Trong 30 năm qua, chuỗi cung ứng đã trải qua một sự thay đổi to lớn. Trọng tâm của chức năng quản lý chuỗi cung ứng đã dịch chuyển sang các quy trình lập kế hoạch nâng cao, chẳng hạn như lập kế hoạch nhu cầu có thể phân tích hoặc lập kế hoạch bán hàng và hoạt động vận hành tích hợp (S&OP), vốn đã trở thành quy trình kinh doanh được thiết lập ở nhiều công ty, trong khi hoạt động hậu cần thường được thuê ngoài bởi các các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần 3PL (third-party logistics providers).
Chức năng chuỗi cung ứng đảm bảo rằng các hoạt động được tích hợp tốt, từ nhà cung cấp đến khách hàng, với các quyết định về chi phí, hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng được thực hiện theo quan điểm đầu cuối chứ không phải theo từng chức năng riêng lẻ.
Số hóa tạo ra sự gián đoạn (disruption) và yêu cầu các công ty phải suy nghĩ lại về cách thức thiết kế chuỗi cung ứng của mình. Đồng thời, kỳ vọng của khách hàng ngày càng lớn: xu hướng trực tuyến gần đây đã dẫn đến kỳ vọng về dịch vụ ngày càng tăng kết hợp với các đơn đặt hàng có mức độ chi tiết cao nhiều.
Ngoài ra, một xu hướng nhất định hướng tới việc cá nhân hóa và tùy chỉnh hơn nữa đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và những thay đổi liên tục trong danh mục sản phẩm (SKU). Tính minh bạch được hỗ trợ bởi trực tuyến và khả năng truy cập dễ dàng vào vô số lựa chọn liên quan đến việc mua sắm ở đâu và mua gì thúc đẩy sự cạnh tranh của các chuỗi cung ứng
Việc số hóa chuỗi cung ứng cho phép các công ty giải quyết các yêu cầu mới của khách hàng, những thách thức từ phía cung ứng và những kỳ vọng còn lại trong việc cải thiện hiệu quả.
Vậy làm sao nắm bắt được xu hướng chuyển dịch công nghệ, chuyển đổi số chuỗi cung ứng, nhất là trong các ngành Dược phẩm, Tiêu dùng & Bán lẻ, những lĩnh vực mà Chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng? Hội Thảo “CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG HƯỚNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRONG DƯỢC PHẨM, TIÊU DÙNG & BÁN LẺ” đã được tổ chức với những chia sẻ và những bài tham luận chất lượng của các diễn giả hàng đầu.
TOPIC 1: XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DƯỢC PHẨM, TIÊU DÙNG & BÁN LẺ – Mr. Ngô Anh Ngọc, Founder / CEO, Babuki Consulting
– Chuỗi cung ứng và kênh phân phối:
+ Chuỗi cung ứng đi qua nhiều công đoạn: Nhà cung cấp nguyên liệu –> Nhà sản xuất –> Nhà phân phối –> Cửa hàng bán lẻ –> Người tiêu dùng
+ Kênh phân phối giúp tiếp cận khách hàng theo cách tối đa hóa doanh thu và nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp
Giúp nhà sản xuất bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi có nhu cầu;
Là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường để hiểu được nhu cầu và mục đích của khách hàng về sản phẩm
