy cho Mua bán và sáp nhập (M&A)
Tất cả các công ty sinh-dược phẩm đang tìm cách phát triển doanh nghiệp của mình. Mua bán và sáp nhập là một cách thức quan trọng để đạt được tăng trưởng khi các cơ hội mở rộng hữu cơ (organic) bị hạn chế hoặc không tồn tại. Hợp nhất, và đặc biệt là các thương vụ M&A lớn, cung cấp cho các công ty dược phẩm nguồn vốn cần thiết để tài trợ cho R&D và phát triển thuốc mới. Người ta ước tính rằng một công ty sinh-dược phẩm phải chi từ 2 tỷ đến 4 tỷ đô la hàng năm cho R&D để có được một nguồn ứng viên làm thuốc có ý nghĩa. Trong dài hạn, hầu hết các công ty dược phẩm đầu tư 20% doanh thu vào R&D. Do đó, một công ty cần phải có nguồn doanh thu lớn hơn 10 tỷ đô la để đạt được tăng trưởng hữu cơ thành công (có những sản phẩm mới do chính công ty nghiên cứu và phát triển).
Nhận thấy rằng loại doanh thu này đang ngày càng trở nên thách thức khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thuốc gốc (generic) và các thuốc tương đương sinh học, áp lực giảm giá và thu hẹp danh sách các thuốc tiềm năng do hết hạn bằng sáng chế hoặc thất bại trong nghiên cứu và phát triển cũng như các yêu cầu pháp lý phức tạp hơn. Mua bán và sáp nhập cung cấp một cách thức để tiếp cận các dòng doanh thu mới, đặc biệt là đối với các công ty có dự trữ tiền mặt đáng kể.
Ngoài ra, các công ty công nghệ sinh học / dược phẩm mới nổi và chuyên biệt, được tài trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm / các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân, chịu trách nhiệm về tỷ lệ phát triển thuốc mới đang tăng lên nhanh chóng. Các công ty này là mục tiêu lý tưởng để mua lại của các tập đoàn dược phẩm lớn đang tìm cách mở rộng danh mục thuốc tiềm năng và được tiếp cận với các công nghệ thế hệ tiếp theo mà không cần đầu tư trực tiếp vào R&D. Do đó, mức độ hoạt động M&A diễn ra khá cao trong những năm gần đây.
Hầu hết các công ty dược phẩm lớn cũng đang thuê ngoài hoạt động thử nghiệm lâm sàng và sản xuất ứng viên thử nghiệm lâm sàng và sản phẩm thương mại. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ nhu cầu đầu tư vào các hoạt động sử dụng nhiều vốn mang lại lợi nhuận thấp hơn. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc thuê ngoài trong toàn bộ chu trình phát triển thuốc. Sau đó, toàn bộ chu trình này thúc đẩy sự hợp nhất giữa các tổ chức nghiên cứu theo hợp đồng (CRO) và các tổ chức phát triển và sản xuất theo hợp đồng (CDMO) đang tìm cách định vị mình như những nhà cung cấp chiến lược, dịch vụ đầy đủ.
Các thương vụ mua bán và sáp nhập hàng đầu
Các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất trong ngành dược phẩm đã được định giá hàng chục tỷ USD. Thương vụ mua lại Warner-Lambert của Pfizer đứng đầu danh sách với gần 90 tỷ đô la. Thương vụ tiếp theo vượt qua giá trị thị trường 70 tỷ đô la, bao gồm việc mua lại Celgene gần đây của Bristol-Myers Squibb (BMS), Aventis của Sanofi và SmithKline Beecham của Glaxo. Một số giao dịch đã được định giá trên 60 tỷ đô la, bao gồm việc AbbVie mua lại Allergan gần đây, các thương vụ M&A do Pfizer thực hiện với Pharmacia, và Wyeth, và Takeda mua Shire.
