Đăng bởi Babuki JSC vào 26/05/2021

Khi bạn quyết định mở một chuỗi cửa hàng bán lẻ, hãy tự hỏi bản thân rằng “tại sao”? Chỉ riêng việc sở hữu một cửa hàng bán lẻ đã là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn với tư cách là một nhà bán lẻ. Vì vậy việc mở thêm vài cửa hàng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, có một số lợi ích khi có một chuỗi cửa hàng.

  • Chúng mang lại khả năng hiển thị thương hiệu và phạm vi tiếp cận khách hàng cao hơn.
  • Nếu được quản lý tốt, chúng sẽ trở thành các kênh mang lại doanh thu.
  • Đồng thời, đây là một cách thử nghiệm nhân rộng quy mô kinh doanh.

Các hướng dẫn sau dành cho hai kiểu nhà bán lẻ:

  • Sở hữu một cửa hàng 
  • Sở hữu một chuỗi cửa hàng

Trong phần đầu của bài viết, nội dung sẽ tập trung cho các nhà bán lẻ muốn mở thêm cửa hàng. Phần thứ hai đề cập đến những việc cần làm khi đã sở hữu một chuỗi cửa hàng.

Những điều cần lưu ý trước khi phát triển một chuỗi cửa hàng bán lẻ - V01

Phần 1: Mở rộng quy mô các cửa hàng bán lẻ

Hầu hết các nhà bán lẻ đưa ra quyết định mở thêm cửa hàng khi cửa hàng đầu tiên vận hành trơn tru. Cụ thể hơn, khi cửa hàng bán lẻ đầu tiên hòa vốn và bắt đầu có lãi, bạn muốn đầu tư để mở nhiều cửa hàng hơn. Sự thành công của một cửa hàng bán lẻ là dấu hiệu rõ nhất cho thấy mô hình kinh doanh phù hợp và có đủ sự yêu thích của khách hàng. 

Lúc này có vài thứ mà bạn cần cân nhắc:

“Mở rộng hay không mở rộng”

Mặc dù chuỗi cửa hàng đồng nghĩa với việc có nhiều điểm bán hàng, nhưng bạn cần cân nhắc chi phí mở rộng quy mô. Chi phí tài chính chỉ là một trong các khía cạnh cần cân nhắc. Ví dụ, nếu bạn dành thời gian tại cửa hàng của bạn và tin rằng sự có mặt của bạn mang lại hiệu quả hoạt động cho cửa hàng: tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán lẻ. Khi bạn có chuỗi cửa hàng, làm sao bạn có thể làm điều này ở tất cả các cửa hàng. Lúc này, tuyển dụng sẽ cần được coi trọng để tìm ra nhân sự có thể quản lý hiệu quả cửa hàng như bạn. 

Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi sau:

  • Tại sao bạn nên mở chuỗi cửa hàng? Nếu chỉ tập trung vào doanh thu, bạn mất bao nhiêu lâu để các cửa hàng của mình đều hòa vốn?
  • Bạn có đủ nguồn lực để duy trì cửa hàng cho tới lúc đó không?
  • Bạn đã sàng để đưa ra các quyết định hy sinh cần thiết để mở chuỗi cửa hàng chưa?
  • Những thách thức về nhân lực nảy sinh khi mở chuỗi cửa hàng đã được cân nhắc chưa?
  • Và cũng rất quan trọng, bạn có chọn những vị trí đúng cho những cửa hàng này?

Nếu bạn có khả năng trả lời những câu hỏi này cùng với sự chắc chắn nhất định, bạn đã có một kế hoạch và ok để đi tiếp.

Những khía cạnh cần tập trung:

  1. Phát triển một thị trường ngách mà bạn hiểu rõ
  2. Thương hiệu là chìa khóa
  3. Hiểu thương mại điện tử là cần thiết để tồn tại
  4. Tận dụng tối đa công nghệ

Tập trung phát triển một thị trường ngách mà bạn am hiểu

Như Marks&Spencer, bạn biết họ bán quần áo. Khách hàng là phụ nữ sẽ hiểu rõ hơn và kể cho bạn về đồ lót của họ ấn tượng đến mức độ nào. Điều này có lẽ giải thích lý do họ phân tách các cửa hàng trên toàn thế giới ra các cửa hàng chỉ cho đồ lót và những cửa hàng chỉ cho đồ ngủ. Hãy chọn những sản phẩm có lượng “fan” hùng hậu và tiến hành mở chuỗi với trọng tâm hướng vào những sản phẩm đó. Điều này không có nghĩa là bạn nên tránh bán nhiều sản phẩm trong một cửa hàng. Nhưng ở giai đoạn đầu, việc bán những sản phẩm có tốc độ tiêu thụ nhanh và được yêu thích sẽ tăng tỉ lệ ROI của cửa hàng và thúc đẩy tinh thần của bạn.

