Đăng bởi Babuki JSC vào 15/04/2021

Một trong những câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất trong những ngày này là khi nào thế giới có thể quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch coronavirus. Câu trả lời của tôi luôn giống nhau: khi chúng ta có một loại thuốc gần như hoàn hảo để điều trị COVID-19, hoặc khi hầu hết mọi người trên hành tinh đã được tiêm vaccine chống lại coronavirus (hay tạm gọi là vaccine COVID-19).

Chúng ta cần một phương pháp điều trị thần kỳ có hiệu quả ít nhất 95% để ngăn chặn sự bùng phát. Hầu hết các ứng cử viên nghiên cứu điều chế thuốc hiện tại thì không có ứng viên nào gần với mức hiệu quả đó. Chúng có thể cứu rất nhiều mạng sống, nhưng chúng không đủ để đưa chúng ta trở lại cuộc sống bình thường.

Đây là những gì bạn cần biết về cuộc đua tạo ra vaccine COVID-19.

Thế giới đang tạo ra loại vaccine này theo tiến trình nhanh chóng có tính lịch sử

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và truyền nhiễm quốc gia (Mỹ), cho biết ông nghĩ rằng sẽ mất khoảng 18 tháng để phát triển vaccine COVID-19. Tôi đồng ý với ông ấy, mặc dù có thể chỉ là 9 tháng hoặc lâu nhất là hai năm.

Mặc dù 18 tháng nghe có vẻ như là một thời gian dài. Tuy nhiên, đây sẽ là tiến trình nhanh nhất tạo ra một loại vaccine mới. Lộ trình phát triển thường mất khoảng 5 năm. Một khi bạn chọn một bệnh để nghiên cứu, bạn phải tạo ra vaccine và thử nghiệm trên động vật. Sau đó, bạn bắt đầu thử nghiệm sự an toàn và hiệu quả trên người.

Bill Gates noi ve vaccince covid-19

An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu quan trọng nhất đối với mỗi loại vaccine. 

  • An toàn: vaccine có an toàn để sử dụng cho mọi người? Một số tác dụng phụ nhỏ (như sốt nhẹ hoặc đau tại chỗ tiêm) có thể được chấp nhận, nhưng bạn không muốn tiêm chủng cho người khác bằng thứ gì đó khiến họ nhiễm bệnh.
  • Hiệu quả: đo lường mức độ vaccine bảo vệ bạn khỏi nhiễm bệnh. Mặc dù bạn muốn có vaccine lý tưởng có hiệu quả 100%, nhưng nhiều vaccine không phải vậy. Ví dụ, vaccine cúm mùa năm nay có hiệu quả chỉ ở mức 45%.

Để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả, mỗi loại vaccine đều trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm:

  • Giai đoạn 1: thử nghiệm an toàn. Một nhóm nhỏ tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ được tiêm ứng cử viên vaccine. Họ sẽ được thử các liều khác nhau để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh nhất ở liều thấp nhất có hiệu quả mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 2: thử nghiệm hiệu quả – sẽ giúp cho biết vaccine hoạt động tốt như thế nào ở những người dự định sử dụng nó. Lần này, hàng trăm người, ở độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau, được tiêm vaccine. 
  • Giai đoạn 3: thử nghiệm hiệu quả trên hàng ngàn người. Đây thường là giai đoạn dài nhất, bởi vì nó xảy ra trong tình trạng bệnh gọi là điều kiện tự nhiên. Một nhóm lớn những người có khả năng bị nhiễm mầm bệnh mục tiêu được tiêm vaccine, sau đó chờ xem liệu vaccine có làm giảm số người mắc bệnh hay không.

Sau khi vaccine vượt qua cả 3 giai đoạn thử nghiệm, bạn bắt đầu xây dựng các nhà máy để sản xuất nó và sẽ được đệ trình lên WHO và các cơ quan chính phủ khác nhau để phê duyệt.