Các thương vụ khác trong phạm vi từ 30 đến 60 tỷ USD bao gồm mua lại Allergan bởi Actavis, Genentech bởi Roche và Covidien bởi Medtronic. Các thương vụ gần đây đáng chú ý bao gồm việc Teva Pharmaceutical mua bộ phận thuốc gốc (generic) của Allergan vào năm 2015, mua lại Baxalta của Shire, mua lại Bayer bởi Monsanto vào năm 2016 và Johnson & Johnson tiếp quản Actelion vào năm 2017.
Nhiều thương vụ M&A khác
Gần 50 thương vụ M&A trong ngành sinh-dược phẩm với giá trị (giá trị đô la giao dịch cao nhất, không phải giá trị đã điều chỉnh theo lạm phát) lớn hơn 10 tỷ đô la đã được hoàn thành từ năm 1995 đến năm 2015. Gần 1.350 thương vụ mua bán và sáp nhập với giá trị tổng cộng gần 700 tỷ đô la mà các công ty / đơn vị dược phẩm tham gia, được công bố trong 10 năm đầu của thế kỷ này. Hầu hết các công ty đi thâu tóm đã hoàn thành 5 thương vụ trở lên trong giai đoạn này.
Đến năm 2015, các thương vụ mua bán và sáp nhập dược phẩm được thực hiện trong 10 tháng đầu năm trị giá 367,6 tỷ USD, trong đó 271,4 tỷ USD diễn ra tại Mỹ. Các thương vụ hàng đầu trong năm đó (theo thứ tự ngược lại) bao gồm Abbott-Alere, Mylan-Meda, Celgene-Receptos, Endo International-Par Pharmaceutical, Alexion Pharmaceuticals-Synageva BioPharma, Valeant-Salix Pharmaceuticals, Pfizer-Hospira, AbbVie-Pharmacyclics và Teva-Allergan Generics và có giá trị các thương vụ từ gần 6 tỷ đô la đến hơn 40 tỷ đô la.
Những danh sách thương vụ M&A này tiết lộ có bao nhiêu công ty dược phẩm hàng đầu tồn tại ngày nay được sinh ra thông qua M&A. Pfizer, công ty có doanh thu hàng đầu, là ví dụ rõ ràng nhất với nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập lớn. Roche đã thực hiện các thương vụ M&A lớn và nhỏ để thiết lập sự hiện diện toàn cầu, trong khi Novartis đã mở rộng vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực trị liệu khác nhau thông qua nhiều vụ mua lại, bao gồm công ty chăm sóc mắt Alcon và công ty liệu pháp gen AveXis. Sanofi cũng đã thực hiện một loạt vụ sáp nhập để mở rộng phạm vi hoạt động về mặt địa lý và thâm nhập vào lĩnh vực sinh học, đáng chú ý nhất là với Synthelabo, Aventis (được thành lập thông qua sự hợp nhất của Hoechst AG với Cassella, Roussel Uclaf và Marion Merrell Dow) và Genzyme.
Những câu chuyện tương tự có thể được kể cho các công ty sinh-dược phẩm hàng đầu khác, bao gồm Merck & Co., Johnson & Johnson, AstraZeneca, GSK, Gilead Sciences và công ty thuốc gốc (generic) Teva. Nhiều công ty trong số này đã từng thực hiện 10-20 thương vụ M&A trong hai thập kỷ qua.
Đánh giá về các giao dịch này cho thấy một vài xu hướng thú vị. Trong giai đoạn đầu của làn sóng mua bán và sáp nhập, hầu hết các thương vụ M&A đã được thực hiện giữa các công ty có trụ sở tại cùng một quốc gia: ví dụ như Glaxo, Welcome, Smith và Kline ở Anh. Trường hợp tương tự ở Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Các giao dịch quốc tế chỉ trở nên phổ biến khi các giao dịch trong nước không còn nữa. Ngày nay, Mỹ chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong các thương vụ M&A, không chỉ với các công ty Mỹ khác mà còn với các công ty châu Âu và châu Á.
