Thị trường dược mỹ phẩm là thị trường mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như một dược phẩm. Ngoài công dụng chăm sóc, làm đẹp, sản phẩm còn có thể điều trị gốc rễ những vấn đề mà dòng mỹ phẩm thông thường không thể làm được. Dược mỹ phẩm phải đạt được các chứng nhận về độ an toàn, cấp phép sản xuất, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng từ các cơ quan chức năng, Bộ Y tế trong nước.
Phân khúc thị trường Dược mỹ phẩm
Đối với người tiêu dùng, thị trường dược mỹ phẩm thường được chia làm 2 loại: hàng ngoại nhập và hàng nội địa.
Thương hiệu ngoại nhập trong thị trường Dược mỹ phẩm
Thương hiệu ngoại (đặc biệt là Pháp) vốn rất nổi tiếng về các hãng dược mỹ phẩm êm dịu dành cho da thương tổn và nhạy cảm có thể kể đến như: La Roche-Posay, Avène, Bioderma, Vichy, … với những sản phẩm thậm chí đã trở thành tượng đài mà chưa có “đàn em” nào thay thế nổi: Cicaplast phục hồi và làm dịu da kích ứng, xịt khoáng Vichy Eau Thermale, tẩy trang Bioderma Sensibio H2O Solution Micellar, …
Ưu điểm: Đáng tin cậy, chất lượng được đảm bảo từ quốc gia lớn. Đa dạng sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho từng loại da như kiềm dầu, chống bóng nhờn, dưỡng ẩm. Mỗi dòng lại chia ra làm nhiều loại kết cấu để lựa chọn như dạng kem, gel, fluid (sữa), dầu, thỏi, nén, xịt, … Hình thức bắt mắt, thương hiệu nổi tiếng.
Nhược điểm: Giá thành khá cao, ví dụ một chai gel rửa mặt 350ml giá khoảng 350.000 ~ 400.000 đồng, các sản phẩm trị mụn hay chăm sóc chuyên sâu sẽ còn có giá cao hơn. Ngoài ra, việc phải nhập hàng từ nước ngoài khiến tình trạng hàng nhái, hàng giả kém chất lượng cũng xuất hiện tràn lan dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề lựa chọn nguồn hàng đảm bảo.
Đối tượng khách hàng: Người tiêu dùng có mức thu nhập khá trở lên, có khả năng chi trả chăm sóc làm đẹp thường xuyên.
Thương hiệu nội địa trong thị trường Dược mỹ phẩm
Thị trường Dược mỹ phẩm nội cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với những cái tên như kem nghệ Thái Dương, bộ sản phẩm Sắc Ngọc Khang, sữa rửa mặt Thorakao, gel trị mụn Vedette, kem trị nứt da chân Gót sen, … ngày càng quen thuộc hơn với người tiêu dùng dù rằng hình ảnh quảng bá chưa thực sự nổi trội. Việc những sản phẩm này vẫn “sống” và ngày càng phát triển đã cho thấy chất lượng thực sự tốt của các nhãn hiệu trong nước.
Ưu điểm: Chất lượng đảm bảo. Sản phẩm có thông tin ghi bằng tiếng Việt giúp người dùng nắm bắt rõ về nguyên liệu thành phần, nguồn gốc xuất xứ trong nước và lịch sử lâu năm của các thương hiệu tạo độ gần gũi, tin tưởng. Không lo hàng nhái, hàng giả bởi được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nên giá thành rất rẻ: chỉ vài chục nghìn đồng cho một sản phẩm có chất lượng tốt.
Nhược điểm: Quảng bá hình ảnh còn nghèo nàn, mẫu mã bao bì chưa bắt mắt, hạn chế chủng loại sản phẩm (vẫn chỉ là sản phẩm nhỏ lẻ mà không có bộ sản phẩm theo quy trình từng bước chăm sóc, hay chưa đa dạng yếu tố thành phần cho từng loại da).
Đối tượng khách hàng: Người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, ưa dùng hàng Việt Nam.
Cơ hội trong thị trường Dược mỹ phẩm
Thị trường Dược mỹ phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là đối với những sản phẩm chăm sóc da và tóc.
Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa chuộng hiện nay. Nhiều doanh nghiệp trong nước khác đang nhanh chóng bắt kịp xu hướng ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên. Họ đã nhanh chóng tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại chỗ để phát triển các dòng sản phẩm mới từ nguyên liệu bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết, gừng, chanh, bưởi, dưa leo… hay chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn khoáng, tảo biển Spirulina…
Nếu như trước đây đối tượng tiêu dùng của dược mỹ phẩm là khách hàng có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, thậm chí một số quốc gia chỉ bán dược mỹ phẩm khi có đơn thuốc của bác sĩ thì ngày nay cả những người có làn da khỏe mạnh cũng ưa dùng bởi sự lành tính của dòng sản phẩm này. Mặt hàng của dược mỹ phẩm rất đa dạng như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da… với nhiều tính năng công dụng phù hợp với từng mức độ thương tổn của làn da.
Với những yếu tố như vậy, dược mỹ phẩm đang ngày càng trở thành mặt hàng được tín đồ làm đẹp “săn lùng”.
Thách thức khi kinh doanh trong thị trường Dược mỹ phẩm
Các doanh nghiệp nội thường chỉ tập trung vào chất lượng mà thiếu sự quan tâm đến bao bì, mẫu mã, PR thương hiệu, mỹ phẩm Việt đã bị thua thiệt ngay trên sân nhà.
Chưa có thương hiệu, phân phối hàng còn nhiều hạn chế. Đối với chị em phụ nữ, mỹ phẩm còn thể hiện phong cách, đẳng cấp của người dùng. Trong khi đó, mỹ phẩm Việt lại chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, vì chất lượng mỹ phẩm Việt chưa được đồng đều giữa đồ trang điểm và mặt hàng chăm sóc da nên có một sự thật là nhiều người tiêu dùng dùng sản phẩm dưỡng da là hàng Việt nhưng khi trang điểm thì nhất thiết dùng hàng ngoại.
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hầu hết các hãng đều phải mua nguyên liệu từ một số nơi cơ bản, ví dụ nhập nguyên liệu hóa chất từ Đức, tinh dầu thảo mộc từ Pháp, hay nguyên liệu cây, cỏ, hoa… từ Ấn Độ, Philippines. Còn lại là do cách pha chế, bí quyết, công thức riêng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khâu quyết định vẫn là chiến lược quảng bá thương hiệu.
Các đối thủ ngoại trong thị trường Dược mỹ phẩm rất mạnh, vì vậy các doanh nghiệp dược mỹ phẩm Việt cần định hình hướng cạnh tranh rõ ràng, chiến lược phù hợp mới có thể hi vọng thắng ở sân nhà.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Các bài viết liên quan về thị trường dược phẩm, mỹ phẩm Việt Nam:
dược phẩm
Thị trường dược mỹ phẩm