Quá trình này xảy ra đối với hầu hết các loại vaccine, nhưng timeline phát triển bình thường không phải như trong trường hợp với COVID-19. Nếu chúng ta có thể cắt giảm từ quá trình bình thường này sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn cho thế giới về việc cứu mạng sống của các bệnh nhân và giảm hàng nghìn tỷ USD thiệt hại kinh tế.

Vì vậy, để tăng tốc quá trình, các nhà phát triển vaccine đang tìm cách rút ngắn timeline lại. Hình bên dưới minh họa cho điều này.

Những điều bạn cần biết về vaccine COVID-19

Trong quy trình truyền thống, các bước là tuần tự để giải quyết các câu hỏi chính và có những điều chưa biết. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro tài chính, vì việc tạo ra một loại vaccine mới rất tốn kém. Nhiều ứng viên thất bại. Đó là lý do tại sao các công ty chỉ qua bước tiếp theo khi bước trước đó đã thành công. 

Đối với COVID-19, tài chính không phải là vấn đề. Chính phủ và các tổ chức khác đã nói rõ rằng họ sẽ hỗ trợ bất cứ điều gì cần thiết để tìm ra vaccine. Vì vậy, các nhà khoa học có thể tiết kiệm thời gian bằng cách thực hiện nhiều bước phát triển cùng một lúc.

Ví dụ, khu vực tư nhân, chính phủ và nền tảng của chúng tôi sẽ bắt đầu xác định các nhà máy để sản xuất các loại vaccine tiềm năng khác nhau. Nếu một vài trong những nhà máy đó cuối cùng không được sử dụng, thì điều đó vẫn ok. Nó chỉ là một mức giá nhỏ cho việc đi trước trong chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất. 

May mắn thay, rút ngắn thời gian thử nghiệm không phải là cách duy nhất để thực hiện một quy trình thường mất 5 năm và hoàn thành nó trong 18 tháng. Một cách khác mà chúng tôi đang làm là thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau cùng một lúc.

Có hàng tá ứng cử viên trong giai đoạn nghiên cứu & phát triển (R&D) virus COVID-19

Tính đến ngày 9 tháng 4, có 115 ứng cử viên vaccine COVID-19 khác nhau trong giai đoạn R&D. Tôi cho rằng 8 đến 10 trong số đó dường như đặc biệt hứa hẹn. 

Các ứng cử viên triển vọng nhất có nhiều cách tiếp cận để bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19. Để hiểu chính xác điều đó có nghĩa là gì, sẽ rất hữu ích để nhớ hệ thống miễn dịch của con người hoạt động như thế nào.

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của bạn, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này tự gắn vào các chất gọi là kháng nguyên trên bề mặt vi khuẩn, sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể bạn để tấn công.

Hệ thống miễn dịch của bạn giữ một kỷ lục về mọi vi khuẩn mà nó đã từng đánh bại, để có thể nhanh chóng nhận ra và tiêu diệt những kẻ xâm lược trước khi chúng làm bạn nhiễm bệnh.

Vaccine phá vỡ toàn bộ quá trình này bằng cách dạy cơ thể bạn cách đánh bại mầm bệnh mà chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đó. Hai loại phổ biến nhất là bất hoạt và vaccine sống. Vaccine bất hoạt chứa mầm bệnh chết. Trong khi đó, vaccine sống được tạo ra từ các mầm bệnh sống đã bị suy yếu. Chúng có hiệu quả cao nhưng dễ bị tác dụng phụ hơn so với dạng bất hoạt.

Vaccine bất hoạt và vaccine sống được xem xét như cách tiếp cận truyền thống. Có một số ứng cử viên vaccine COVID-19 thuộc cả hai loại này. Nhược điểm là chúng là mất thời gian để thực hiện. Mỗi lô sản xuất vaccine thì cần cả tấn nguyên liệu. Hầu hết các nguyên liệu đó là sinh học, có nghĩa là bạn phải nuôi cấy nó. Thật không may, điều đó làm mất nhiều thời gian.

Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt hào hứng với hai cách tiếp cận mới mà một số ứng cử viên đang sử dụng: vaccine RNA và DNA. Nếu một trong những cách tiếp cận mới này có thể ok, chúng ta sẽ có khả năng đưa vaccine ra toàn thế giới nhanh hơn nhiều. (Để đơn giản, tôi chỉ giải thích về vaccine RNA. Vaccine DNA cũng tương tự, chỉ khác ở nguyên liệu gene.)

Nền tảng của chúng tôi đã hỗ trợ phát triển nền tảng vaccine RNA trong gần một thập kỷ. Chúng tôi đã lên kế hoạch sử dụng nó để chế tạo vaccine cho các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, nhưng giờ đây, nó dường như là một trong những lựa chọn hứa hẹn nhất cho vaccine COVID-19. Ứng cử viên đầu tiên bắt đầu thử nghiệm trên người là vaccine RNA được tạo bởi một công ty có tên Moderna.

Cách thức hoạt động của vaccine RNA: thay vì tiêm kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể bạn, bạn sẽ được cung cấp mã di truyền cần thiết để tự sản xuất kháng nguyên đó. Khi các kháng nguyên xuất hiện ở bên ngoài các tế bào, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tấn công chúng và học cách đánh bại những kẻ xâm nhập trong tương lai. Về cơ bản, bạn biến cơ thể của mình thành một đơn vị sản xuất vaccine riêng.

Vì vaccine RNA cho phép cơ thể bạn làm hầu hết công việc, nên chúng không cần nhiều nguyên liệu. Điều đó làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn nhiều. Mặc dù vậy, có một nhược điểm: chúng tôi không biết chắc rằng liệu RNA có phải là một nền tảng khả thi cho vaccine hay không. Vì vaccine COVID-19 sẽ là vaccine RNA đầu tiên ở dạng này, chúng tôi phải chứng minh cách thức nền tảng hoạt động và cách thức tạo ra khả năng miễn dịch. Nó giống như xây dựng hệ thống máy tính và phần mềm đầu tiên cùng một lúc.

Ngay cả khi vaccine RNA tiếp tục cho thấy triển vọng, chúng tôi vẫn phải tiếp tục theo đuổi các lựa chọn khác. Chúng tôi không biết rằng vaccine COVID-19 sẽ trông như thế nào nên phải thử nghiệm nhiều phương pháp nhất có thể.

Vaccine này có thể chưa hoàn hảo và điều đó cũng không sao

Vaccine bệnh đậu mùa là loại vaccine duy nhất đã quét sạch toàn bộ căn bệnh này trên thế giới nhưng nó cũng rất tàn bạo. Nó để lại một vết sẹo trên cánh tay của bất cứ ai từng nhiễm bệnh. Cứ ba người thì có một người có tác dụng phụ đủ nhiều để giữ họ ở nhà, không thể đi học hoặc đi làm việc. 

Vaccine đậu mùa không hoàn hảo, nhưng nó đã hoàn thành công việc. Vaccine COVID-19 có thể tương tự.

Nếu chúng ta thiết kế loại vaccine hoàn hảo, chúng ta sẽ muốn nó hoàn toàn an toàn và hiệu quả 100%. Nó nên là một liều duy nhất mang lại cho bạn sự bảo vệ suốt đời, và nó sẽ dễ dàng trong lưu trữ và vận chuyển. Tôi hy vọng vaccine COVID-19 có tất cả những đặc tính này, nhưng với timeline mà chúng ta sử dụng, nó có thể không.

Như tôi đã đề cập trước đó, hai ưu tiên là an toàn và hiệu quả. Vì chúng ta có thể không có thời gian để thực hiện các nghiên cứu trong nhiều năm, chúng ta sẽ phải tiến hành các thử nghiệm an toàn ở giai đoạn 1 một cách mạnh mẽ và đảm bảo chúng ta có bằng chứng thực tế tốt rằng vaccine hoàn toàn an toàn để sử dụng.