Thương hiệu là chìa khóa

Khách hàng mua sắm tại các chuỗi cửa hàng đang quay trở lại không chỉ vì sản phẩm mà còn vì những gì mà thương hiệu bạn đại diện. Thương hiệu của bạn có phải có đặc tính thời trang nhanh chóng, dễ dàng? Tách cà phê có được làm từ những hạt cà phê với nguồn gốc rõ ràng không? Tất cả bánh mì sandwich của bạn có được làm tại nhà không? Dù thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì thì khách hàng cũng muốn điều đó.

Những điều cần lưu ý trước khi phát triển một chuỗi cửa hàng bán lẻ - V02

Hiểu thương mại điện tử là cần thiết để tồn tại

Bán lẻ đa kênh không phải là một cụm từ đơn thuần. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng hệ thống thanh toán thông minh hoặc thanh toán tự động trong cửa hàng của mình. Ngoài ra, việc các tiện ích dịch vụ ‘đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng’ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, cho phép họ nhận được những gì họ muốn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Tận dụng tối đa công nghệ

Thế giới đang vận hành dựa trên công nghệ. Thay vì để nó làm vật cản trở con đường phát triển của bạn, hãy để công nghệ làm việc cho bạn. Việc đầu tư vào một phần mềm bán lẻ POS tại nhiều chi nhánh trong chuỗi giúp bạn theo dõi hàng tồn kho và doanh số bán hàng. Một hệ thống quản lý hàng tồn kho chính xác sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động vận hành cho chuỗi cửa hàng.

Phần 2: Quản lý Chuỗi Bán lẻ

Việc sở hữu và vận hành các chuỗi bán lẻ trong thời kỳ hỗn loạn này có thể là một thách thức. Dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến việc hàng loạt chuỗi cửa hàng đứng trước việc đóng cửa. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc đóng cửa các cửa hàng là một động thái chiến lược khi việc kinh doanh bị ảnh hưởng. Đó là quyết định cần thiết để giữ cho thương hiệu của bạn sống sót. 

Những khía cạnh cần tập trung:

  1. Tuyển dụng, gắn kết và quản trị nhân sự
  2. Duy trì tính đồng nhất trong danh mục sản phẩm
  3. Phân loại và sắp xếp sản phẩm
  4. Cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất
  5. Báo cáo tổng hợp
  6. Xử lý hàng tồn kho giữa các cửa hàng
  7. Chọn địa điểm cho các cửa hàng mới

Tuyển dụng, gắn kết và quản trị nhân sự

Tùy thuộc phạm vi hoạt động của cửa hàng, bạn có thể có các nhân viên với “background” và giá trị khi làm việc cùng nhau khác nhau. Trong khi một phần trách nhiệm của họ là phải hợp tác và làm việc nhằm duy trì hoạt động của các cửa hàng, phần còn lại phụ thuộc nhiều vào khả năng của bạn. Họ có hiểu các giá trị của thương hiệu không? Chỉ riêng người quản lý cửa hàng nắm bắt điều đó là chưa đủ. Chính nhân viên là người đại diện cho thương hiệu và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng  và họ cũng cần hiểu được thông điệp của bạn. 

Các chương trình gặp gỡ và đào tạo cho phép mọi người có cơ hội gặp gỡ những người khác làm việc tại chuỗi cửa hàng của bạn. Đôi khi thách thức trong khâu tổ chức, chúng có thể cung cấp cơ hội để các bộ phận nội bộ gắn kết và hiểu về những điều đang xảy ra trong chuỗi cửa hàng.

Một khía cạnh khác của việc có các chi nhánh bán hàng ở nhiều địa điểm là vấn đề về hiểu biết ngôn ngữ và phong tục địa phương. Khía cạnh này thậm chí còn quan trọng hơn khi bạn có sự hiện diện quốc tế. Trong những trường hợp này, việc tuyển nhân viên địa phương là lựa chọn tốt nhất. Họ đã hiểu rõ về địa điểm và con người ở đó vì vậy bạn tốn ít công sức đào tạo hơn.

Duy trì sự đồng nhất về danh mục sản phẩm

Việc duy trì một danh mục thống nhất giữa các cửa hàng là vô cùng quan trọng. 

Nếu hai cửa hàng không xa nhau có giá khác nhau trên cùng một sản phẩm, điều đó phản ánh sự yếu kém của cửa hàng. Do đó, điều quan trọng là phải có một danh mục sản phẩm tương tự cho những cửa hàng gần nhau về mặt địa lý.

Một ngoại lệ đối với quy tắc này là khi bạn đóng cửa một cửa hàng cụ thể và quyết định giảm giá mạnh cho một số sản phẩm của cửa hàng đó.