Trong khi hầu hết các công ty tích hợp các doanh nghiệp được mua lại, một số, chẳng hạn như J&J, thích giữ các doanh nghiệp được mua lại của mình tương đối độc lập nhưng nằm trong tổng thể tập đoàn. Các công ty dựa trên ngành công nghiệp hóa chất ban đầu đóng một vai trò nào đó, nhưng hầu hết sau đó hoạt động trong lĩnh vực sinh-dược phẩm (biopharma).
Trong những năm gần đây, các công ty dược phẩm rất lớn cũng có xu hướng tách ra hoặc bán các bộ phận cụ thể với các mô hình kinh doanh hoặc dòng doanh thu khác nhau (chẳng hạn như sản phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc thuốc thú y) để tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Các hoạt động kiểu như vậy có thể được mong đợi khi các công ty tìm kiếm giải pháp tốt nhất để đạt được giá trị tối ưu.
Cũng có một vài sai lầm đáng nhớ
Không phải tất cả các thương vụ M&A ngành dược đều diễn ra suôn sẻ. Một số đã thất bại và để lại hậu quả cho toàn bộ ngành.
Điều thú vị là công ty đã hoàn thành nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất – Pfizer – cũng chịu trách nhiệm cho một số thất bại lớn nhất. Việc Pfizer tiếp quản Warner-Lambert đã làm gián đoạn một thỏa thuận đã có giữa Warner-Lambert và American Home Products (AHP), mà Pfizer coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Vào phút cuối, Pfizer đưa ra một mức giá đủ cao hơn để dụ Warner-Lambert. AHP đã nhận được khoản thanh toán 2,1 tỷ đô la từ Warner-Lambert để gia hạn thỏa thuận. AHP sau đó đổi tên thành Wyeth, được mua lại vào năm 2009 – bởi Pfizer.
Năm năm sau, Pfizer tham gia vào một nỗ lực không thành công để tiếp quản AstraZeneca, mà công ty đã đưa ra mức kỷ lục 105 tỷ đô la (đề nghị thứ ba). Lời đề nghị đã bị từ chối vì quá thấp và cũng dựa trên lo ngại rằng việc sáp nhập sẽ dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể ở Anh.
Valeant Pharmaceuticals đã đưa ra một số đề nghị cho Allergan trong khoảng thời gian sáu tháng vào năm 2014 nhưng không đạt được thỏa thuận. Vấn đề này đã được đưa ra tòa án, với việc chủ sở hữu quỹ bảo hiểm Pershing Square Capital Management, Bill Ackman chống lại thỏa thuận. Quỹ này sở hữu 10% cổ phần của Allergan vào thời điểm đó. Sau đó, vào năm 2016, thương vụ M&A hơn 156 tỷ đô la của Pfizer cho Allegan đã không thể thực hiện. Pfizer đã lên kế hoạch đặt trụ sở chính của công ty mới ở Dublin, Ireland, để tránh các khoản thuế cao hơn của Mỹ. Luật pháp được chính phủ Mỹ thông qua vào tháng 4 năm 2016 để ngăn chặn những thương vụ với ý định như vậy. Allergan nhận án phạt 128 triệu đô la từ Pfizer vì đã rút lui. Allergan cuối cùng đã tìm được bên mua, công ty dược phẩm AbbVie, với thương vụ M&A trị giá 63 tỷ đô la vào năm 2019.
Bối cảnh đang thay đổi đáng kể
Từ năm 1995 đến 2005, hầu hết 20 công ty dược phẩm hàng đầu đều tham gia vào các thương vụ M&A trị giá trên 10 tỷ USD. Thực tế, M&A là yếu tố cần thiết cho sự thành công của các công ty sinh-dược phẩm đã tồn tại 20 năm trước; Họ không thể thành công nếu không có hoạt động này. Tất cả đã nói, 60 trong số các công ty dược phẩm tồn tại vào năm 1999 đã được hợp nhất thành 10 công ty dược phẩm lớn. Đáng chú ý hơn, trong ba thập kỷ qua, 110 công ty đã hợp nhất thành khoảng 30 công ty.