Một số giả định về hiệu quả của vaccine COVID-19

Tôi cho rằng một loại vaccine có hiệu quả ít nhất 70% sẽ đủ để ngăn chặn sự bùng phát. Một loại vaccine hiệu quả 60% có thể sử dụng được, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy một số ổ dịch cục bộ. Bất cứ ứng viên nào với hiệu quả dưới 60% không có khả năng tạo ra khả năng miễn dịch đủ lớn (herb immunity) để ngăn chặn virus.

Thách thức lớn sẽ là đảm bảo vaccine tác dụng tốt với người già. Bạn càng lớn tuổi, vaccine càng kém hiệu quả. Hệ thống miễn dịch của bạn giống như phần còn lại của cơ thể bạn ở độ tuổi của bạn sẽ chậm hơn để nhận ra và tấn công những kẻ xâm lược. Đó là một vấn đề lớn đối với vaccine COVID-19, vì người già là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta cần đảm bảo rằng họ sẽ được bảo vệ.

Vaccine phòng bệnh zona cũng được nhắm mục tiêu cho những người lớn tuổi. Thực hiện điều này bằng cách tăng cường sức mạnh của vaccine. Có thể chúng ta làm một cái gì đó tương tự cho COVID-19, mặc dù nó có thể đi kèm với nhiều tác dụng phụ hơn. Cơ quan y tế cũng có thể yêu cầu những người trên một độ tuổi nhất định có thêm một liều bổ sung.

Ngoài sự an toàn và hiệu quả, có một vài yếu tố khác cần xem xét:

  • Sẽ cần bao nhiêu liều? Một loại vaccine bạn chỉ phải sử dụng một lần là dễ dàng hơn và nhanh hơn để cung cấp. Nhưng chúng ta có thể cần một loại vaccine nhiều liều để có đủ hiệu quả.
  • Nó có tác dụng trong bao lâu? Lý tưởng nhất, vaccine sẽ cung cấp cho bạn sự bảo vệ lâu dài. Nhưng chúng ta có thể ok với một loại thuốc chỉ giúp bạn tránh nhiễm bệnh trong một vài tháng (như vaccine cúm mùa, bảo vệ bạn trong khoảng sáu tháng). Nếu điều đó xảy ra, vaccine ngắn hạn có thể được sử dụng trong khi chúng ta tiếp tục R&D để tìm ra một lại có tác dụng lâu dài hơn.
  • Làm thế nào để bạn lưu trữ nó? Nhiều loại vaccine thông thường được giữ ở 4°C. Nhiệt độ này ở mức quanh nhiệt độ trung bình của tủ lạnh, vì vậy việc lưu trữ và vận chuyển rất dễ dàng. Nhưng vaccine RNA cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hơn nhiều, ở nhiệt độ thấp đến -80°C. Điều này sẽ khiến việc tiếp cận một số nơi trên thế giới trở nên khó khăn hơn.

Hy vọng của tôi là chúng ta có 18 tháng kể từ bây giờ để tìm ra vaccine COVID-19 càng gần với sự hoàn hảo nhất có thể. Ngay cả khi đó là không thể, chúng ta sẽ tiếp tục làm việc để cải thiện nó. Sau khi điều đó xảy ra, tôi cho rằng vaccine COVID-19 sẽ trở thành một phần trong lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh thông thường.

Tuy nhiên, khi chúng ta có vaccine, vẫn có những vấn đề lớn cần giải quyết. Đó là bởi vì…

Chúng ta cần sản xuất và phân phối ít nhất 7 tỷ liều vaccine COVID-19

Để ngăn chặn đại dịch, chúng ta cần cung cấp vaccine COVID-19 cho hầu hết mọi người trên hành tinh. Chúng ta chưa bao giờ giao hàng đến mọi nơi trên thế giới. Và, như tôi đã đề cập trước đó, vaccine đặc biệt khó sản xuất và lưu trữ.