– Ví dụ chuỗi cung ứng của Vinamilk – báo cáo năm 2020
+ Chăn nuôi bò sữa sản xuất nguyên vật liệu: 12 trang trại đạt chuẩn Global GAP, 1 trung tâm sữa tươi nguyên liệu Củ Chi, 83 trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu, 1 nhà máy sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu (đường), 1 tổ hợp trang trại tại Lào, 1 công ty Vinamilk tại Ba Lan
+ Sản xuất chế biến thức uống và các thực phẩm từ sữa: 14 nhà máy tại Việt Nam, 1 nhà máy ở Mỹ, 1 nhà máy ở Campuchia
+ Phân phối trong nước: 3 chi nhánh bán hàng, 2 xí nghiệp kho vận
+ Kinh doanh
Trong nước: Hơn 200 nhà phân phối; 251.000 điểm bán lẻ toàn quốc; 430 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt; 1.356 cửa hàng tiện lợi; 3.899 siêu thị lớn nhỏ
Ngoài nước: Xuất khẩu 5 châu lục, 53 quốc gia và vùng lãnh thổ
+ Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng: 1 phòng khám đa khoa, 1 trung tâm dinh dưỡng
– Hiệu ứng “cái ro da” trong chuỗi cung ứng
Hiện tượng đơn đặt hàng mà nhà sản xuất nhận được thường lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tế của khách hàng tại điểm bán hàng
– Sự phát triển của “Direct to Consumer” (Bán hàng trực tiếp)
+ Gần một nửa (48%) các nhà sản xuất đang chạy đua để xây dựng các kênh Trực tiếp đến Người tiêu dùng (D2C)
Số lượng các nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng dự kiến sẽ tăng trưởng 71% trong năm 2020 lên hơn 40% trong tổng số các nhà sản xuất
+ Các xu hướng đáng chú ý:
Các “Megabrands” toàn cầu: Nike đã công bố Chiến dịch D2C. Nỗ lực này dự kiến sẽ chiếm hơn 80% mức tăng trưởng dự kiến của Nike đến năm 2020,…;
Các startup đột phá (WarbyParker, OneDollarShaveClub, Casper – Unicorn): Lợi thế cạnh tranh là dữ liệu khách hàng, quan hệ khách hàng, biên lợi nhuận và trải nghiệm tổng thể khách hàng – từ tìm kiếm sản phẩm đến giao hàng;
Giao hàng trực tiếp tới các cửa hàng;
Cá nhân hóa, đơn giản hóa và thêm sự lựa chọn
– Sự phát triển của Logistics trong bán lẻ:
+ Trong những năm 1970, hầu hết các cửa hàng bán lẻ được bổ sung hàng hóa bằng cách giao hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp hoặc đơn vị bán buôn.
+ Vào những năm 1980, các nhà bán lẻ bắt đầu tập trung hóa việc giao hàng tại cửa hàng thông qua các trung tâm phân phối mới do họ kiểm soát.
+ Trong những năm 1990, nguồn cung ứng toàn cầu (đối với các sản phẩm không phải thực phẩm) đã phát triển, với nhiều nhà bán lẻ phát triển các trung tâm nhập khẩu để tiếp nhận và xử lý phần lớn hàng nhập khẩu trong các container.
+ Từ khoảng năm 2000, thương mại điện tử bắt đầu nhanh chóng mở rộng với các nhà bán lẻ thuần (chỉ có internet) dẫn đầu trong việc thiết lập mạng lưới phân phối trực tuyến (e-fulfillment)
– Các xu hướng chuỗi cung ứng 2020
+ Số hóa chuỗi cung ứng
+ Các giải pháp chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục xu hướng lên “mây” (cloud)
