Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

Những công ty lớn trong mảng công nghệ Amazon, Google, Facebook cho đến các công ty thực phẩm, tiêu dùng như Cocacola, Vinamilk, P&G… mỗi năm đều chi một lượng ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu và phân tích thị trường. Còn startup có cần phân tích thị trường không?

Theo báo cáo của CB Insights sau khi nghiên cứu 101 startup thất bại trong năm 2019, nguyên nhân lớn nhất (chiếm 46%) được các founder thừa nhận là “đưa ra sản phẩm mà thị trường không cần đến”. Nói cách khác, họ đã bỏ qua hoặc thất bại trong việc thực hiện phân tích thị trường. 

Khi startup không làm phân tích thị trường

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện phân tích thị trường vì cho rằng đây là bước phiền phức không cần thiết nên cắt giảm và tự tin với đánh giá chủ quan của bản thân. Đây là tiền đề cho nhiều vấn đề và sự thất bại sau này.

Một ví dụ kinh điển là Pets.com vào năm 1998. Website này học hỏi mô hình thương mại điện tử của Amazon nhưng chuyên bán sản phẩm cho thú cưng. Đã có thành công của Amazon đi trước và tập trung vào một thị trường ngách, Pets.com được kì vọng cao và đã nhận được không ít đầu tư, trong đó có cả ông lớn Amazon.

Thừa thắng xông lên, công ty tiến hành quảng cáo rầm rộ và tạo được danh tiếng lớn trên thị trường. Kết quả, doanh thu sau một năm đạt 619.000 USD trong khi chi phí quảng cáo lên đến 11,8 triệu USD. 

Pets.com - ví dụ kinh điển vì sao startup cần phân tích thị trường

Thất bại của Pets.com là bài học lớn cho tất cả các startup trong việc phân tích thị trường

Sự thất bại ê chề của Pets.com bắt nguồn từ việc tạo ra sản phẩm rồi cố tìm thị trường thay vì phân tích thị trường để tạo ra sản phẩm phù hợp. Họ đã bỏ ra quá nhiều chi phí cho kho bãi, nguồn hàng và tiếp thị trong khi mức tiêu thụ không lớn.

Nếu công ty thực hiện phân tích thị trường từ trước thì sẽ nhận thấy rằng quy mô thị trường nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Việc vung tiền vào quảng cáo vô tội vạ là vô ích khi người tiêu dùng biết đến thương hiệu nhưng họ không có nhu cầu thực tế để mua hàng.

Xin lưu ý rằng, năm 1998, thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, số lượng người tiếp cận đến Internet chưa đến mức phổ cập như ngày nay. Hơn nữa, không phải ai cũng chấp nhận chuyện phải chờ vài ngày để nhận hàng (do dịch vụ giao hàng chưa phát triển), thay vì đi ra cửa hàng và có ngay lập tức món đồ mình cần.

Giá trị của phân tích thị trường đối với startup

Từ số liệu và ví dụ trên, có thể thấy tầm quan trọng của phân tích thị trường kinh doanh là không thể xem thường. Startup cần phân tích thị trường vì nó giúp đem lại cái nhìn toản cảnh, định hình được quy mô và nhu cầu khách hàng lớn đến đâu nhằm tìm ra thị trường tiềm năng để tập trung phát triển. Sau đó, dựa vào các nghiên cứu và phân tích khách hàng, startup sẽ đưa ra được sản phẩm đánh trúng vào tâm lý người mua.

Đồng thời, chiến lược tiếp thị và quảng cáo như thế nào là hiệu quả nhất cũng sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong quá trình phát triển sản phẩm và tiếp thị, startup còn có thể dùng phân tích thị trường để nghiên cứu đối thủ, học hỏi những điều hay dở của họ mà biết mình nên làm gì và tránh lặp lại sai lầm của họ. Nhờ đó mà tìm ra được hướng đi đúng đắn và giảm thiểu rủi ro thất bại.

