Đăng bởi Babuki JSC vào 23/07/2021

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và thị trường cà phê nói riêng. Tác động này thể hiện chủ yếu ở sự sụt giảm nghiêm trọng doanh số bán cà phê kênh on-trade (bán cà phê tại các nhà hàng / quán cafe) trong năm 2020, trong khi đó doanh số bán tại kênh off-trade (kênh bán lẻ: siêu thị, chuỗi cửa hàng, tạp hóa,…) tiếp tục tăng.

Cụ thể tại kênh off-trade, doanh số cà phê bán ra đạt 56.180 tấn, tương ứng mức tăng trưởng 8%; doanh thu bán cà phê đạt 10.255 triệu VND, tương ứng mức tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo thị trường cà phê, tỷ VND

Thị trường cà phê Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V01

Tại kênh on-trade doanh số cà phê bán ra giảm xuống còn 49.161 tấn, hay giảm 17%; kém hơn đáng kể so với mức tăng trưởng sản lượng 8% được ghi nhận trong kênh off-trade.

Công ty TNHH Nestle Việt Nam vẫn là công ty dẫn đầu trong thị trường cà phê vào năm 2020 với 36% thị phần, dẫn trước Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa và Công ty TNHH Trung Nguyên với thị phần tương ứng lần lượt là 22% và 20%.

Đến năm 2025, doanh số bán lẻ cà phê được dự báo sẽ đạt 67.789 tấn, tương ứng mức doanh thu 14.333 triệu đồng với mức tăng trưởng kép trung bình hàng năm là 7%.

Những tác động tới thị trường cà phê trong năm 2020

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến doanh số bán lẻ cà phê

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán cà phê ở Việt Nam trong năm 2020. Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhằm nỗ lực kiểm soát sự lây lan của vi rút.

Các công văn giãn cách xã hội yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở giáo dục như trường học và trường đại học cũng như bắt buộc đóng cửa tất cả các nhà hàng, quán bar và quán rượu. Hơn nữa, công văn cũng cấm tụ tập nhiều người.

Kết quả của việc này là tổng lượng cà phê bán ra giảm. Cụ thể, doanh số bán trên kênh dịch vụ ăn uống (nhà hàng / cafe) giảm đáng kể trong suốt năm do các quán cà phê và các địa điểm ăn uống phải đóng cửa, và do vậy nhu cầu chuyển sang kênh off-trade, và giá trị bán lẻ vẫn có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Đối mặt với giãn cách xã hội trên diện rộng trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhiều người tiêu dùng có xu hướng tích trữ cà phê để tránh khả năng hết cà phê và giảm nhu cầu đi ra ngoài thường xuyên để mua cà phê. Ngoài ra, cà phê là một sản phẩm có lợi cho việc dự trữ do thời hạn sử dụng lâu dài ở dạng đóng gói.

Thị trường cà phê Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V02

Giãn cách xã hội gây áp lực lớn lên doanh số bán cà phê kênh on-trade

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong doanh số bán cà phê trên kênh dịch vụ ăn uống (nhà hàng / cafe) trong năm 2020 là do lệnh giãn cách xã hội diễn ra trong nước từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4.

Cách ly rộng rãi và được thực thi nghiêm ngặt được thực hiện chủ yếu để hạn chế sự lây lan của vi-rút COVID-19 và là điển hình cho biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện trong nước. Kết quả là tất cả các quán cafe, các cửa hàng và nhà hàng không hoạt động trong một thời gian dài, doanh số bán cà phê giảm xuống mức chưa từng có.

Hơn nữa, kể cả khi lệnh cấm kiểm dịch được dỡ bỏ, nhiều người tiếp tục tránh các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tiêu dùng do nguy cơ nhiễm vi rút COVID-19 cao.

Một yếu tố chính khác gây áp lực lên nhu cầu đối với cà phê trên kênh on-trade trong năm 2020 là sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành du lịch trong nước trong suốt cả năm. Điều này là do biên giới của Việt Nam bị đóng cửa đối với du khách nước ngoài trong một thời gian dài, cũng như sự miễn cưỡng của nhiều khách du lịch khi phải di chuyển bằng đường hàng không quốc tế do nguy cơ nhiễm hoặc lây lan vi rút COVID-19 rất cao.

Sự vắng mặt của khách du lịch nước ngoài đã giáng một đòn mạnh mẽ vào các cửa hàng chuyên bán cà phê của Việt Nam, khi cả Starbucks và Coffee Bean đều ghi nhận lượng khách hàng tại các cửa hàng giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2020, so với cùng kỳ năm 2019.