+ Chuỗi cung ứng đa kênh (Omnichannel) ngày càng trở lên quan trọng
+ Chuỗi cung ứng linh hoạt (Agile)
+ Internet vạn vật (IoT): cảm biến
+ Phân tích dữ liệu lớn về Chuỗi ứng ứng / Hậu cần
+ Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML)
+ Sử dụng phân tích “prescriptive” để vượt ra ngoài giới hạn của phân tích chuỗi cung ứng “predictive“
+ Robot và tự động hóa trong Hậu cần (Logistics)
– Cải thiện hiệu quả của kho hàng:
+ Giữ cho kho hàng của bạn có tổ chức: sơ đồ mặt bằng,…
+ Ưu tiên các sản phẩm di chuyển nhanh (fast-moving products): Toàn bộ bố trí nhà kho của bạn nên tập trung vào việc chuyển các sản phẩm hoạt động tốt hơn ra phía trước trong khi giữ các sản phẩm ít phổ biến hơn ở phía sau
+ Tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu: Có thể sử dụng máy quét cầm tay và thẻ nhận dạng tần số vô tuyến để đơn giản hóa quá trình này
+ Sử dụng Phần mềm Quản lý Hàng tồn kho: Công nghệ này giúp bạn hiểu tất cả dữ liệu chỉ trong vài giây
+ Tiết kiệm thời gian với “Cross Docking”
– Một số case study về các đơn vị top đầu trong chuỗi cung ứng
+ Chuỗi cung ứng Zara: Zara thay đổi thiết kế quần áo của mình trung bình 2 tuần một lần, trong khi các đối thủ phải sau 2 hoặc 3 tháng mới thay đổi thiết kế; Zara cạnh tranh dựa trên sự linh hoạt và nhanh nhẹn thay vì chi phí thấp và nhân công rẻ
+ Chuỗi cung ứng Walmart: Đơn giản hóa chuỗi cung ứng – Vendor managed inventory; Đầu tư mạnh và sớm cho công nghệ: Mã vạch –> RFID,…
+ Chuỗi cung ứng Amazon: Kho hàng – Hàng hóa được sắp xếp không theo thứ tự; Công nghệ – Công ty sử dụng vô số các giải pháp tự động hóa và robot, để chọn và đóng gói các đơn đặt hàng cũng như quản lí hàng tồn kho
+ Chuỗi cung ứng Apple: Thuê ngoài hiệu quả – Apple là một công ty sản xuất không thực sự sở hữu dây chuyền sản xuất nào; Sở hữu người tiêu dùng – tham gia vào hệ sinh thái phần cứng – phần mềm – dịch vụ
TOPIC 2: ECOMMERCE & SAAS GIẢI BÀI TOÁN VẬT TƯ Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT – Mr. Hồ Phi Ân, Founder / CEO, EI Industrial
– Vấn đề của thị trường:
+ Mất nhiều thời gian: 1-2 ngày tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp trên Google; 2-7 ngày chờ báo giá từ nhà cung cấp; Trên 1 tháng để thương thảo
+ Chi phí vận hành cao: Quản lý thủ công hàng trăm nhà cung cấp khác nhau dựa trên file Excel
– Cơ hội thị trường:
+ 55 tỷ USD giá trị xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị,…
+ 10 tỷ USD chi phí vận hành, sửa chữa, bảo trì trong các doanh nghiệp sản xuất và chi phí động cơ, thiết bị điện trong các doanh nghiệp xây dựng
+ Năm 2020, Việt Nam có 326 khu công nghiệp và hơn 100,000 nhà máy
– EI Industrial là nền tảng thương mại điện tử đầu tiên cho các sản phẩm thiết bị, linh kiện, phụ tùng,… cho lĩnh vực công nghiệp.
