Đăng bởi Babuki JSC vào 23/03/2021

Trong danh sách các việc làm ngành công nghệ thực phẩm, kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đầy tiềm năng với vô số cơ hội rộng mở. Tuy nhiên, việc sở hữu và vận hành một nhà hàng là một quá trình phức tạp và áp lực. Do đó, hoạt động nhượng quyền ra đời cho phép các doanh nhân kinh doanh nhà hàng mà không đòi hỏi quá nhiều về mức vốn và kinh nghiệm quản lý.

Giá trị cuối cùng khi tham gia vào mối quan hệ nhượng quyền là bạn đánh đổi chi phí để học được một quy trình hoạt động hoàn chỉnh, đồng thời tiếp cận được tệp khách hàng của một thương hiệu danh tiếng lâu năm đã tạo dựng nên.
Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tồn tại hai mặt lợi ích. Nó có thể là giải pháp hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một hoạt động “chìa khóa trao tay” vì nhà hàng nhượng quyền có thể đạt được một số lợi ích so với các nhà hàng độc lập. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số nhược điểm nếu bạn muốn hoạt động tự do.
Với mong muốn đóng góp nhiều giá trị cho cộng đồng các doanh nghiệp trong lĩnh vực Nhượng quyền F&B, buổi hội thảo: “KHỞI NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN F&B: CƠ HỘI VS. RỦI RO” đã được tổ chức với 3 topic:

TOPIC 1: TỔNG QUAN KHỞI NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN F&B – Mr. Ngô Anh Ngọc, Founder / CEO, Babuki

Khoi nghiep nhuong quyen F&B - Tong quan
  • Khái niệm nhượng quyền mô hình kinh doanh: Một hệ thống kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công. Phí nhượng quyền bao gồm: Phí cho phép sử dụng ban đầu và các phí cho phép sử dụng liên quan trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực
  • Các hình thức kinh doanh nhượng quyền:

– Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

– Nhượng quyền có tham gia quản lý

– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

  • Kinh doanh chuỗi nhà hàng: Chuỗi thức ăn nhanh (fast-food chains), chuỗi Golden Gates,…
  • KFC: Hành trình phát triển và nhượng quyền

– Năm 1950, đại tá Sanders bắt đầu bán nhượng quyền công thức nấu ăn của mình

– Năm 1964, Sanders bán công ty “Kentucky Fried Chicken” của mình cho một nhóm các nhà đầu tư với giá 2 triệu USD

– Khi Heublein Inc. mua lại KFC Corporation vào năm 1971 với giá 285 triệu USD thì KFC có hơn 3.500 nhà hàng được nhượng quyền và nhà hàng thuộc sở hữu của công ty trên toàn thế giới

  • McDonald’s: Nhượng quyền – Mô hình kinh doanh chính của McDonald’s (chiếm tới 93% tổng số nhà hàng)
  • Kinh doanh chuỗi café: thị trường tỷ USD
  • 10 điều cần lưu ý khi khởi nghiệp F&B: Xác định thị trường mục tiêu; Lên thực đơn và định giá các món ăn; Chọn địa điểm cho nhà hàng; Bố trí không gian và thiết kế nội thất; Nhượng quyền thương hiệu hay tự tạo thương hiệu riêng; Marketing và quảng bá nhà hàng…
  • Khởi nghiệp nhượng quyền? Tại sao không?

– Bỏ qua giai đoạn ban đầu của startup

– Thương hiệu được nhận biết tức thì

– Rủi ro ít hơn

– Khả năng mở rộng

– Được hướng dẫn và hỗ trợ bởi bên nhượng quyền

TOPIC 2: CƠ HỘI VS. RỦI RO KHI NHƯỢNG QUYỀN F&B – Mr. Đỗ Duy Thanh, Founder / CEO, FnB Director

Khoi nghiep nhuong quyen F&B - Co hoi vs rui ro
  • Hệ thống phân phối nhượng quyền có cấu trúc như hình minh hoạ trên
  • Lộ trình xây dựng concept F&B:

– Định hình ý tưởng ban đầu: Chủ đề kinh doanh; Mô hình mẫu; Tên thương hiệu; Mục tiêu đầu tư; Tài chính dự kiến; Menu (thực đơn)

– Thiết lập ban setup: Giám đốc dự án; Thiết kế sản phẩm; Thiết kế dịch vụ; Thiết kế thương hiệu; Quản lý nhân sự

– Thiết lập tiêu chí dự án: Thiết lập mục tiêu dự án; Xác định mô hình cạnh tranh; Thiết lập tiến độ dự án

– Khảo sát thị trường: Khảo sát mô hình cạnh tranh; Khảo sát & Dự báo nhu cầu khách hàng; Khảo sát xu hướng ngành; Khảo sát phân khúc thị trường.