Có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể hiểu được về việc sản xuất và phân phối vaccine cho đến khi chúng ta biết chính xác chúng ta đang làm việc với cái gì. Ví dụ, liệu chúng ta có thể sử dụng các nhà máy sản xuất vaccine hiện có để sản xuất vaccine COVID-19 không?

Những gì chúng ta có thể làm bây giờ là xây dựng các loại nhà máy vaccine khác nhau để chuẩn bị. Mỗi loại vaccine đòi hỏi một loại nhà máy khác nhau. Chúng ta cần sẵn sàng với các nhà máy có thể tạo ra từng loại, để chúng ta có thể bắt đầu sản xuất vaccine ngay khi có thể.

Điều này sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD. Các chính phủ cần nhanh chóng tìm ra một cơ chế để cung cấp kinh phí cho việc này. Nền tảng của chúng tôi hiện đang làm việc với CEPI, WHO và các chính phủ để tìm ra nguồn tài chính.

Một phần của những cuộc thảo luận tập trung vào việc ai sẽ được tiêm vaccine COVID-19 và vào thời điểm nào. Thực tế là không phải mọi người đều có thể được tiêm vaccine cùng một lúc. Sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để tạo ra 7 tỷ liều (hoặc có thể là 14 tỷ, nếu đó là một loại vaccine nhiều liều), và chúng ta nên bắt đầu phân phối chúng ngay khi lô sản xuất đầu tiên xuất xưởng.

Hầu hết mọi người đồng ý rằng nhân viên y tế nên được tiêm vaccine COVID-19 trước. Nhưng ai sẽ được tiêm tiếp theo? Người lớn tuổi? Giáo viên? Công nhân làm những công việc thiết yếu? 

Tôi nghĩ rằng các quốc gia thu nhập thấp nên là một trong những người đầu tiên nhận được nó, bởi vì mọi người sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều ở những nơi đó. COVID-19 sẽ lan truyền nhanh hơn nhiều ở các nước nghèo vì các biện pháp như khoảng cách vật lý khó áp dụng hơn.

Nhiều người có thể trạng kém khiến họ dễ bị biến chứng hơn và hệ thống y tế yếu sẽ khiến họ khó nhận được sự chăm sóc mà họ cần. Tiêm vaccine ở các nước thu nhập thấp có thể cứu sống hàng triệu người. 

Với hầu hết các loại vaccine, các nhà sản xuất ký thỏa thuận với quốc gia nơi đặt nhà máy của họ, để quốc gia đó có được những lô vaccine đầu tiên. Nó không rõ ràng nếu đó là những gì sẽ xảy ra trong trường hợp này. Tôi hy vọng chúng ta tìm ra cách để có thể áp dụng trên cơ sở công bằng với toàn thế giới. WHO và các cơ quan y tế quốc gia sẽ cần xây dựng kế hoạch phân phối một khi chúng ta hiểu rõ hơn về những gì chúng ta làm việc với. 

Cuối cùng, mặc dù, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô này để vaccine có thể sẵn sàng cho tất cả mọi người. Và sau đó, chúng tôi sẽ có thể trở lại bình thường và hy vọng đưa ra quyết định ngăn chúng ta không bị rơi vào tình huống này một lần nữa. 

Có thể hơi khó hình dung ngay bây giờ, nhưng có một ánh sáng ở cuối đường hầm. Chúng ta làm những điều đúng đắn có vaccine càng nhanh càng tốt. Trong khi đó, tôi khuyên bạn nên tiếp tục tuân theo các nguyên tắc do chính quyền địa phương của bạn đặt ra. Khả năng của chúng ta để vượt qua ổ dịch này sẽ phụ thuộc vào tất cả mọi người làm phần trách nhiệm của họ để giữ an toàn cho nhau.

