Đầu năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng, dựa trên thời điểm thương vụ được công bố.
Các thương vụ đầu tư nổi bật tháng 3/2022
EastBridge Partners đầu tư 30 triệu USD vào USM Healthcare của Việt Nam
Mới đây, công ty cổ phần tư nhân EastBridge Partners có trụ sở tại Hàn Quốc đã đầu tư 30 triệu USD vào USM Healthcare của Việt Nam, nhà phát triển và sản xuất stent mạch vành (một loại thiết bị kim loại có dạng ống kim hoặc một ống nhựa được dùng để mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp) duy nhất tại nước này.
Được thành lập vào năm 2012, USM Healthcare bắt đầu sản xuất và kinh doanh chuỗi danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm stent mạch vành, các catheter dạng bóng cả vật tư y tế tiêu hao.
Với khoản đầu tư là 30 triệu USD, EastBridge Partners cho biết USM Healthcare sẽ sử dụng khoản đầu tư để phục vụ cho việc mở rộng năng lực sản xuất.
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành USM Healthcare cho biết: “Việt Nam hiện tại vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào các thiết bị y tế nhập khẩu có giá thành đắt đỏ. Vì vậy USM Healthcare ra đời với mục tiêu mang đến các thiết bị y tế chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng cho bệnh nhân.” Ông cũng cho biết thêm, thương vụ gọi vốn lần này với sự tham gia của nhà đầu tư EastBridge Partners sẽ hỗ trợ công ty Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động ra tới nước ngoài.
USM Healthcare có trụ sở chính tại Seoul với các văn phòng ở Singapore và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mới đây, công ty cũng vừa đánh dấu cột mốc đầu tư thứ ba bởi EastBridge Partners ở Đông Nam Á. Vào tháng 9 năm 2021, công ty cổ phần tư nhân Hàn Quốc và Sime Darby Berhad đã đầu tư 55 triệu USD trong công ty khởi nghiệp chia sẻ xe SOCAR Malaysia. Đầu năm 2019, EastBridge Partners đã đồng dẫn đầu khoản tài trợ 30 triệu USD cho các công ty truyền thông kỹ thuật số POPS Worldwide, cùng với Mirae Asset – Naver Asia Growth Fund.
EastBridge Partners được thành lập vào năm 2011, và tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tài sản quản lý (AUM) của công ty là hơn 1 tỷ USD, chủ yếu đầu tư vào các cơ hội thị trường tầm trung với quy mô doanh nghiệp trị giá từ 50 triệu đến 500 triệu USD tại Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm: ngành hàng tiêu dùng và dịch vụ, công nghệ, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp và hậu cần.
Công ty đặt mục tiêu phân bổ 70% cho các khoản đầu tư mua lại và 30% cho các giao dịch tăng trưởng. Trong tổng số các quỹ mà công ty đang quản lý, EastBridge Partners đã đóng cho quỹ Asian Mid-Market Opportunity đầu tiên của mình ở mức 135,2 triệu USD với 200 triệu USD cho các khoản đồng đầu tư vào năm 2013. Quỹ thứ hai đã đóng ở mức 180,5 triệu USD vào năm 2016, trong khi Quỹ JEB SEA được đóng ở mức 55 USD triệu vào năm 2019. Vào năm 2021, EastBridge Partners cũng đã đóng Quỹ EastBridge Châu Á với số tiền 235 tỷ won (194,2 triệu USD).
Quỹ đầu tư Temasek rót vốn gần mua cổ phần thiểu số của Golden Gate
Ba công ty có trụ sở tại Singapore, hai trong số đó có liên kết với nhà đầu tư nhà nước Temasek, đang mua lại khoảng 36% cổ phần thiểu số của nhà điều hành nhà hàng Việt Nam Golden Gate Group.
Là một phần của giao dịch, một tập đoàn thuộc Partners Group-CDH Investments có tên là Prosperity Food Concept đang thoát khỏi khoản đầu tư gần ba năm tuổi của mình
Theo biên bản họp cổ đông của Golden Gate ngày 29 tháng 1, các cổ đông của tập đoàn đã thông qua việc bán gần 2,75 triệu cổ phiếu phổ thông cổ phần (chiếm 36% tổng vốn chủ sở hữu) cho Seletar Investments – một phương tiện đầu tư mà Temasek đang đầu tư vào Golden Gate; SeaTown Private Capital Master Fund, một công ty con gián tiếp thuộc sở hữu hoàn toàn của Temasek và Periwinkle Pte Ltd. có trụ sở tại Singapore.
Bên cạnh đó, Seletar Investments cũng là đơn vị mà Temasek đầu tư vào kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG. Trong khi đó, SeaTown đã tham gia vòng tài trợ 350 triệu USD cho mạng lưới bán lẻ tích hợp The CrownX của Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái.