– Đánh giá năng lực nội bộ: Năng lực chủ đầu tư; Năng lực quản lý

– Chọn thị trường mục tiêu

– Định vị thương hiệu

– Thể hiện thương hiệu: Thiết kế hệ thống nhận diện; Thiết kế sản phẩm; Thiết kế dịch vụ; Hướng dẫn kiến trúc

– Phát triển danh mục món

– Thiết lập tiêu chuẩn phục vụ

Cơ hội vs. Thách thức cho bên Nhượng quyền

– Cơ hội:

+ Mở rộng được quy mô kinh doanh

+ Thâm nhập thị trường với rủi ro thấp nhất

+ Nâng tầm thương hiệu,…

+ Nhân rộng mô hình kinh doanh

+ Tối ưu hóa lợi nhuận thông qua: Doanh thu từ thu phí nhượng quyền ban đầu; Doanh thu từ thu phí hàng tháng; Bán các nguyên liệu độc quyền; Tiết giảm chi phí sản xuất và vận hành thông qua sản xuất lớn; Chia sẻ chi phí marketing.

– Thách thức:

+ Văn hóa follower, copy mô hình và cạnh tranh giá là một thách thức lớn

+ Xây dựng cơ chế – hệ thống – đội ngũ để kiểm soát hệ thống nhượng quyền

+ Nhượng quyền trở lên phổ biến nhưng thượng vàng hạ cám có đủ

+ Thách thức trong việc ra quyết định về chiến lược địa phương hóa

+ Thách thức về kiểm soát chất lượng

+ Khả năng người nhận nhượng quyền trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai.

Cơ hội và thách thức cho bên Nhận nhượng quyền

– Cơ hội:

+ Thời gian khởi nghiệp ngắn

+ Đầu tư an toàn: Bạn có thể thấy rằng mô hình được thị trường đón nhận; Không phải hiệu chỉnh mô hình nhiều lần như tự đầu tư.

+ Sức mạnh thương lượng với nhà cung cấp

+ Sự trung thành của người tiêu dùng

+ Hỗ trợ marketing chuyên nghiệp

– Thách thức:

+ Không phải thương hiệu của mình. Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh

+ Chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền

+ Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống

+ Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước và phải tuân thủ theo quy trình

+ Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh

+ Vốn đầu tư thường cao hơn cùng mô hình tự đầu tư

 

Thông tin & Cơ sở quyết định

– Hiểu bản thân:

+ Mục tiêu kinh doanh nhượng quyền F&B của bạn là gì?

+ Mô hình bạn muốn kinh doanh là gì?

+ Chiến lược kinh doanh của thương hiệu có phù hợp với bạn không?

+ Thương hiệu có khả năng phát triển lâu dài không?

+ Khả năng cạnh tranh hiện tại và tương lai của thương hiệu thế nào?

– Hiểu về thị trường F&B: các thương hiệu nhượng quyền

+ Hiểu về các thương hiệu Việt Nam và quốc tế trong mảng F&B, đặc biệt là phân khúc dự định tham gia

+ Có đánh giá về tình hình kinh doanh thương hiệu

+ Có bản kế hoạch tài chính tổng thể

+ Có kế hoạch chi tiết hỗ trợ quản lý, quảng cáo

+ Hợp đồng với quyền và nghĩa vụ rõ ràng của hai bên

TOPIC 3: CASE STUDY – CHUỖI GÀ RÁN NHƯỢNG QUYỀN CHICKEN PLUS – Mr. Trần Đức Tính, Founder / CEO, Bách Việt Holdings

Khoi nghiep nhuong quyen F&B - Case study Chicken Plus

Thương hiệu Chicken Plus:

         – Chicken plus là thương hiệu F&B chuyên các món gà được tẩm ướp với công thức độc quyền và chế biến bằng công nghệ hiện đại. Gà chiên với lớp vỏ ngoài mang lại cảm giác giòn tan khi ăn. Với đa dạng các loại sốt, mang nhiều hương vị khác nhau tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn của thực khách
         – Ở Hàn Quốc, thương hiệu F&B này bắt đầu mở chi nhánh đầu tiên vào tháng 9 năm 2016, hiện tại đã phát triển nhượng quyền lên đến gần 500 cửa hàng tại Hàn Quốc.
         – Tại Việt Nam, Chicken Plus cửa hàng đầu tiên được mở vào tháng 01 năm 2019. Mục tiêu trong năm 2021 sẽ  nhượng quyền tới 100 chi nhánh tại Miền Trung và Miền Nam.