Năm 1990, Merck & Co. là công ty dược phẩm số một trên thế giới dựa trên doanh số thuốc kê toa, tiếp theo là BMS (do sự hợp nhất của Bristol-Myers và Squibb), Glaxo và SmithKline Beecham. Mười năm sau, Pfizer giữ vị trí đầu bảng, với GlaxoSmithKline mới thành lập ở vị trí thứ hai. Merck & Co. đứng ở vị trí thứ ba, tiếp theo là AstraZeneca và BMS.
Cũng vào giữa những năm 1990, một số công ty hóa chất sở hữu các đơn vị kinh doanh dược phẩm hàng đầu, bao gồm Ciba-Geigy, Hoechst, Sandoz và Rhone Polenc. Các đơn vị kinh doanh này đã bị tách ra và được mua lại bởi các công ty dược phẩm khác, dẫn đến việc hình thành các tổ chức lớn hơn và do đó không có tên trong danh sách vào năm 2000. Đến năm 2011, Pfizer vẫn là số một, nhưng Novartis – được thành lập từ sự hợp nhất của các doanh nghiệp dược phẩm, Ciba-Geigy và Sandoz – đã giữ vị trí thứ hai. Merck vẫn đứng ở vị trí thứ 3, tiếp theo là Sanofi và AstraZeneca.
Hợp nhất trong lĩnh vực dịch vụ
Các thương vụ mua bán và sáp nhập không chỉ giới hạn ở các nhà sản xuất thuốc. Khi việc thuê ngoài các nghiên cứu lâm sàng và nỗ lực phát triển và sản xuất ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ đã hợp nhất chủ động để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, toàn diện và ngày càng phát triển của khách hàng. Thuê ngoài mang lại hiệu quả về chi phí và thời gian, cũng như khả năng tiếp cận các công nghệ độc đáo và nhiều công ty dược phẩm, đặc biệt là các công ty nhỏ / mới nổi với chuyên môn và nguồn lực hạn chế, đang phụ thuộc nhiều hơn vào các đối tác dịch vụ để có tỷ lệ hoạt động lớn hơn trong chu kỳ phát triển sản phẩm.
Trong phân khúc nghiên cứu theo hợp đồng, việc mở rộng toàn cầu và tiếp cận công nghệ đã trở thành động lực chính của hoạt động mua bán và sáp nhập. Việc sáp nhập CRO Quintiles Bắc Mỹ với tập đoàn tư vấn công nghệ và thông tin châu Âu IMS Health để thành lập IQVIA là một ví dụ điển hình. Công ty không chỉ quản lý các thử nghiệm lâm sàng mà còn cả dữ liệu và tự lập hóa đơn cho mình với tư cách là đơn vị khám phá “Khoa học dữ liệu con người”. LabCorp là một CRO lớn khác đã theo đuổi nhiều vụ mua lại từ nhỏ đến lớn trong những năm gần đây để thiết lập vị trí lãnh đạo trong CRO và thị trường thử nghiệm lâm sàng, đồng thời cải thiện hiệu quả thử nghiệm lâm sàng và tuyển dụng bệnh nhân. Trong khi đó, việc Icon mua lại MAPI đã thành lập một công ty chuyên nghiên cứu giai đoạn cuối trên quy mô toàn cầu.
Trong năm 2016, tất cả các thương vụ mua bán và sáp nhập của CRO với nhau trị giá 24 tỷ USD, bao gồm cả giao dịch Quintiles / IMS Health 13,3 tỷ USD. Tổng cộng giá trị các thương vụ M&A trong năm 2017 là 13 tỷ USD. M&A đang được theo đuổi để mở rộng phạm vi dịch vụ được cung cấp trong các giai đoạn R&D khác nhau (từ tiền lâm sàng đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, cũng như quản lý “post-marketing” và “life cycle”) và xây dựng khả năng phân tích dữ liệu và / hoặc các chức năng CRO chính, chẳng hạn như tuyển dụng bệnh nhân và quản lý cơ sở thực hiện. Các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (private equity) cũng tham gia nhiều hơn – bằng chứng là việc Pamplona Capital mua Parexel vào năm 2017. Năm 2018, mười CRO hàng đầu chiếm khoảng 57% chi tiêu của các công ty dược phẩm cho các dịch vụ CRO.