Ngày 10 tháng 3 vừa qua, Golden Gate thông báo rằng tập đoàn Prosperity Food Concept, cổ đông ở nước ngoài hiện đang nắm giữ – 2,5 triệu cổ phiếu, tương đương 32,9% cổ phần – trong khi Chủ tịch Golden Gate Trần Việt Trung sẽ thoái 161.871 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp xuống 2,3% và Phó TGĐ Nguyễn Xuân Tường đã đăng ký bán 69,373 cổ phiếu để sở hữu 3,08%.
Golden Gate cũng đã chấp thuận về việc Dickson Loo, giám đốc điều hành của SeaTown Holdings International, trở thành thành viên hội đồng quản trị mới của Công ty.
Cũng trong tháng trước, tập đoàn Golden Gate cũng giới thiệu một cổ đông nước ngoài mới là British Virgin Island, Trio Stars Investment, hiện đang sở hữu 4,86% cổ phần của công ty, theo hồ sơ pháp lý của công ty Việt Nam.
Prosperity Food Concept bắt đầu đầu tư vào Golden Gate vào năm 2019 sau khi công ty cổ phần tư nhân Affirma (trước đây là Standard Chartered Private Equity) có trụ sở tại Singapore rút lui.
Prosperity Food Concept được biết đến là một tập đoàn của Partners Group, đồng thời là nhà quản lý quỹ thay thế tập trung vào Trung Quốc CDH Investments, giám đốc điều hành tại CDH Investments đã xác nhận với DealStreetAsia. Giám đốc điều hành cho biết việc thoái vốn của tập đoàn sắp được hoàn thành, giao dịch cụ thể hoàn toàn được giữ bí mật.
Cùng với đó, Golden Gate được thành lập năm 2005 đến hiện tại đã điều hành hơn 400 nhà hàng chuyên phục vụ lẩu, nướng, các món ăn châu Á và phương Tây, cũng như các quán cà phê. Công ty từng tuyên bố đã đạt mốc 200 triệu USD doanh thu mỗi năm vào năm 2019 và 2020. Theo báo cáo từ tháng 8 năm ngoái, VALUINCO – Công ty tư vấn tài chính ước tính định giá của Golden Gate Group vào khoảng 650 triệu USD.
SoBanHang gọi vốn thành công thêm 2,5 triệu USD
Mặc dù startup này có tên Sobanhang, nghĩa là Sổ Bán Hàng, nhưng Giám đốc điều hành kiêm Nhà đồng sáng lập Bùi Hải Nam cho biết không muốn đi theo mô hình ứng dụng kế toán.
Ông Nam mô tả SoBanHang như một phiên bản thu gọn của Shopify, cho phép các doanh nghiệp nhỏ, lẻ tạo ra các cửa hàng online. Anh chia sẻ thêm: “Mục tiêu của ứng dụng là giúp các tiểu thương tiếp cận được nhiều khách hàng và gia tăng doanh số, trong đó sổ kế toán vẫn là một trong những tính năng của chúng tôi”.
Được thành lập vào năm ngoái bởi hai anh em Bùi Hải Nam và Bùi Hải Long (cả hai đều là cựu lãnh đạo ở Lazada Việt Nam), SoBanHang đã huy động vốn được 4 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm 1,5 triệu USD vào tháng 8/2021 và 2,5 triệu USD vào đầu tháng 3/2022. Các quỹ đầu tư góp vốn trong vòng này bao gồm FEBE Ventures, Class 5, Trihill Capital và AlleyCorp.
Startup SoBanHang phát triển trong lĩnh vực số hóa các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ, tập trung vào phục vụ phân khúc “nano và micro” (nhỏ và rất nhỏ). Phân khúc này đề cập đến những doanh nghiệp hộ gia đình hoặc những người bán hàng đơn lẻ, không đủ khả năng để đầu tư vào những phần mềm P.O.S và nền tảng trực tuyến khác.
CEO Hải Nam đánh giá rằng Việt Nam đang có khoảng 16 triệu doanh nghiệp nằm trong nhóm các nhà bán lẻ “nano và micro”, đặc biệt là các doanh nghiệp không có sẵn nguồn hàng cần thiết.
Đại dịch khiến việc kinh doanh của các nhà bán lẻ trở nên khó khăn hơn và hầu hết các vấn đề xảy ra khi chuyển sang hình thức trực tuyến. “Ngay cả khi người bán bán hàng thông qua mạng xã hội thì mọi thứ họ làm vẫn là thủ công”, ông Nam nói. “Bán hàng trên mạng xã hội giống như việc đưa những mẩu quảng cáo rao vặt. Bạn không thực sự có một danh mục thích hợp hoặc các công cụ khác để quản lí các đơn đặt hàng”.