Hơn nữa, những dữ liệu và phân tích có được từ phân tích thị trường là minh chứng hùng hồn và thuyết phục nhất để kêu gọi vốn. Khi đưa ra được các bản báo cáo như vậy, startup của bạn cũng đã chứng tỏ được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của mình với nhà đầu tư, tăng thêm một phần cơ hội đạt được nguồn vốn mong muốn.

Cách phân tích thị trường dành cho startup

Chúng ta đã đễ dàng nhận thấy startup cần phân tích thị trường, nhưng thực hiện nó không phải là chuyện đơn giản khi ngân sách và nhân lực hạn chế. Sau đây là một số lưu ý dành cho startup khi có kế hoạch thực hiện phân tích thị trường:

Phan tich thi truong rat quan trong voi startup

Với nguồn lực hạn chế, startup có thể chủ động tìm kiếm

và học hỏi những phương pháp, kỹ thuật phân tích thị trường cơ bản

  • Tận dụng các thông tin có sẵn: số liệu từ những tổ chức chính phủ hay phi chính phủ, báo cáo của các công ty phân tích thị trường, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp, báo chí, blog của chuyên gia, v.v.. là cách nhanh và tiết kiệm nhất để có được thông tin tổng quan thị trường.
  • Quan sát và học hỏi đối thủ: bằng cách nghiên cứu những đối thủ đi trước, startup có thể áp dụng một phần bí quyết thành công của họ vào chiến lược của mình. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy được đối thủ của mình đang làm gì và từ đó tìm ra hướng đi phù hợp, tạo sự khác biệt cho startup của mình.
  • Thử nghiệm ở quy mô nhỏ: trước khi hiện thực hóa một ý tưởng mới, hãy dùng các biện pháp thử nghiệm trên một nhóm nhỏ người dùng để đánh giá phản ứng của họ và sẵn sàng cải thiện sản phẩm khi cần thiết, tránh trường hợp đưa một loạt sản phẩm ra thị trường nhưng không được đón nhận.
  • Linh động trong phân phối thời gian và nguồn lực: thị trường luôn biến động không ngừng, startup cũng không nên vì quá chú tâm vào việc phân tích thị trường mà bỏ lỡ cơ hội. Cách tốt nhất là đề ra kế hoạch cụ thể. Có nhiều thời điểm, cần hoàn thành phân tích thị trường trong một thời gian nhất định rồi chuyển qua hành động, nhưng cũng nên linh hoạt thay đổi kế hoạch khi phát hiện một tiềm năng hay rủi ro lớn đến mô hình kinh doanh của mình. 

Tóm lại, nếu hỏi startup cần phân tích thị trường không thì câu trả lời là CHẮC CHẮN CÓ. Startup cần phân tích thị trường để tìm ra được chiến lược đúng đắn cũng như tránh nguy cơ thất bại.

Với nguồn lực hạn chế của mình, startup vẫn có thể tự thực hiện 4 bước phân tích thị trường có hệ thống và hiệu quả, phù hợp với ngân sách và khả năng của mình, mà không phải đánh đổi quá nhiều về chất lượng. Đội ngũ có thể tham khảo Ebook Lập kế hoạch & triển khai Phân tích thị trường.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Đăng ký nhận bản tin


    Các bài bài viết liên quan

    Xem thêm
    Phân tích Thị trường Kinh tế vĩ mô

    Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

    Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

    20/02/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường Chuyển đổi số

    Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

    Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

    17/02/2022 • Kathy Trần
    Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

    Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

    Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

    04/02/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

    IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

    Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

    04/02/2022 • Kathy Trần
    Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

    Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

    Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

    20/01/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường

    Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

    19/01/2022 • Kathy Trần
    Phân tích Thị trường M&A / Gọi vốn đầu tư

    Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

    Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

    19/01/2022 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

    Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

    Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

    29/12/2021 • Kathy Trần
    M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

    M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

    Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

    13/12/2021 • Kathy Trần
    Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

    Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

    Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

    24/08/2021 • Kathy Trần