Thị trường phát triển và sản xuất theo hợp đồng (CDMO) khá phân mảnh, bao gồm khoảng 600 công ty, 15 công ty lớn nhất chỉ nắm giữ từ 2% đến 4% thị phần. Tương tự như trong thị trường CRO, các CDMO đang theo đuổi mua bán và sáp nhập để mở rộng khả năng của mình trong suốt chu kỳ phát triển, tiếp cận các công nghệ chuyên biệt, và mở rộng sự hiện diện toàn cầu để đến gần hơn với khách hàng. Những đơn vị khác đang tìm cách đạt được sự ổn định tài chính lớn hơn. Họ mong muốn có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng dược phẩm, những đơn vị đang tìm kiếm các quan hệ đối tác gia công một cách chiến lược hơn và ngày càng ít hơn như một cách thức để đơn giản hóa chuỗi cung ứng của mình.
Từ năm 2012 đến năm 2016, số lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập được công bố rộng rãi đã tăng xấp xỉ 12% mỗi năm. Tương tự, giá trị của các thương vụ trong năm 2016 đạt 12 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với 5,5 tỷ USD được ghi nhận trong năm 2012. Các thương vụ đáng chú ý trong những năm gần đây bao gồm việc mua lại Capsugel bởi Lonza; Patheon và Brammer Bio bởi Thermo Fisher Scientific; Sigma Aldrich bởi Millipore; Paragon Bioservices, Juniper Pharma và Cook Pharmica bởi Catalent; AMRI bởi các công ty PE The Carlyle Group và GTCR; và Cambrex bởi một chi nhánh của quỹ Permira.
Các giao dịch nhỏ hơn được quan tâm bao gồm việc Lonza mua lại liệu pháp tế bào và gen CDMO PharmaCell BV, Evotec mua Aptuit, Eurofins Scientific mua lại Alphora Research, thành lập AGC Biologics với sự hợp nhất của CMC Biologics và Asahi Glass Company Bioscience với Biomeva GmbH, và các thương vụ mua lại bởi nhiều CDMO Trung Quốc của các công ty Bắc Mỹ.
Năm 2017 là một năm bản lề của ngành, khi 12 thương vụ M&A quan trọng đã được thực hiện trong thị trường CDMO. Kể từ thời điểm đó, các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn đã giảm, với 5 thương vụ vào năm 2018 và 2 thương vụ cho đến giữa năm 2019. Sự sụt giảm các thương vụ CDMO lớn một phần là do số lượng mục tiêu có sẵn cho các giao dịch như vậy có hạn. Sự xuất hiện của “mega-CDMO” – những CDMO với doanh thu từ 3 tỷ đến 5 tỷ USD, bao gồm Catalent, Lonza, Thermo Fisher Scientific và WuXi AppTec – là một yếu tố khác.
Không có mục tiêu lớn nào còn lại, và các thương vụ mua lại nhỏ bởi các công ty lớn này góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của mình. Dù sao thì họ vẫn đang tiếp tục. Mỗi công ty phải cung cấp cùng một loạt các dịch vụ để đáp ứng kỳ vọng toàn diện của khách hàng, điều này đang thúc đẩy hoạt động M&A, đặc biệt là trong các lĩnh vực trị liệu mới nổi, chẳng hạn như liệu pháp tế bào và gen.