Ứng dụng SoBanHang cho phép các nhà bán lẻ xây dựng cửa hàng trực tuyến, tạo chương trình khuyến mãi, quản lý hàng tồn kho, theo dõi doanh số bán hàng tại cửa hàng và thông tin về khách hàng trung thành. Theo công ty, ứng dụng này đang phục vụ khoảng 170.000 người bán. Ứng dụng hiện đang miễn phí, nhưng SoBanHang đang có kế hoạch sớm tung ra mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (subscription model).
Không giống như các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử B2B khác như Telio hay Vinshop phải đầu tư rất nhiều vào logistics và kho hàng, SoBanHang chỉ cần đến thiết bị di động và một khoản vốn khiêm tốn, CEO Hải Nam cho biết. Hơn nữa, SoBanHang có thể hỗ trợ các thương nhân về hàng tồn kho hoặc logistics thông qua quan hệ đối tác với các nhà cung cấp bên thứ ba, ông nói thêm.
Coolmate gọi vốn 1,1 triệu USD trong vòng Pre-Series A do STIC Ventures dẫn đầu
Coolmate, thương hiệu thời trang nam kinh doanh trên kênh thương mại điện tử riêng đã huy động được thêm 1,1 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A do STIC Ventures – quỹ mạo hiểm có trụ sở tại Hàn Quốc – dẫn đầu, cùng với sự tham gia của VIC Partners – quỹ đầu tư của Việt Nam.
Startup này đã huy động được 500.000 USD từ STIC Ventures và một khoản tương đương từ quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Next100 vào năm ngoái.
Được thành lập tại Hà Nội vào năm 2019, Coolmate bán các sản phẩm may mặc “sản xuất tại Việt Nam” trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Coolmate cho biết đã đạt doanh thu 139 tỷ đồng (6 triệu USD) vào năm ngoái và đặt mục tiêu đạt 440 tỷ đồng (19 triệu USD) vào năm 2022.
Coolmate gọi vốn thành công từ 500 Startups Việt Nam trong những ngày đầu và đến nay, startup này đã huy động được tổng cộng 2,25 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Nguồn vốn mới này sẽ được sử dụng để mở rộng danh mục sản phẩm, nâng cấp hệ thống vận hành để xử lý việc đóng gói và phân phối hàng hóa quy mô lớn, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên để đáp ứng sự phát triển của công ty.
Ngoài khoản đầu tư mới nhất vào Coolmate, STIC Ventures đã có 3 công ty trong danh mục đầu tư tại Việt Nam bao gồm Tiki, Go2Joy và Ecotruck. Quỹ mạo hiểm này có tổng tài sản lên tới 1,38 tỷ USD và đã đầu tư vào hơn 450 công ty ở châu Á.
Còn VIC Partners là quỹ mạo hiểm trong nước giai đoạn đầu, được thành lập bởi anh Đinh Hùng, người sáng lập công ty khởi nghiệp thiết kế DesignBold Việt Nam. Anh hiện là người sáng lập một dự án mới có tên RADA, một AngelList trên nền tảng DAO với công nghệ Blockchain.
Jio Health Việt Nam gọi vốn đầu tư 20 triệu USD trong vòng Series B
Jio Health – Startup lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dựa trên công nghệ đã gọi vốn đầu tư được 20 triệu USD trong vòng Series B do quỹ Heritas Capital dẫn đầu. Trong vòng này, ngoài Heritas Capital còn có các nhà đầu tư khác như Fuchsia Venture Capital, chi nhánh liên doanh của Muang Thai Group Holdings, Kasikorn Bank Group, và cổ đông hiện tại Monk’s Hill Ventures.
Rai & Rohl Technologies Inc, công ty đứng sau Jio Health đã huy động được gần 18 triệu USD (so với mục tiêu ban đầu 20,5 triệu USD) từ 12 nhà đầu tư, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) vào tháng 1. Được thành lập năm 2014, Jio Health chuyên cung cấp các dịch vụ như thăm khám tại nhà, hiệu thuốc trực tuyến, tư vấn từ xa và thu thập xét nghiệm tại nhà.
Thương vụ đầu tư này sẽ giúp Jio Health mở rộng hệ thống Phòng khám Thông minh và hệ sinh thái đa kênh trên khắp Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho việc mở rộng ra khu vực trong những năm tới.