TOPIC 3: GIẢI PHÁP PHẦN MỀM QUẢN TRỊ LOGISTICS TOÀN DIỆN TRONG BÁN LẺ – Mr. Nguyễn Duy Hồng, Deputy General Director, Smartlog
– Thách thức trong chuỗi cung ứng bán lẻ
+ Vấn đề chung
Thị trường: Nhiều bên tham gia với tính minh bạch chưa cao; Chi phí thực hiện cao; Thông tin gián đoạn, thiếu tin cậy và Excel là công cụ quản lý số 1
Doanh nghiệp: Ứng dụng công nghệ chưa cao; Hệ thống quản trị thô sơ; Lập kế hoạch dựa trên kinh nghiệm và cảm tính của con người
–> Hệ thống logistics không hiệu quả, lãng phí tài nguyên, chất lượng dịch vụ không ổn định
+ Khó khăn trong vận hành kho hàng
Thất thoát hàng hóa;
Hàng quá hạn;
Áp lực khi xử lý các đơn hàng lớn, gấp;
Xe tải phải chờ đợi đến lượt xếp hàng;
Xử lý thủ công;
Tốn nhiều thời gian kiểm đếm;
Không gian lưu trữ kém tối ưu;
Không đủ mức tồn kho an toàn;
Thiếu công cụ quản lý KPI;
Sai sót khi bàn giao hàng;
+ Vấn đề trong vận tải
Thiếu tầm nhìn quản trị trong suốt quá trình vận chuyển;
Khó tìm kiếm đối tác vận chuyển đối với các nhu cầu phát sinh đột xuất;
Khó tối ưu kế hoạch vận chuyển;
Yêu cầu dịch vụ khách hàng cao;
Khó khăn trong quản lý và tổng hợp chứng từ, số liệu;
Nhiều thành phần tham gia cộng tác trong chuỗi;
– Giải pháp quản trị Logistics toàn diện
+ Giá trị mang lại của giải pháp:
Giảm chi phí và công đoạn thủ công;
Số hóa và phân tích dữ liệu tự động;
Tự động tối ưu kế hoạch vận chuyển;
Thúc đẩy hợp tác các bên liên quan;
Hệ thống hóa thông tin và quy trình toàn chuỗi;
+ Quản trị kho toàn diện
+ Quản trị vận tải toàn diện
– Các dự án tiêu biểu: One Mount Group; Mesa Distribution; Sabeco; Vinafco;…
TOPIC 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI PHÂN PHỐI, CHÌA KHÓA TĂNG TRƯỞNG VÀ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRONG BÁN LẺ, DƯỢC PHẨM – Mr. Nguyễn Tấn Diên Hân, Founder / CEO, HQ Soft
– Tổ chức hệ thống phân phối
+ Mục tiêu & Chiến lược kinh doanh
+ Chuỗi giá trị & Chuỗi cung ứng
+ Lựa chọn kênh & Mô hình phân phối: Các kênh phân phối: Thương mại điện tử; Tạp hóa (GT); Cửa hàng tiện lợi; HORECA; Siêu thị (MT)
+ Tổ chức cấu trúc dữ liệu: Sản phẩm; Kênh bán hàng; Khách hàng; Vùng, khu vực
+ Tổ chức bộ máy nhân sự:
Sales: chịu trách nhiệm bán hàng thông qua các kênh phân phối;
Marketing: làm hoạt động truyền thông cho thương hiệu và hàng hóa và lôi kéo NTD đến điểm bán lẻ mua hàng;
Trade Marketing: xây dựng các CTKM giúp sales đạt được mục tiêu, xây dựng các CTKM tại điểm bán lẻ để thúc đẩy bán hàng tại điểm bán.
+ Xây dựng quy trình & Chính sách
Quy trình & Kế hoạch kinh doanh
Quy trình & Kế hoạch Giao hàng, Kho, Khuyến mãi, Listing, Trưng bày, Mở mới, Bao Phủ, POSM…
Các chỉ tiêu và tính thưởng: Sell-in, Sell-out, PC, LPPC(SKU), ASO, SDO, Viếng Thăm, Khách Hàng Mới, Trọng Tâm, Dropsize, Tính tuân thủ…
Quy trình báo cáo, đánh giá
Quy trình kiểm soát nội bộ (Sales Audit)
+ Ứng dụng công nghệ & Vận hành
– Chuyển đổi số phân phối với eSales & nRetail
– Chiến lược giai tăng lợi nhuận 10X
Lợi nhuận = Doanh thu x % Lợi nhuận
Doanh thu = Khách hàng x Số lần giao dịch x Giá trị giao dịch bình quân
Khách hàng = Khách hàng tiềm năng x % Chuyển đổi
+ KH tiềm năng: Bao phủ; Mở điểm mới; Khuyến mại