Những điều cần lưu ý trước khi phát triển một chuỗi cửa hàng bán lẻ - V03

Phân loại và sắp xếp sản phẩm

Các loại sản phẩm trong chuỗi bán lẻ thường được kỳ vọng cao về sự đa dạng. Thậm chí nếu bạn  chuyên về may mặc, bạn sẽ có hàng may mặc cho nam giới, phụ nữ và trẻ em, và sau đó phân loại chúng theo mùa và theo dịp sử dụng. Nếu bạn là chủ một chuỗi cửa hàng tạp hóa, bạn có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống, và sản phẩm tươi sống. Hãy chọn loại sản phẩm dựa trên những gì bạn am hiểu và thường được bán.

Các mặt hàng hàng hấp dẫn luôn được đặt gần quầy thanh toán hơn. Thực phẩm và đồ uống mát được đặt ở giữa để khách hàng tìm thấy chúng ngay khi họ cần nghỉ ngơi.

Một cửa hàng đẹp đẽ là một cửa hàng bán được nhiều hơn. Cửa sổ sáng bóng và lối đi luôn sạch sẽ mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn? Bạn cũng cần sắp xếp cửa hàng của mình theo thứ tự mua hàng hợp lý. Ví dụ quần áo đi trước, tiếp theo là giày và sau đó là phụ kiện.

Hầu hết các nhà bán lẻ tin rằng việc đặt ghế trong cửa hàng sẽ làm giảm lượng khách hàng mua sắm. Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng với các nhóm khách có thể cần nghỉ ngơi như các bà mẹ trẻ, người già và những người khuyết tật thì bạn có thể sắp xếp chỗ ngồi ở một góc nào đó của cửa hàng và sau khi nghỉ ngơi, họ có thể tiếp tục mua sắm.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất

Một khi thương hiệu của bạn đã tạo ra giá trị nhất định trên thị trường, khách hàng sẽ không ngần ngại đến bất cứ cửa hàng nào trong chuỗi để mua sắm. Vì vậy thẻ và điểm tích lũy phải được duy trì đồng bộ trên tất cả các kênh bán hàng của bạn, online – offline.

Ngoài ra, việc phát triển hệ thống ghi lại lịch sử và hành vi mua hàng giúp bạn dễ giao tiếp với khách hàng hơn.

Báo cáo hợp nhất chuỗi cửa hàng

Bạn cần quan tâm hơn đến các bộ phận hỗ trợ nếu chuỗi bị ảnh hưởng từ bên trong, và theo thời gian nó bắt đầu bộc lộ ra bên ngoài. Báo cáo hoạt động kinh doanh của bạn cần phải có hai loại – mỗi cửa hàng tạo một báo cáo định kỳ về hàng tồn kho, doanh số bán hàng và doanh thu. Dựa vào đó, một báo cáo hợp nhất so sánh mức độ hiệu quả của các cửa hàng sẽ cho biết cửa hàng nào đang hoạt động tốt và cửa hàng nào cần được quan tâm hơn.

Áp dụng phần mềm quản lý bán lẻ tự động làm công việc báo cáo tự động. Tất cả những việc bạn cần phải làm là thiết lập các thông số cho cái bạn muốn đo và tuần suất thực hiện. Sau đó, bạn có thể xem / phân tích báo cáo dựa trên các thông số này và và đưa ra quyết định nhanh chóng.

Xử lý hàng tồn kho trên khắp các cửa hàng

Hàng tồn kho và việc quản lý hàng tồn kho là khía cạnh quan trọng nhất của một doanh nghiệp bán lẻ. Nếu quản lý tồn kho yếu kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.

Đầu tư vào một hệ thống quản lý hàng tồn kho tự động sẽ khắc phục được điều này. Sự can thiệp của con người càng ít thì phạm vi sai sót càng ít. Ngoài ra, một hệ thống theo dõi doanh số bán hàng trên tất cả các cửa hàng cùng một lúc có thể nhanh chóng xác định các vấn đề và cho phép bạn giải quyết chúng ngay lập tức. 

Chọn địa điểm cho cửa hàng mới

Việc chọn vị trí của cửa hàng mới một cách khôn ngoan sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn. Một cửa hàng mới phải đem lại nhiều doanh thu hơn hoặc trở thành địa điểm quảng bá thương hiệu, thậm chí nó có thể làm được cả hai điều đó.

Nếu bạn đang mở cửa hàng ở một quốc gia mới, hãy tìm hiểu về luật pháp của đất nước đó. 

Ngoài ra, nếu đó là việc mở nhiều cửa hàng hơn ở cùng khu vực mà bạn đang xem xét, hãy tạm dừng lại và nghĩ về “lý do”. Mục đích của cửa hàng mới này là gì? Doanh số bán hàng ở đây có thể cao hơn ở những nơi khác không.