Công ty khởi nghiệp healthtech này cung cấp các dịch vụ trực tuyến như y tế từ xa, thực hiện đơn thuốc điện tử, hồ sơ y tế kỹ thuật số và học máy để hỗ trợ quyết định lâm sàng. Ngoài ra, họ cũng như sở hữu hệ thống các cơ sở trực tiếp gồm các phòng khám vật lý, dịch vụ chăm sóc tại nhà theo yêu cầu và mạng lưới hơn 300 hiệu thuốc mang thương hiệu Jio.
Ông Justin Nguyễn, người đứng đầu quỹ Monk’s Hill Ventures (quỹ dẫn đầu vòng gọi vốn Series A và đầu tư 5 triệu USD vào Jio Health năm 2019) cho biết: “Với việc một bệnh nhân điển hình phải trả tiền cho ba phút chăm sóc sau ba giờ chờ đợi, họ đang bị bỏ lại phía sau trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay”.
“Jio Health đang xây dựng một mô hình chăm sóc sức khỏe độc đáo với sự kết hợp giữa dịch vụ trực tuyến và dịch vụ tận nơi để chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe của họ, từ các giải pháp nâng cao sức khỏe toàn diện đến điều trị và phục hồi sau điều trị”, ông Chik Wai Chiew, CEO & Executive Director của quỹ tư nhân Heritas Capital cho biết. Heritas Capital tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, có trụ sở tại Singapore.
Khoản đầu tư mới nhất này được thực hiện thông qua quỹ tăng trưởng HGF III (Heritas Growth Fund III) mới ra mắt của Heritas. HGF III có mức đầu tư mục tiêu 150 triệu USD. Jio Health là công ty thứ 3 được quỹ này hoàn tất đầu tư, nhưng là khoản đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đầu tiên của Heritas Capital tại Việt Nam.
Trước thương vụ đầu tư này, quỹ Heritas Capital cũng đã đầu tư vào tập đoàn giáo dục BHL Education tại Việt Nam vào năm 2019. Tháng 6 năm ngoái, DeelStreetAsia đưa tin BHL đang tìm cách huy động khoảng 20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới.
Heritas Capital cũng đã đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số thông qua những quỹ trước đó, bao gồm các công ty Holmusk (Singapore), MFine (Ấn Độ) và Alodoktor (Indonesia).
Các công ty khởi nghiệp healthtech và sức khỏe thu hút nhiều nhà đầu tư lớn
Vào tháng 2/2022, Excelsior Capital Vietnam Partners, quỹ đầu tư của công ty đầu tư tư nhân Excelsior Capital Asia đã đầu tư vào SIS Group, nhà điều hành Bệnh viện đa khoa quốc tế SIS Cần Thơ (Bệnh viện Đột Quỵ – Tim Mạch Cần Thơ). Quỹ này có trụ sở tại Hồng Kông và tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là khoản đầu tư thứ hai của các quỹ đầu tư tư nhân vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong năm nay, sau khi quỹ Quadria Capital rót 90 triệu USD vào nhà bán lẻ sản phẩm mẹ và bé Con Cưng.
Tập đoàn SK của Hàn Quốc cũng được cho là đã đầu tư vào nhà bán lẻ dược phẩm Pharmacity do Mekong Capital hậu thuẫn vào năm ngoái. Cũng trong năm 2021, BDA Capital Partners, quỹ đầu tư tư nhân của công ty tư vấn BDA Partners, đã rót vốn vào phòng khám nhi khoa Nhi Đồng 315 tại Việt Nam. Tiếp theo là quỹ đầu tư ABC World Asia tham gia rót vốn 24 triệu USD ở vòng Series B cho Kim Dental – Tập Đoàn Nha khoa Kim chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng Việt Nam. Vào năm 2020, GIC của Singapore đã rót khoản đầu tư 203 triệu USD vào bệnh viện Vinmec của Vingroup. VinaCapital cũng đã đầu tư vào Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trong năm 2020.
Các startup trong lĩnh vực công nghệ y tế hoặc sức khỏe kỹ thuật số đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên sau đại dịch. Nền tảng phân phối dược phẩm trực tuyến BuyMed đã thu hút khoản đầu tư Series A trị giá 9 triệu USD từ Smilegate Investment của Hàn Quốc và Nextrans, B Capital, Sequoia Capital, Cocoon Capital và Genesia Ventures.
Trong số những công ty khác tham gia vào lĩnh vực healthtech và nhận được các khoản đầu tư, có thể kể đến Medigo, Docosan, Medici, Genetica và AilHealth.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, theo báo cáo tháng 11 năm 2021 của Phòng thương mại Anh tại Việt Nam. Báo cáo này cho biết thêm chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số “có thể tiếp tục phát triển và Việt Nam có khả năng đạt được mục tiêu về sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi người”.