2019 – Năm lập kỷ lục về giá trị và số lượng thương vụ M&A
Tất cả các yếu tố thúc đẩy M&A trong lĩnh vực dược phẩm đều xuất hiện vào năm 2019, đây là năm lập kỷ lục cả về giá trị và số lượng thương vụ. Cả thương vụ mua bán và sáp nhập lớn và thương vụ nhanh (bolt-on) đều diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trên phạm vi toàn cầu, giá trị và số lượng giao dịch tăng so với năm 2018, với 1.276 giao dịch với tổng trị giá 411 tỷ đô la được thực hiện đến đầu tháng 12 năm 2019 so với 1.230 giao dịch với tổng trị giá 298 tỷ đô la vào năm 2018.
Tính đến ngày 10 của tháng, tổng số thương vụ M&A tại Mỹ là 484 – tăng từ 365 cho cả năm 2018. Các thương vụ đó có tổng trị giá lên tới 342 tỷ đô la, một mức chưa từng thấy kể từ năm 1995, năm đầu tiên Dealogic bắt đầu theo dõi các thương vụ mua bán và sáp nhập. Trong khi đó, chỉ 97 tỷ USD đã được chi cho các thương vụ M&A trong năm 2018 – mức thấp nhất được ghi nhận trong một giai đoạn.
Điều thú vị là, trong khi giá trị tích lũy của cả các thương vụ M&A lớn và mua lại nhanh chóng đã tăng đáng kể trong 5 năm qua, mức độ của những mức tăng đó lại khác nhau đáng kể. Vào năm 2019, tổng giá trị của các thương vụ sáp nhập lớn là 137 tỷ đô la – xấp xỉ 1,69 lần so với mức trung bình của 5 năm trước đó là 81 tỷ đô la. Đối với các thương vụ mua lại nhanh chóng, giá trị tích lũy trong năm 2019 đạt 56 tỷ USD, chỉ gấp 1,2 lần mức trung bình trong 5 năm qua (46 tỷ USD).
Các giao dịch lớn nhất trong năm bao gồm việc AbbVie mua lại Allergan và BMS mua Celgene. Cả hai thương vụ mua bán và sáp nhập này đều được thúc đẩy bởi danh mục các sản phẩm thuốc tiềm năng. Trong trường hợp của AbbVie, công ty đang chuẩn bị cho việc mất quyền bảo hộ bằng sáng chế cho loại thuốc bom tấn Humira của mình. Là một bên trong thỏa thuận BMS với Celgene, Amgen đã mua lại loại thuốc hàng đầu của Celgene là Otezla với giá 13,4 tỷ đô la.
Các giao dịch đáng chú ý khác bao gồm Eli Lilly / Loxo Oncology, Roche / Spark Therapeutics, Novartis / the Medicines Co., Novartis / AveXis, Sanofi / Synthorx và Astellas Pharma / Audentes Therapeutics. Merck đã thực hiện hoặc công bố 5 giao dịch trong năm 2019: ArQule, Immune Design, Peloton Therapeutics, Versum Materials, và Tilos Therapeutics.
Nhiều thương vụ giao dịch trong số này có liên quan đến miễn dịch-ung thư hoặc liệu pháp gen. Các nhà phát triển các liệu pháp dựa trên can thiệp RNA (RNAi) cũng là mục tiêu phổ biến. Hầu hết cũng phản ánh xu hướng trong ngành công nghiệp cho các tập đoàn dược phẩm lớn là mua lại các ứng viên thuốc tiềm năng thay vì đầu tư nhiều vào nỗ lực khám phá của riêng mình. Tất cả họ đều hy vọng sẽ thành công như Merck với việc mua lại Schering-Plough trị giá 41 tỷ đô la vào năm 2009, qua đó công ty đã có được Keytruda, một loại thuốc đã tạo ra doanh thu 103 tỷ đô la kể từ khi nhận được sự chấp thuận của FDA vào năm 2014.
