Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

Quản trị sự thay đổi là một thuật ngữ khá rộng. Đôi khi, đó là một “vật tế thần” để lý giải cho những thất bại: “Sáng kiến đó đã thất bại vì chúng tôi không tập trung đủ vào quản trị sự thay đổi”. Đôi lúc, nó lại được sử dụng như một điểm thu hút cho các hoạt động dự án mà có thể bị bỏ qua: “Khi chúng tôi thực hiện quy trình mới đó, chúng ta đừng quên quản trị sự thay đổi”.

Vậy Quản trị sự thay đổi là gì?

Quản trị sự thay đổi là một cách tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo rằng các thay đổi được thực hiện triệt để và trơn tru, và quan trọng là những lợi ích lâu dài của việc thay đổi sẽ đạt được.

Trọng tâm tác động của sự thay đổi khá rộng, đặc biệt là về con người, cách mà từng cá nhân và tập thể chuyển từ trạng thái hiện tại sang trạng thái mới. Sự thay đổi có thể bao gồm từ thay đổi quy trình đơn giản, đến những thay đổi lớn trong chính sách hoặc chiến lược, tầm nhìn.

Ai chịu trách nhiệm cho Quản trị sự thay đổi?

Khi bạn xác định mục tiêu và hoạt động của mình cho sự thay đổi, điều quan trọng là phối hợp chặt chẽ với những người khác: người quản lý dự án, người quản lý trong doanh nghiệp và bộ phận nhân sự. Hãy luôn ghi nhớ câu hỏi “Ai chịu trách nhiệm?” Ví dụ, ai chịu trách nhiệm xác định các tác nhân thay đổi? Xác định kế hoạch đào tạo lại? Thay đổi mô tả công việc và hợp đồng lao động?…

Quản trị sự thay đổi

Vì mỗi thay đổi là khác nhau, trách nhiệm sẽ thay đổi tùy thuộc vào cách tổ chức các hoạt động và dự án thay đổi. Chỉ khi bạn biết ai chịu trách nhiệm và cách mọi thứ được tổ chức trong tình huống của bạn, bạn mới biết những gì trong phạm vi của mình và cách bạn sẽ làm việc với những người khác để mang lại sự thay đổi.

8 nguyên tắc giúp bạn quản trị sự thay đổi tốt

Tập trung chính vào con người

Bất kỳ sự chuyển đổi lớn nào cũng tạo ra các vấn đề về con người. Hãy bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo, sang các cấp quản lý, rồi sang các bên liên quan. Cần điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tinh thần, văn hóa của từng cấp đội. Điều này đòi hỏi phải thu thập, phân tích dữ liệu, lập kế hoạch, tính kỉ luật khi thực hiện.

Bắt đầu từ lãnh đạo doanh nghiệp

Bởi vì sự thay đổi vốn đã gây bất ổn cho mọi người ở mọi cấp độ của một tổ chức, mọi con mắt sẽ đổ dồn về CEO và đội ngũ lãnh đạo về sự quyết tâm, sự hỗ trợ và định hướng. Bản thân các nhà lãnh đạo phải nắm lấy các cách tiếp cận mới trước, để thách thức và thúc đẩy phần còn lại của tổ chức. Họ cũng cần phải hiểu rằng các cá nhân đang trải qua thời gian căng thẳng và cần được hỗ trợ.

Hãy đưa ra 1 dẫn chứng cụ thể

Mọi người đều sẽ đặt câu hỏi việc thay đổi cần thiết ở mức độ nào, liệu công ty có đi đúng hướng. Việc đưa ra một “case study” là cần thiết để thuyết phục họ, có thể trường hợp của một tổ chức đã thất bại do không thay đổi, hoặc đã rất thành công khi thay đổi.

Tạo quyền sở hữu

Quản trị sự thay đổi đòi hỏi quyền sở hữu bởi các nhà lãnh đạo cần sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, để thay đổi xảy ra trong tất cả các lĩnh vực mà họ có ảnh hưởng hoặc kiểm soát. Quyền sở hữu thường được tạo ra tốt nhất bằng cách tạo ra sự liên quan giữa các vấn đề và giải pháp. Sẽ dễ hình dung hơn nếu có các hình thức hữu hình kèm theo như thưởng phạt…

Truyền đạt thông điệp

Lãnh đạo thường mắc sai lầm khi tin rằng người khác hiểu vấn đề: cảm thấy cần phải thay đổi và nhìn thấy hướng đi mới rõ ràng như họ. Thực tế không như vậy. Vì vậy, các thông điệp cốt lõi cần thường xuyên được truyền thông kịp thời. Điều đó vừa truyền cảm hứng, vừa theo dõi sát thực tế. Truyền thông từ dưới lên và từ trên xuống qua nhiều kênh,  cung cấp cho nhân viên thông tin phù hợp vào đúng thời điểm, và nhận sự phản hồi của họ.