Các thương vụ đầu tư nổi bật tháng 2/2022
Selly huy động được 2,6 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A
Selly, một startup lĩnh vực social commerce, đã gọi vốn 2,6 triệu USD trong vòng pre-series A. Các quỹ đầu tư rót vốn trong thương vụ đầu tư này bao gồm CyberAgent Capital, Do Ventures, Genesia ventures, JAFCO Asia và Kvision.
Lĩnh vực social commerce đang chi phối thị trường thương mại điện tử của Việt Nam và Selly đang tìm cách khai thác mảng kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ này. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 2021, Selly đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng gấp 500 lần.
Selly là ứng dụng công nghệ hỗ trợ kinh doanh online không cần vốn, không phải lưu kho và không lo vận hành.
Người bán sử dụng ứng dụng Selly để tìm kiếm thông tin các sản phẩm, sau đó chia sẻ thông tin, quảng bá tới cộng đồng bè bạn bè và người quen xung quanh họ, thông qua tương tác trực tiếp hoặc trên các nền tảng mạng xã hội. Sau khi chốt đơn, người bán tạo đơn trên Selly và hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tận tay khách hàng, người bán sẽ được hưởng hoa hồng sau mỗi đơn thành công.
Selly hiện có hơn 300,000 reseller (những người bán hàng theo dạng đại lý) và đa số khoảng 80% sống ở các thành phố nhỏ. Hầu hết các reseller là các bà mẹ nội trợ hoặc những người bị mất việc do đại dịch. Công ty này nói rằng những người bán hàng trên nền tảng của họ có thể kiếm được 1.500 USD một tháng. Selly cũng giúp các nhà sản xuất và nhà phân phối thông thường tham gia vào môi trường thương mại điện tử này.
Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để cải tiến các tính năng sản phẩm và mở rộng thị phần của Selly tại các vùng sâu vùng xa của Việt Nam, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành công ty, ông Thống Lê Anh Tuấn chia sẻ.
Excelsior Capital Vietnam Partnes dẫn đầu khoản đầu tư vào SIS Group
Excelsior Capital Vietnam Partnes (ECVP), quỹ đầu tư thuộc công ty đầu tư tư nhân Excelsior Capital Asia đã dẫn đầu khoản đầu tư vào SIS Group. Đây là tập đoàn sở hữu và điều hành Bệnh Viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ (Bệnh viện Đột quỵ – Tim mạch Cần Thơ). Quỹ ECVP có trụ sở công ty mẹ tại Hồng Kông và tập trung rót vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Hoàng Xuân Chính, Managing Partner của ECVP tiết lộ sẽ có thêm nhiều đợt rót vốn vào SIS cùng với các nhà đầu tư khác.
Được thành lập vào năm 2019, SIS hiện đang điều hành một bệnh viện với quy mô 250 giường bệnh tại thành phố Cần Thơ. Trong khi đó, công ty này đang tìm cách mở rộng cơ sở hiện tại “vì nó đang hoạt động tối đa công suất, đồng thời xem xét việc mở rộng các dịch vụ chuyên khoa sang các lĩnh vực điều trị như phục hồi chức năng và các bệnh liên quan đến tuổi tác khác”, ECVP cho biết thêm.
Sau lần gọi vốn thành công này, khoản đầu tư của quỹ ECVP sẽ giúp SIS nâng cao năng lực hệ thống quản lý của công ty cũng như hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động trên khắp cả nước. Theo quỹ đầu tư này, trong tương lai SIS có kế hoạch phát triển một chuỗi các bệnh viện chuyên khoa về đột quỵ và tim mạch trên khắp Đông Nam Á.
Thương vụ đầu tư vào SIS là thương vụ thứ hai của các quỹ tư nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong năm nay.
Vào tháng 2/2022, Quadria Capital đã đầu tư 90 triệu USD vào nhà bán lẻ sản phẩm mẹ và bé Con Cưng để giúp công ty này mở rộng các dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, dinh dưỡng và sản phụ khoa. Quỹ Quadria trước đó cũng đã đầu tư vào Bệnh viện FV có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2017.
Các quỹ đầu tư tư nhân khác đang hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam gồm BDA Capital Partners, quỹ đã đầu tư vào phòng khám Nhi Đồng 315; ABC Word Asia do Temasek hậu thuẫn đầu tư vào hệ thống nha khoa Kim Dental; và VinaCapital có danh mục đầu tư bao gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Công ty cổ phần Y khoa Tâm Trí và Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa.
Trong khi đó, đại dịch cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ y tế từ xa, với một loạt các startup healthtech gọi vốn gần đây như BuyMed, Medigo, Docosan và một số công ty khác.