Ý nghĩa quan trọng
Mức độ M&A cao phản ánh bản chất vô cùng năng động của ngành công nghiệp sinh-dược phẩm ngày nay. Sinh học đang trở nên phổ biến hơn. Các blockbuster (các sản phẩm có doanh thu hơn 1 tỷ đô la) đang được thay thế bằng các loại thuốc thích hợp nhắm vào các nhóm dân số nhỏ mắc các bệnh hiếm gặp hoặc nhóm bệnh nhân hạn chế với các dạng chuyên biệt của các bệnh có tỷ lệ mắc cao, chẳng hạn như ung thư vú và tiểu đường. Chính phủ và những đơn vị chi trả đang yêu cầu giảm giá thuốc vào thời điểm mà chi phí phát triển thuốc đang tăng lên. Thuốc gốc (generic) và tương đương sinh học chi phí thấp hơn đang thiết lập một chỗ đứng ngày càng lớn, không ngừng nâng cao mức độ cạnh tranh cho các loại thuốc có thương hiệu (thuốc có bản quyền).
Trong khi đó, bệnh nhân được cung cấp thông tin tốt hơn và tham gia nhiều hơn vào các quyết định chăm sóc sức khỏe. Các nhóm hỗ trợ tập trung vào bệnh tật và các tổ chức từ thiện đang tích cực tham gia vào quá trình phát triển thuốc. Các công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đang cung cấp các công cụ để phân tích và tổng hợp nguồn dữ liệu khổng lồ trước đây không thể truy cập được. Thông tin thu được từ những nỗ lực này đang được áp dụng trong các cách tiếp cận mới để khám phá và phát triển thuốc. Đồng thời, các loại thuốc thế hệ tiếp theo bao gồm các liệu pháp tế bào và gen đòi hỏi sự chuyển đổi (transformation) đối với hệ thống sản xuất và logistics.
Để duy trì năng lực cạnh tranh, các nhà sản xuất thuốc phải giảm chi phí và tăng hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Nhiều đơn vị đã từ bỏ các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, chẳng hạn như thuốc thú y và các sản phẩm OTC, đồng thời rời khỏi các lĩnh vực trị liệu mà họ có chuyên môn hạn chế và danh mục thuốc tiềm năng tối thiểu thông qua các thương vụ hoán đổi tài sản và các thương vụ liên quan tới danh mục các thuốc tiềm năng. Những đơn vị khác đã tách các mảng kinh doanh để cho phép các phân khúc khác nhau cơ hội để xây dựng điểm mạnh khác biệt của mình.
Mức độ cao của hoạt động mua bán và sáp nhập phản ánh thời kỳ hỗn loạn này. Hoạt động M&A là nền tảng cho sự phát triển của ngành dược phẩm và là thành phần cốt lõi của chiến lược tăng trưởng trong điều kiện phức tạp và đầy thách thức hiện nay.
Mặc dù đã được chứng minh rằng mua bán và sáp nhập mang lại lợi ích tài chính, những giao dịch này liên quan đến một quy trình quản lý lâu dài và tốn thời gian có thể phát sinh thêm chi phí. Chúng cũng có thể tác động đến tinh thần của nhân viên và làm gián đoạn hoạt động R&D, sản xuất và các hoạt động khác.
Điều quan trọng là coi M&A như một hoạt động kinh doanh khác và cung cấp hỗ trợ từ chuyên gia, nội bộ hoặc thông qua dịch vụ của bên thứ ba. Một nhóm chuyên tâm với kiến thức không chỉ về các yêu cầu quy định, mà còn các quy trình chuẩn hóa và cách tiếp cận hiệu quả để tích hợp, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập, mua lại và thoái vốn trong toàn bộ vòng đời của công ty. Loại nhóm đa chức năng này phải có thể làm việc với tất cả các bên nhóm và các cá nhân khác nhau bị ảnh hưởng bởi các giao dịch để giảm thiểu sự gián đoạn và tăng tốc quá trình. Hỗ trợ phân tích dữ liệu có thể đóng góp vào các kế hoạch tăng trưởng chiến lược hiệu quả và xác định các ứng cử viên thoái vốn tiềm năng.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Nguồn: Pharmasalmanac
Babuki lược dịch và hiệu đính
dược phẩm
M&A
mua bán và sáp nhập