+ % Chuyển đổi: Viếng thăm; Tính tuân thủ; Đơn hàng thành công; Khuyến mại, tích lũy
+ Số lần giao dịch: Tần suất; Đơn hàng lặp lại; Khuyến mại; Trưng bày
+ Giá trị giao dịch bình quân: LPPC/SKU; Khuyến mại; Trọng tâm; Dropsize
+ % Lợi nhuận: Tối ưu chi phí vận hành; Kiểm soát thất thoát; Năng lực đàm phán
– Phân tích dữ liệu & Quản trị hệ thống phân phối
+ Phân tích theo doanh thu
+ Phân tích theo vùng địa lý
+ Phân tích mức độ tồn kho
TOPIC 5: GIẢI MÃ HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG CUỐI ĐỊNH HÌNH LẠI CHUỖI CUNG ỨNG BÁN LẺ – Ms. Bùi Ngọc Tú Thanh, Co-Founder / CEO, IPI Corp
– Xu hướng bán lẻ kiểu mới
+ Direct to Consumer (D2C)
+ Online to Offline (O2O)
– D2C, O2O: Hành trình trải nghiệm khách hàng thúc đẩy sự thay đổi trong thiết kế chuỗi cung ứng
+ Tìm kiếm, tham khảo, nhận biết, lựa chọn, so sánh
+ Xác định vị trí, hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức mua / nhận hàng
+ Chốt hành vi mua (quay lại kênh): Online hay Offline
– Mô hình quản trị điều phối Chuỗi cung ứng D2C – O2O
+ Chuỗi cung ứng truyền thống: Khả năng thu thập dữ liệu và thấu suốt vận hành, quản trị có nhiều hạn chế trong toàn bộ chuỗi cung ứng, thiếu cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, không thể thích ứng hoặc kém đáp ứng với điều kiện thị trường thay đổi.
+ Chuỗi cung ứng số hóa tập trung: Trung tâm điều phối thông minh quản lý, đưa ra quyết định và quản lý thực thi trên các chức năng của từng công ty để tối ưu hóa toàn bộ mạng lưới. Hiệu suất cao hơn, phản hồi kịp thời và chi phí hiệu quả
PANEL DISCUSSION: CÁC YẾU TỐ THEN CHỐT CẦN LƯU Ý TRONG LỰA CHỌN VÀ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG HƯỚNG TỚI TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
Phần Thảo luận có thêm sự tham gia của anh Nguyễn Công Tẩn, Co-Founder / CEO của Citek với những chia sẻ về ERP cũng như chuyển đổi số trong doanh nghiệp:
– ERP là công cụ quan trọng, là nền tảng đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nên nhu cầu áp dụng ERP đã trở thành xu hướng tất yếu
– Trợ lực phát triển thị trường ERP còn đến từ nguồn nhân lực chất lượng cao, tự tin xây dựng được các hệ thống phức tạp cũng như có trải nghiệm về ngành cụ thể. Chính vì vậy, vấn đề của các doanh nghiệp hiện nay không còn là việc xác định có nên áp dụng ERP hay không, mà là chọn giải pháp nào dựa trên khả năng xác định lại chiến lược kinh doanh.
– “Nhưng, nếu cứ suy nghĩ chọn giải pháp gì, công nghệ nào để từng bước chuyển đổi số, thì chúng ta chỉ đang nhìn vào phần ngọn của vấn đề, trong khi cái gốc cần tìm ra là xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh, tùy đặc thù của doanh nghiệp”
– Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp không thể hoàn thiện chỉ với một dự án đơn lẻ, mà bao gồm nhiều dự án số hóa khác nhau. Mỗi giải pháp đều có một phương pháp luận khác nhau, nhằm giải quyết trở ngại mà doanh nghiệp đang vấp phải.
– “Phương pháp luận của các giải pháp công nghệ mà Citek cung cấp là không tuyển người mới để vận hành hệ thống, vì họ không hiểu về nghiệp vụ cũng như không có kinh nghiệm. Chúng tôi không bao giờ tư vấn doanh nghiệp chạy song song hai hệ thống cũ và mới”, CEO Citek nhấn mạnh.