Nguồn: What you need to know about the COVID-19 vaccine? 

Babuki lược dịch và hiệu đính

Từ khoá:

COVID-19

vaccine

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Dược phẩm / Y tế Tin tức

Giải mã nghịch lý tăng trưởng của cổ phiếu ngành y tế năm 2021

Y tế toàn cầu có thể tăng trưởng vượt trội trong dịch bệnh, vì sao ngành y tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong hoạt động đầu tư và có mức tăng giá cổ phiếu thấp?

28/08/2021 • Kathy Trần
Covid-19 Dược phẩm / Y tế Tin tức

Vaccine Covid-19, cú xoay chuyển ngoạn mục của các hãng dược phẩm

Vaccine Covid-19 đang là loại dược phẩm được nhiều nước săn lùng, tích trữ. Hàng loạt những hãng dược đang thu lợi hàng tỷ USD từ bán vaccine, điều hiếm khi xảy ra trước đây.

28/08/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế Phân tích Thị trường

Cơ hội và thách thức của thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2021

Thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% giai đoạn 2021-2026, độ lớn thị trường tăng lên 16,1 tỷ USD năm 2026, so với mức 7,7 tỷ USD năm 2021.

16/08/2021 • Babuki JSC
Case study Dược phẩm / Y tế

Moderna nghiên cứu mRNA để điều trị Cúm, HIV và Ung thư

Giá trị vốn hóa thị trường của Moderna lần đầu đạt 100 tỷ USD ngày 14/7/2020, vượt qua giá trị vốn hóa của những công ty hàng đầu như Bayer AG, Biogen Inc.

09/08/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế Phân tích Thị trường

Thị trường chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam

Thị trường chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng ngày càng sôi động. Năm 2019, thị trường đạt mức giá trị 196.934 tỷ VND. Trong đó Dược phẩm và thiết bị y tế chiếm thị phần cao nhất – 47%.

04/08/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế M&A / Gọi vốn đầu tư

Mua bán và sáp nhập: Nền tảng cho tăng trưởng trong dược phẩm

Các thương vụ mua bán và sáp nhập tăng nhanh khi các công ty sinh-dược phẩm lớn bị thu hút bởi các công ty mới nổi với các ứng cử viên thuốc mới đầy hứa hẹn.

30/07/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế M&A / Gọi vốn đầu tư

Top 10 thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất ngành Sinh – Dược phẩm 2020

Top 10 thương vụ mua bán và sáp nhập của Sinh – Dược phẩm được công bố vào năm 2020 có giá trị ​​khoảng 97 tỷ USD, giảm gần 50% so với năm 2019.

30/07/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế

Cách thức mRNA trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực vaccine

Mặc dù mRNA đã được thử nghiệm tương đối ít trên cơ thể người trước đại dịch, nhưng vaccine sử dụng công nghệ này hoạt động cực kỳ hiệu quả – với tỷ lệ hiệu quả hơn 90%, cao hơn đáng kể so với các công nghệ khác.

29/07/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế Tin tức

Pfizer: Từ vua thuốc cường dương Viagra đến đế chế vaccine hàng tỷ USD mùa dịch Covid-19

Pfizer đã trở thành một đế chế mới mùa dịch Covid-19 khi vaccine của hãng được săn lùng bởi nhiều quốc gia. Thế nhưng điều không mấy ai lưu ý là Pfizer vốn từng nổi tiếng với dòng thuốc Viagra.

29/07/2021 • Babuki JSC
Dược phẩm / Y tế Phân tích Thị trường

Thị trường Dược phẩm Việt Nam: Top 5 công ty hàng đầu

Như đã nói ở phần trước, thị trường Dược phẩm Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt. Và với nhiều tiềm năng chưa…

13/07/2021 • Babuki JSC