Năng lực cạnh tranh:

         – Thương hiệu gà chuyên nghiệp hơn 20 năm được chế biến bởi những người giàu kinh nghiệm.
         – Người đại diện trong nước sáng lập, phát triển topbokki với vị ngon khó cưỡng.
         – Các chuyên gia pizza đã làm Pizza mỏng kiểu Ý thật sự rất ngon.

Chính sách nhượng quyền F&B ưu đãi:

         – Điều kiện nhượng quyền tốt, nhiều chính sách nhượng quyền tốt dành cho khách hàng.
         – Chi phí đầu tư thấp.
         – Với cấu hình menu hợp lý mua càng nhiều thì giá càng rẻ.
  • Doanh thu trung bình của 1 chi nhánh: 500 triệu tới 1 tỷ VND / tháng
  • Tổng chi phí mở 1 cửa hàng Chicken Plus 72m2: khoảng 450 triệu

Lộ trình kinh doanh nhượng quyền tại Chicken Plus:

         – Hội thảo tư vấn
         – Trao đổi ý kiến về nhượng quyền
         – Xem mặt bằng (tối thiểu 4 x 18m)
         – Thuê mặt bằng
         – Đăng ký thủ tục cấp phép
         – Soạn danh sách vật tư, thiết bị
         – Ký hợp đồng nhượng quyền
         – Thiết kế thi công và tuyển dụng
         – Lập kế hoạch marketing
         – Đặt bảng hiệu
         – Training
         – Hướng dẫn đặt hàng
         – Bắt đầu chạy quảng cáo
         – Nghiệm thu thi công, PCCC
         – Giao hàng
         – Khai trương

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

 

Các bài sự kiện liên quan

Xem thêm
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Lập Kế hoạch Marketing & Sales – Tung sản phẩm Dược thành công”

Những nỗi đau đang trở nên quá phổ biến đối với nhiều CEOs các công ty dược phẩm. Sau hơn một thập kỷ đầu tư…

27/03/2021 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Khởi nghiệp F&B – Chuyển dịch mô hình kinh doanh và đầu tư”

Khởi nghiệp F&B: Quản trị rủi ro tốt, cơ hội sẽ tới Trước tác động của Covid-19, các công ty, cá nhân khởi nghiệp F&B…

15/11/2020 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Founders’ Talk: “Lập Kế hoạch Kinh doanh thực chiến trên nền tảng Nghiên cứu & Phân tích thị trường”

Tại sao chủ đề của hội thảo lần này lại là “LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THỰC CHIẾN”? Đầu năm là lúc đa số các…

09/01/2021 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo ”Chuyển đổi số Chuỗi cung ứng trong Dược phẩm, Tiêu dùng & Bán lẻ”

Trong 30 năm qua, chuỗi cung ứng đã trải qua một sự thay đổi to lớn. Trọng tâm của chức năng quản lý chuỗi cung…

22/10/2020 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Chuyển dịch kênh phân phối, Bán lẻ mùa Covid”

Khi đại dịch Covid-19 đưa nền kinh tế đi vào bế tắc, hơn 30 triệu doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ rơi vào tình…

25/08/2021 • Kathy Trần
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Hành trình Trải nghiệm khách hàng O2O trong Bán lẻ và F&B”

Trước sự tác động của đại dịch COVID-19, ngành Bán lẻ Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ xoay quanh sự thay đổi…

27/12/2020 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Chuyển dịch công nghệ và Mô hình O2O trong Kinh doanh F&B”

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống online tại Việt Nam trong năm 2019 chạm…

24/04/2021 • Nguyễn Thảo
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Chuyển đổi số và chuyển dịch công nghệ trong lĩnh vực Bán lẻ”

Hội thảo “Chuyển đổi số và chuyển dịch công nghệ trong lĩnh vực Bán lẻ” gồm 6 topic chuyên sâu và phần thảo luận sôi…

19/07/2020 • Babuki JSC
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ để thích nghi và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới”

Bước vào trạng thái ‘bình thường mới’, các doanh nghiệp đứng trước bài toán không chỉ thích nghi mà còn cần tăng trưởng, trong khi…

11/10/2021 • Kathy Trần
Sự kiện/ Hoạt động

Hội thảo “Gọi vốn thực chiến – Cơ hội vs. Rủi ro”

Trải qua năm 2020 đầy sóng gió, thị trường đầu tư vào startup Việt Nam đã có những tin vui ngay đầu năm 2021 khi…

22/01/2021 • Kathy Trần