Bánh kẹo là loại sản phẩm không đòi hỏi công nghệ cao. Cũng không phải là sản phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, những năm trở lại đây thị trường bánh kẹo có quy mô doanh thu không hề nhỏ và hiện đang ngày càng phát triển.
Nội Dung
Quy mô thị trường Bánh kẹo Việt Nam
Những năm qua, thị trường bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn, doanh thu năm 2014 đạt 27 ngàn tỉ đồng. Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm toàn ngành bình quân trong giai đoạn 2010-2014 đạt 10%, trong khi con số này trong giai đoạn 2006 – 2010 là 35%, dự báo từ 2015 – 2019 mức tăng trưởng khoảng 8-9%.
Theo dự báo BMI, đến năm 2018, doanh thu của thị trường bánh kẹo Việt Nam sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng.
Bất chấp các biến động trên thị trường, tiềm năng phát triển thị trường bánh kẹo Việt Nam rất lớn. Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo. Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200 ngàn tấn; xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Xu hướng của thị trường Bánh kẹo Việt Nam
Sau thương vụ Kinh Đô bán lại mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelez, thị trường bánh kẹo được nhận định không còn tăng trưởng nhiều như những năm trước khiến nó không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, khi có thông tin Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) rút hết 51% vốn khỏi hai Công ty Bánh kẹo Hải Hà và Hữu Nghị, đem lại khoản lãi cho các cổ đông, một câu hỏi lại được đặt ra: Thị trường bánh kẹo đang chuẩn bị chuyển mình?
Thực tế dư địa thị trường bánh kẹo trong nước cũng còn nhiều, khi mức tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người Việt Nam chỉ mới hơn 2kg/người/năm, thấp hơn mức tiêu thụ trung bình của thế giới. Theo đó một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước, xuất khẩu bánh kẹo vẫn đang tăng trưởng 2 chữ số ở một số thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. khiến các doanh nghiệp bánh kẹo rất lạc quan và vạch ra định hướng đầu tư mang tính chiến lược.
Bất chấp các biến động trên thị trường, tiềm năng phát triển thị trường bánh kẹo Việt Nam rất lớn. Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo.
Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200 ngàn tấn; xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Những công ty đứng đầu trong thị trường Bánh kẹo
Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô ( KDC):
- Kinh Đô (KDC) là một trong những ” người anh cả” trong thị trường bánh kẹo Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất, Kinh Đô đang chiếm khoảng 35% thị phần thị trường bánh kẹo trong nước và trở thành đơn vị có quy mô doanh thu bánh kẹo lớn nhất toàn quốc.
Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica:
- Thuộc top 5 công ty đứng đầu trong thị trường bánh kẹo Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Mỗi năm Bibica cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn sản phẩm các loại: kẹo dẻo, bánh cookie, chocolate, mạch nha…
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị:
- Hữu Nghị đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm, sản lượng khoảng 20.000 tấn/năm. Với quy mô sản xuất mỗi năm 20.000 tấn, doanh thu năm 2016 của Hải Hà tăng 855 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2017 doanh thu tăng trưởng từ 5 – 7%, đạt khoảng 380 tỷ đồng.
Nguồn: tổng hợp
phân tích thị trường
Thị trường bánh kẹo