Các thương vụ đầu tư của Excelsior tại Việt Nam và cam kết rót vốn
Ông Hoàng Xuân Chính từ ECVP cho biết quỹ này đã hoàn tất huy động 150 triệu USD vào cuối năm ngoái. Các đối tác (limited partner) góp vốn với ECVP bao gồm Ngân hàng phát triển Hà Lan FMO, quỹ SDG Frontier Fund dành cho các nước đang phát triển (quỹ này được rót vốn bởi các công ty đầu tư Bỉ), Norfund và Quỹ đầu tư Thụy Sĩ cho các thị trường mới nổi.
SIS là khoản đầu tư thứ ba của ECVP kể từ khi quỹ này bắt đầu huy động vốn vào năm 2019.
Thương vụ đầu tiên của Excelsior tại Việt Nam là chuỗi cửa hàng bán lẻ sức khỏe và sắc đẹp của công ty đầu tư Hasaki, khoản đầu tư được thực hiện vào tháng 6 năm 2021. Ba tháng sau, quỹ này công bố thêm một thương vụ đầu tư khác vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Khôi Nguyên.
Theo thông tin tuyển dụng trên trang LinkedIn, quỹ Excelsior đang tìm kiếm để mở rộng đội ngũ đầu tư tại Việt Nam.
Cùng với ECVP, Excelsior Capital Asia hiện đang quản lý quỹ Excelsior Capital Asia Partners III, IV và V với các cam kết phối hợp cùng đầu tư trị giá 570 triệu USD. Các nhánh đầu tư trước đây của quỹ này là Capital Z Asia Partners và Capital Z Asia Partners II cũng đã thực hiện đầy đủ các cam cùng đầu tư 403 triệu USD.
ThinkZone Ventures huy động được 60 triệu USD cho quỹ ThinkZone Fund II
Theo một thông báo gần đây, Thinkzone Ventures đã huy động được 60 triệu USD cho quỹ ThinkZone Fund II, trở thành quỹ đầu tư mạo hiểm “cây nhà lá vườn” lớn nhất được hỗ trợ chủ yếu bởi các tập đoàn trong nước.
Các tập đoàn, công ty lớn rót vốn cho quỹ Thinkzone II bao gồm IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group và những nhà đầu tư khác. Theo đó, quỹ này sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giai đoạn tiền hạt giống đến Series A với ticket size lên tới 3 triệu USD.
Bên cạnh tiềm lực lớn về nguồn vốn, quỹ ThinkZone II sẽ tận dụng được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn lớn đại diện cho nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, IPA Investments hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản và năng lượng. Tập đoàn này là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, một trong bốn công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Đối với IPA, việc đầu tư vào quỹ ThinkZone cũng đánh dấu sự phân bổ vốn lần đầu tiên của quỹ này để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings là một tập đoàn đầu tư đa ngành với lĩnh vực phân phối và bán lẻ các sản phẩm đa dạng từ ô tô hạng sang, thời trang, máy móc và động cơ công nghiệp, thuốc thú y, dược phẩm đến hàng tiêu dùng nhanh.
Tập đoàn Stavian Group là tập đoàn đa ngành đa quốc gia, dẫn đầu về mảng phân phối hạt nhựa nguyên sinh tại khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những nhà sản xuất bao bì tự phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường hàng đầu tại Việt Nam.
Ông Bùi Thành Đô, CEO & General Partner của ThinkZone chia sẻ: “Hơn 10 năm là người sáng lập và hỗ trợ khởi nghiêp, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ những thất bại và thành công của chính mình. Vì vậy, tôi mong muốn sẽ cùng ThinkZone tạo bệ phóng cho các nhà sáng lập vừa có tâm vừa có tầm và khao khát trao đi giá trị tích cực cho xã hội. Với quỹ đầu tư thứ hai này, ThinkZone đang có nhiều nguồn lực hơn bao giờ hết để biến điều đó thành hiện thực”.
ThinkZone cũng đã công bố ra mắt ThinkZone Accelerator Batch 5 để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu trong quá trình đánh giá thị trường và sản phẩm. Các startup tham gia đợt này sẽ nhận được 50,000 – 100,000 USD và các gói hỗ trợ khác.
Vào năm ngoái, ThinkZone đã liên kết với BK Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm của Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST), để quản lý và huy động 10 triệu USD cho nhánh đầu tư đầu tiên. Với tên gọi BK Fund 1, quỹ đầu tư này hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tiềm năng tại Việt Nam với ticket size lên tới 1 triệu USD.
Cho đến nay, Quỹ I của ThinkZone Ventures đã đầu tư vào 11 công ty khởi nghiệp công nghệ với tổng giá trị 110 triệu USD. Ông Bùi Thành Đô cho biết Quỹ I của họ cũng đã tiến hành thoái một phần vốn khỏi một số công ty khởi nghiệp.