Đưa ra những quyết định khó khăn

  • Lựa chọn đóng cửa một cửa hàng hoặc nhiều cửa hàng không bao giờ là một lựa chọn dễ chịu. Có một số khía cạnh cần xem xét trước và sau khi đưa ra quyết định đó. Nếu một trong những cửa hàng của bạn không đem lại dòng tiền và cũng hỗ trợ quảng bá thương hiệu, thì đã đến lúc phải đóng cửa hàng.
  • Quyết định khi nào sẽ là ngày hoạt động cuối cùng của cửa hàng.
  • Sau khi quyết định đóng cửa một cửa hàng, hãy thông báo cho nhân viên càng sớm càng tốt. Nếu có thể, hãy chuyển họ đến các cửa hàng khác trong chuỗi. Nếu bạn bắt buộc phải phải sa thải họ, hãy đảm bảo với những người khác rằng công việc của họ vẫn an toàn.
  • Đừng trì hoãn việc thông báo công khai. 
  • Suy nghĩ về những gì bạn muốn làm với số hàng tồn kho. Bạn có thể chuyển nó đến các cửa hàng khác hoặc bạn tổ chức một đợt giảm giá và bán càng nhiều càng tốt trước khi đóng cửa.
  • Tinh thần của nhân viên ảnh hưởng rất lớn vào những thời điểm này. Hãy minh bạch nhất có thể về lý do đóng cửa.
  • Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đóng cửa vì họ đánh mất “bức tranh toàn cảnh”. Đôi khi, đóng cửa một vài cửa hàng là điều tốt nhất có thể làm cho công việc kinh doanh của mình.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: Primaseller

Babuki lược dịch và hiệu đính

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    M&A / Gọi vốn đầu tư Bán lẻ / Ecommerce

    Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

    Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

    01/04/2022 • Babuki JSC
    Chiến lược Chuyển đổi số

    4 chiến lược doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số

    Thay vì chỉ thích nghi, chúng ta cần hợp tác sâu rộng và thúc đẩy các chuyển đổi dựa trên kỹ năng. Những cá nhân và doanh nghiệp không thay đổi sẽ khó tồn tại.

    22/02/2022 • Babuki JSC
    Bán lẻ / Ecommerce Mô hình kinh doanh

    Hướng đi mới cho ngành bán lẻ từ mô hình mini-mall

    Do mô hình bán lẻ truyền thống có chi phí mặt bằng tốn kém và nguồn nhân lực hạn chế, mô hình mới mini-mall đang được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia trong ngành F&B.

    04/02/2022 • Babuki JSC
    M&A / Gọi vốn đầu tư Bán lẻ / Ecommerce Tin tức

    Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

    Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

    24/01/2022 • Babuki JSC
    Tin tức Bán lẻ / Ecommerce

    Đế chế thương mại điện tử Alibaba dưới sự đe dọa từ Douyin và Pinduoduo

    Ngôi vương của Alibaba có dấu hiệu tuột dốc, do một loạt các đối thủ cạnh tranh tích cực xâm nhập vào lĩnh vực này.

    10/12/2021 • Babuki JSC
    Chiến lược Marketing / CX

    CEO Facebook: “Metaverse là biên giới tiếp theo trong việc kết nối con người”

    Nhân dịp Facebook Inc đổi tên thành Metaverse Platforms Inc, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã viết một bức thư trên tài khoản Facebook của anh. Bài viết này biên dịch lại toàn bộ nội dung bức thư.

    29/10/2021 • Babuki JSC
    Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

    Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

    Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

    24/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Bán lẻ / Ecommerce Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

    Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng khi áp dụng ERP 8,3 triệu USD

    Công ty luôn tự hào tỷ lệ nghỉ việc thấp, nhưng trong 3 tháng xảy ra “sự cố ERP”, số nhân sự nghỉ việc tăng đột biến, giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm.

    24/08/2021 • Babuki JSC
    Mô hình kinh doanh Bán lẻ / Ecommerce Case study

    Dollar Shave Club, Warby Parker thay đổi cách thức khách hàng mua sản phẩm tiêu dùng

    Những startup thông minh như Dollar Shave Club với chiến lược sản phẩm phù hợp có thể tạo ra một thương hiệu quốc gia mới hầu như chỉ sau một đêm.

    15/08/2021 • Babuki JSC
    Case study Bán lẻ / Ecommerce Chiến lược kinh doanh

    Sea Group của Forrest Li tăng trưởng đột biến khi đại dịch Covid thúc đẩy số hóa khắp khu vực Đông Nam Á

    Sea Group có trụ sở tại Singapore, là công ty đại chúng có giá trị nhất ở đảo quốc này với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2020.

    06/08/2021 • Babuki JSC