Đánh giá trong tương quan văn hóa doanh nghiệp

Các công ty thường mắc sai lầm khi đánh giá văn hóa: hoặc quá muộn hoặc hoàn toàn không. Phân tích văn hóa kỹ lưỡng có thể đánh giá sự sẵn sàng thay đổi của tổ chức, đưa vấn đề lớn lên bề mặt, xác định xung đột và xác định các yếu tố có thể dẫn đến sự phản kháng.

Chuẩn bị cho những điều bất ngờ

Không có sự thay đổi hoàn toàn theo kế hoạch: Mọi người phản ứng theo những cách bất ngờ và khác nhau; những dự đoán có thể là không đúng; môi trường bên ngoài thay đổi. Vì vậy, lãnh đạo phải đánh giá lại liên tục về tác động của nó, sự sẵn sàng và khả năng chấp nhận làn sóng chuyển đổi tiếp theo trong tổ chức mình. Liên kết với dữ liệu, thông tin để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho phép duy trì động lực và thúc đẩy kết quả.

Đối thoại với từng cá nhân

Thay đổi là hành trình của cả một tổ chức những lại bắt đầu từ những cá nhân. Mọi người dành nhiều giờ mỗi tuần tại nơi làm việc; nhiều người nghĩ về đồng nghiệp của họ như một gia đình thứ hai.

Các cá nhân (hoặc nhóm của các cá nhân) cần biết công việc của họ sẽ thay đổi như thế nào, những gì được mong đợi ở họ trong và sau chương trình thay đổi, cách họ sẽ được đo lường, đánh giá, và thành công hay thất bại sẽ có ý nghĩa gì đối với họ và những người xung quanh.

Trưởng nhóm nên trung thực và rõ ràng nhất có thể. Mọi người sẽ phản ứng với những gì họ thấy và nghe thấy xung quanh họ, và cần tham gia vào quá trình thay đổi. Phần thưởng sẽ động viên mọi người, giúp họ quyết tâm, xử phạt những người cản trở sẽ củng cố cam kết của tổ chức.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

 

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Tin tức M&A / Gọi vốn đầu tư Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Nova Consumer được gia hạn khoản vay 17,5 triệu USD từ quỹ đầu tư của Đức

    DEG, chi nhánh đầu tư của ngân hàng phát triển nhà nước Đức KFW, đã gia hạn khoản vay trị giá 17,5 triệu USD cho Nova Consumer, công ty sản xuất thức ăn và thuốc cho vật nuôi thuộc Nova Group.

    03/01/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

    Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

    29/12/2021 • Kathy Trần
    Case study Nhân sự

    Tim Cook đã phát triển đế chế Apple như thế nào trong một thập kỷ làm CEO

    Khi Tim Cook tiếp quản vị trí giám đốc điều hành (CEO) của Apple, đó là một sự chuyển giao vị trí điều hành công…

    25/08/2021 • Babuki JSC
    Tài liệu Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Nghiên cứu – Vận dụng Balanced Scored Card tại PNJ & Đề xuất giải pháp quản trị

    Nghiên cứu nhằm xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) cho Công ty PNJ dựa trên 4 khía cạnh/viễn cảnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ và Đào tạo và phát triển.

    17/08/2021 • Kathy Trần
    Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính

    Đây là các chỉ số quan trọng nhất trong báo cáo tài chính mà chủ doanh nghiệp cần nắm để hiểu tình hình tài chính cũng như đưa ra những chiến lược đúng đắn.

    09/08/2021 • Babuki JSC
    Chuyển đổi số Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    9 bước đo và cải thiện hiệu quả đầu tư chuyển đổi số

    Khi các dự án chuyển đổi số tăng quy mô, việc chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) hấp dẫn là rất quan trọng để đội ngũ chuyển đổi số có thể kiếm được hỗ trợ và tài trợ cho các dự án kỹ thuật số bổ sung

    26/07/2021 • Babuki JSC
    Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    10 lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

    Tính hiệu quả, khả năng phục hồi, năng suất, tỷ suất hoàn vốn cũng như lợi thế cạnh tranh là những lý do quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng chuyển đổi số.

    19/07/2021 • Kathy Trần
    Tài liệu Case study Nhân sự

    Event Slides – Giải mã Chính sách Nhân sự của TGDĐ

    Chia sẻ của TGDĐ về niềm tin vào con người và chính sách đãi ngộ nhân sự.

    29/06/2021 • Babuki JSC
    Khởi nghiệp Chiến lược Nhân sự

    Tại sao các startup muốn nhân viên có tư duy tăng trưởng?

    Việc có tư duy tăng trưởng sẽ giúp bạn nổi bật và giúp ích được cho bất kỳ startup nào muốn giải quyết các vấn đề lớn. Một khi toàn bộ đội ngũ thấm nhuần tư duy tăng trưởng này, họ có thể làm việc tốt nhất với sự khiêm tốn và đạt được những mục tiêu lớn nhất của công ty.

    14/05/2021 • Babuki JSC
    Khởi nghiệp Nhân sự

    3 yếu tố giúp xây dựng đội ngũ sáng lập thành công

    Đã có rất nhiều ý kiến về những điều tạo nên một nhà sáng lập tuyệt vời, nhưng chưa có nhiều bài viết về điều…

    15/04/2021 • Babuki JSC