Với hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ đang bước vào giai đoạn trưởng thành, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt quỹ đầu tư như Ascend Vietnam Ventures, Do Ventures, Touchstone, Next100, Viet Valley Ventures, VIC Partners, Teko Ventures và FEBE Ventures.
Rino gọi vốn thành công 3 triệu USD trong vòng khởi động tiền hạt giống
Trong tháng 2 vừa qua, startup Rino trong lĩnh vực thương mại nhanh (quick commerce) cho biết đã gọi vốn thành công 3 triệu USD trong vòng tiền hạt giống. Vòng này được dẫn dắt bởi một nhóm quỹ đầu tư bao gồm Global Founders Capital, Sequoia Capital India, Venturra Discovery và Saison Capital.
Cái tên Rino được lấy từ cụm từ “Right now”, mang đến dịch vụ giao hàng trong 10 phút cho các đơn hàng thực phẩm tươi sống và hàng tạp hóa. Công ty này cho biết họ thực hiện điều này bằng cách sở hữu hàng hóa, mua trực tiếp từ các nhà cung cấp, đồng thời tích hợp những kho hàng của mình để đưa vào quy trình vận hành logistics.
Được biết, mặc dù mới thành lập vào tháng trước nhưng startup mới nổi này đã lên kế hoạch mở hàng trăm kho hàng trên khắp các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Rino được thành lập bởi CEO Nguyễn Trung Thành, anh là gương mặt khởi nghiệp kỳ cựu tại Việt Nam, người từng giữ chức vụ Giám đốc vận hành (COO) tại Baemin. Bên cạnh đó, anh từng là Giám đốc bộ phận hai bánh của Grab Việt Nam (GrabBike và GrabExpress).
Đội sáng lập Rino cũng quy tụ những thành viên dày dặn kinh nghiệm từ những công ty lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử hay O2O như Grab, Baemin và Lazada, cũng như các công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG như AB Inbev.
Ông Chris Sirise, Giám đốc Quỹ Saison Capital cho biết: “Lĩnh vực thương mại nhanh (quick commerce) đã và đang được hưởng lợi từ xu hướng lâu dài khi người tiêu dùng thuộc mọi phân khúc thị trường tiếp tục thói quen lựa chọn mua sắm các mặt hàng qua kênh thương mại điện tử, ngay cả sau khi các chỉ thị giãn cách được nới lỏng”.
Medici huy động vốn thành công trong vòng pre-series A
Medici, nền tảng bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe đã huy động được một khoản vốn không được tiết lộ trong vòng pre-series A, do quỹ Wavemaker Partners và Jungle Ventures đồng dẫn đầu. Nhà đầu tư hiện tại của Medici là Insignia Venture Partners cũng tham gia vòng này.
Medici đặt mục tiêu làm cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm trở nên dễ tiếp cận hơn với giá cả phải chăng cho người dân Việt Nam. Startup này cho biết họ đã hợp tác với hơn 50 bệnh viện và phòng khám để cung cấp các dịch vụ kiểm tra, sàng lọc sức khỏe. Medici cũng cung cấp giải pháp dịch vụ y tế từ xa (telemedicine) với một mạng lưới các bác sỹ tham gia và nền tảng cho phép mua bán trực tuyến thuốc và thực phẩm chức năng.
Vào tháng 7 năm 2021, Medici mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sau khi chính thức được Bộ Tài Chính cấp giấy phép môi giới. Startup này tuyên bố rằng đây là công ty khởi nghiệp công nghệ đầu tiên nhận được giấy phép mảng môi giới bảo hiểm.
Kể từ khi đi vào hoạt động kinh doanh, mảng bảo hiểm của công ty này đã ghi nhận mức tăng trưởng 100% mỗi tháng. Công ty cũng đã bổ nhiệm ông Vũ Bá Tuyển, nguyên Phó Giám đốc điều hành của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life, làm Phó Tổng Giám đốc điều hành của Medici để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của công ty.
Medici được thành lập vào năm 2019 bởi ông Ngô Đức Anh, từng có bằng MBA tại Mỹ thông qua chương trình học bổng Fulbright và từng đảm nhiệm chức vụ quản lý tại Grab.
Medici có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới để mở rộng mạng lưới đại lý bảo hiểm và cải tiến, phát triển các giải pháp công nghệ để tiếp cận đa dạng các sản phẩm bảo hiểm, quảng cáo trực tuyến, cá nhân hoá sản phẩm bảo hiểm và chăm sóc khách hàng. Với khoản đầu tư này, công ty cũng sẽ thực hiện mục tiêu mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe bao gồm nhiều chuyên khoa hơn, bằng việc thu hút sự tham gia nhiều hơn của các bác sĩ. Công ty này cũng hướng tới việc đa dạng hoá các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên kênh thương mại điện tử riêng và tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực trên tất cả các vị trí.