Trong bối cảnh này, khá dễ hiểu khi doanh số bán cà phê trên kênh on-trade ghi nhận sự sụt giảm mạnh như vậy trong năm 2020.

Thị trường cà phê Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V03

Phát triển sản phẩm mới không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Bất chấp những khó khăn mà các công ty cà phê hàng đầu tại Việt Nam phải đối mặt trong năm 2020, thị trường cà phê đã chứng kiến nhiều sự phát triển sản phẩm mới đáng chú ý, với hầu hết các sản phẩm đến từ các công ty chủ chốt.

Ví dụ như Nestle Vietnam Ltd đã đổi mới sản phẩm bằng cách giới thiệu hương vị mới như Nescafe Cafe Viet Tequila và Nescafe Cappuccino Coconut. Đối tượng mục tiêu của hai sản phẩm mới này chủ yếu là những người trẻ tuổi. Trong khi hương vị Nescafe Cafe Viet Tequila hướng đến đối tượng là nam giới sành điệu thì Nescafe Cappuccino Coconut lại hướng đến đối tượng khách hàng nữ.

Đối tượng mục tiêu là những người trẻ tuổi ít bị tác động tiêu cực hơn bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là về mặt thu nhập của họ ít bị áp lực hơn và do đó họ vẫn có thể chi tiền cho các sản phẩm mới như thế này. Điều này khiến họ trở thành đối tượng mục tiêu đặc biệt hấp dẫn để phát triển sản phẩm mới trong thị trường cà phê, bởi nhiều hộ gia đình Việt Nam phải đối mặt với áp lực về thu nhập do tác động tiêu cực về kinh tế của đại dịch COVID-19.

Khả năng phục hồi và cơ hội trong thị trường cà phê

Thị trường cà phê dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ

Cho đến năm 2025 thị trường cà phê được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ sự sụt giảm doanh số trong năm 2020 do đại dịch COVID-19. Tổng doanh số bán cà phê dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn trước cuối năm 2021.

Một yếu tố chính cần xem xét ở đây là việc quản lý hiệu quả trong tình hình COVID-19 của chính phủ Việt Nam, điều này được cho là sẽ giảm thiểu tác động từ tình huống COVID-19 trong năm 2021. Phản ứng của Chính phủ Việt Nam và sự chấp hành nghiêm túc của người dân trước sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã được ca ngợi rộng rãi.

Tuy nhiên thực tế thì từ tháng 4/2021, Việt Nam lại lần nữa rơi vào tình thế nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 khi vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình.

Dù vậy, niềm tin của người tiêu dùng vẫn không bị suy giảm nghiêm trọng bởi tình hình COVID-19, với nền kinh tế của đất nước dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. Tất cả điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán cà phê trong thời gian tới. Nhiều người tiêu dùng có xu hướng ngày càng sẵn sàng chi tiền cho cà phê, và nhiều đơn vị kinh oanh cà phê dự kiến sẽ ngày càng sẵn sàng đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm đáp ứng các xu hướng nhu cầu tiêu dùng mới nổi.

Thị trường cà phê Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V04

Doanh số bán cà phê kênh on-trade dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn chậm nhất vào năm 2022

Doanh số bán cà phê trên kênh on-trade được kỳ vọng sẽ sự phục hồi hoàn toàn sau sự sụt giảm mạnh mẽ năm 2020. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do giãn cách xã hội vào giữa tháng 3 và cuối tháng 4.

Trong suốt giai đoạn dự báo đến năm 2025 lĩnh vực dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại, và hỗ trợ sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số bán cà phê kênh on-trade.

Hoạt động quảng cáo và marketing được coi là chìa khóa để phục hồi thị trường cà phê

Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ sự phụ hồi mạnh mẽ của thị trường cà phê là phương pháp marketing và quảng cáo của các doanh nghiệp trong thị trường.

Các công ty như Nestle Vietnam Ltd và Vinacafe Bien Hoa JSC dự kiến sẽ đầu tư hơn nữa cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo khi họ tìm cách tận dụng nhu cầu cà phê ngày càng tăng trong kênh on-trade và off-trade.

Những tên tuổi hàng đầu trong ngành cà phê đã nhận định rằng các cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ có khả năng xuất hiện trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19 khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi và người tiêu dùng tìm cách bù đắp thời gian đã mất bằng cách giao lưu với bạn bè và gia đình thường xuyên hơn.

Nguồn: Euromonitor

Lược dịch và hiệu đính: Hương Bùi (Babuki)

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

20/02/2022 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Phân tích Thị trường

Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

17/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

04/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

20/01/2022 • Kathy Trần
Phân tích Thị trường

Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

13/12/2021 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

24/08/2021 • Kathy Trần