F88 nhận khoản vay 10 triệu USD từ tổ chức tài chính Anh Lendable
F88, công ty tài chính tiêu dùng và phân phối bảo hiểm vừa nhận được một khoản vay 10 triệu USD thông qua một cơ sở cho vay có đảm bảo cao cấp từ tổ chức tài chính Anh Lendable. Kết quả này đánh dấu thương vụ đầu tiên mà tổ chức tài chính Lendable cấp tín dụng tại thị trường Việt Nam.
F88 nói rằng công ty sẽ sử dụng khoản vay để phục vụ những cá nhân không có tài khoản ngân hàng hoặc không dùng các dịch vụ tài chính và các doanh nghiệp MSME (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) tại Việt Nam. Công ty tài chính này đặt mục tiêu giải ngân gần 500 triệu USD tiền quỹ vào năm 2022.
Được thành lập vào năm 2013, F88 cung cấp các dịch vụ cho vay đảm bảo, các sản phẩm bảo hiểm, thanh toán hóa đơn điện nước, gửi tiền bằng ví điện tử và dịch vụ rút tiền. F88 cho biết công ty đã có lợi nhuận kể từ năm 2019 và ghi nhận giá trị tăng trưởng 113% năm 2021, cùng với mức tăng trưởng cho vay là 70%. Tháng trước, F88 đã hợp tác với ngân hàng CIMB Việt Nam để thúc đẩy tài chính với những ngành chưa được hỗ trợ tín dụng hay được hỗ trợ nhưng chưa đủ ở trong nước.
“F88 đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình vượt ra ngoài các cửa hàng của mình thông qua quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ và và các đối tác công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, mang đến các dịch vụ có sẵn thông qua mạng lưới khoảng 4.000 cửa hàng F88 và các cửa hàng đối tác”, CEO kiêm Nhà sáng lập của F88 Phùng Anh Tuấn cho biết.
Trong khi đó, Lendable đang hỗ trợ các công ty fintech (công nghệ tài chính) tạo điều kiện cho tín dụng tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp MSME, thanh toán, kiều hối và sàn thương mại điện tử kỹ thuật số. Cho đến nay, tổ chức tài chính này đã giải ngân hơn 225 triệu USD cho các công ty fintech tại hơn 14 quốc gia.
Các thương vụ đầu tư nổi bật tháng 1/2022
On nhận khoản đầu tư 1,1 triệu USD trong vòng hạt giống
On, startup trong lĩnh vực social commerce đã huy động được 1,1 triệu USD từ vòng hạt giống do quỹ Touchstone Partners dẫn đầu, cùng với sự tham gia của ThinkZone Ventures.
Ra mắt vào tháng 3 năm 2021, On là nền tảng reseller cho phép các cá nhân tiếp thị sản phẩm cho bạn bè, gia đình của họ và được hưởng hoa hồng từ mỗi giao dịch.
Tham gia vào On, đối tác bán hàng tiếp cận nguồn hàng gần 20.000 sản phẩm từ các nhà cung cấp đang có sẵn trên nền tảng mà không cần bỏ vốn. Những người bán hàng trên nền tảng này giới thiệu và tư vấn bán hàng, On sẽ xử lý toàn bộ các khâu về nguồn hàng, đóng gói sản phẩm và vận chuyển. Với mỗi đơn hàng thành công, đối tác bán hàng có thể nhận được hoa hồng lên đến 50% giá trị đơn hàng.
On được thành lập bởi ông Nguyễn Hoàng Giang, cựu lãnh đạo công nghệ của Tập đoàn FPT, cùng với ông Lưu Tiến Dũng (Cựu Giám đốc nhân sự startup gọi xe Be) và ông Nguyễn Tiến Minh (Cựu Giám đốc tài chính của startup logistics Logivan).
On cho biết có hơn 10.000 người bán sử dụng nền tảng này, trong số đó có người kiếm được số tiền lên tới 300 USD mỗi tháng, tương đương với gần 7 triệu VNĐ. Những đối tác này bán hơn 20.000 sản phẩm thông qua nền tảng On, với việc phân phối hàng hóa được xử lý bởi 24.000 người giao hàng.
Startup này có kế hoạch sử dụng các khoản đầu tư mới để mở rộng sự hiện diện trên thị trường và cung cấp các dịch vụ quản lý, giao hàng và hỗ trợ nguồn vốn cho đối tác bán hàng.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Babuki tổng hợp
đầu tư
gọi vốn
khởi nghiệp
quỹ PE
quỹ VC