Đăng bởi Babuki JSC vào 21/01/2021

Ngành dược phẩm Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Dự báo thời gian tới thị trường sẽ đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2024 và 11,5 tỷ USD vào năm 2029.

Ông Ngô Anh Ngọc chia sẻ về xu hướng chuyển dịch mô hình thương mại hóa trong lĩnh vực Dược phẩm

Ông Ngô Anh Ngọc chia sẻ về xu hướng chuyển dịch mô hình thương mại hóa trong lĩnh vực Dược phẩm. Ảnh: Nguyễn Ngọc 

Tại buổi hội thảo “Xu hướng chuyển dịch mô hình kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm”, ông Ngô Anh Ngọc, CEO Babuki chia sẻ, năm 2020 quy mô thị trường dược phẩm ở mức 7,1 tỷ USD với mức tăng trưởng 10% trong giai đoạn 2017-2020. Dự báo thời gian tới thị trường sẽ đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2024 và 11,5 tỷ USD vào năm 2029.

Cũng theo ông Ngọc, thị trường thuốc kê đơn chiếm tỷ trọng chính với hơn 75% và từng bước gia tăng thị phần 76% vào năm 2024 và 77% vào năm 2029.

Kết quả này có được nhờ vào chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao, tăng số lượng người dân có bảo hiểm xã hội và chất lượng hạ tầng y tế cũng được nâng cao.

Tăng trưởng của nhóm thuốc biệt dược cũng tăng chậm hơn nhóm thuốc Generic (thuốc sản xuất sau biệt dược và có giá thấp hơn nhiều lần) bởi chính sách tăng thuốc Generic nhằm giảm tổng chi phí điều trị cho người dân cũng như mục tiêu tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước đạt 80% vào năm nay.

Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm của Việt Nam lần lượt là 2,79 triệu USD và 407 triệu USD.

Thi truong duoc pham Viet Nam

Các diễn giả, chủ doanh nghiệp chia sẻ về sức tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam tại hội thảo

Tại Việt Nam mảng dược phẩm được phân phối qua 2 kênh lớn là bệnh  viện và nhà thuốc. Trong đó bệnh viện là kênh chủ lực mà các nhà sản xuất dược phẩm nhắm đến với số lượng tiêu thụ lớn (70% thị phần). Hiện nay cả nước cũng có hơn 60.000 nhà thuốc.

Theo nghiên cứu của Mintel – một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu cơ sở tại Anh cho biết thị trường mỹ phẩm Việt Nam có quy mô khoảng 2,3 tỷ USD vào cuối năm 2018 và hoạt động chủ yếu theo hình thức bán lẻ truyền thống.

Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chiếm khoảng 10% thị phần. Trước nay phần lớn nhắm vào phân khúc giá thấp và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Dự kiến 10 năm tới tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Việt Nam sẽ ở mức 2 con số.

Số liệu do Hiệp hội Hóa mỹ phẩm TP.HCM cung cấp, Hàn Quốc hiện là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần, EU đứng ở vị trí thứ 2 với 23% thị phần, Nhật Bản chiếm 17%, Thái Lan 13%, Mỹ 10% và các nước còn lại 7%.

Source: chatluongvacuocsong

Từ khoá:

dược phẩm

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Báo chí Case study Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Gọi vốn 1 triệu USD thành công, founder GoStream chia sẻ bí quyết “3C” giúp startup “quyến rũ” bất kỳ nhà đầu tư nào

CGO GoStream chia sẻ rằng để thuyết phục các nhà đầu tư ‘kết hôn’ với mình, các startup cần 3 chữ C: Chân thật, Cuốn hút và Con cái. Bên cạnh đó, các startup cũng phải tỉnh táo trước hấp lực tiền bạc, phải nhớ là mình gọi vốn để đầu tư chứ không phải để tồn tại, thêm nguồn lực để phát triển chứ không phải bán công ty.

15/04/2021 • Kathy Trần
Báo chí Case study Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư Nhà hàng / Cafe

Gọi vốn cộng đồng: ông chủ Lão Trư BBQ huy động 50% vốn cả năm chỉ sau 3 tuần như thế nào?

Lão Concepts Holding – doanh nghiệp quản lý chuỗi Lão Trư BBQ và Lão Ngưu, đã sử dụng phương thức “Gọi vốn cộng đồng”. Chỉ trong 3 tuần, họ đã họ huy động được 50% số vốn cần có để hoạt động trong 1 năm.

15/04/2021 • Kathy Trần
Báo chí Chiến lược Chiến lược kinh doanh Nhà hàng / Cafe

Doanh nghiệp Nhà hàng/ cafe và vấn đề sống sót qua COVID-19

Sau COVID-19, nhiều nhà hàng / cafe áp dụng mô hình kinh doanh online. Điều này mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng không ít thách thức.

15/04/2021 • Babuki JSC
Báo chí Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư Nhà hàng / Cafe

Startup khát vốn: lối đi nào trong năm 2021?

Cơ hội và rủi ro khi nhận vốn luôn song hành, vì vậy việc nắm rõ được hình thức, đặc tính, cách tiếp cận các nguồn vốn cũng như những yêu cầu của quá trình gọi vốn sẽ giúp các nhà sáng lập có những bước đi đúng đắn, giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong năm 2021.

15/04/2021 • Kathy Trần
Báo chí Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Vì sao một số startup Việt vẫn gọi vốn được hàng tỷ đồng giữa bối cảnh khủng hoảng vì Covid-19?

Dù Covid-19 gây nên những “vết sẹo lớn” cho doanh nghiệp và nền kinh tế toàn cầu, song đây là thời điểm để các startup “kỳ lân” được sinh ra. Vậy những yếu tố nào giúp startup thành công gọi vốn để “vượt bão” trong thời điểm này?

15/04/2021 • Kathy Trần
Báo chí Chuyển đổi số Vận hành / Chuỗi cung ứng

Không có mẫu chung cho chuyển đổi số

Giải pháp chuyển đổi số, hệ thống công nghệ áp dụng cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp phụ thuộc vào điều kiện và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

23/01/2021 • Babuki JSC
Báo chí Chiến lược Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp

Babuki “bán buôn kinh nghiệm” qua phân phối giải pháp công nghệ

Sáng lập Babuki, anh Ngô Anh Ngọc kỳ vọng đơn vị phân phối các giải pháp công nghệ này có thể trở thành “cánh tay đắc lực” cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam.

10/01/2021 • Babuki JSC
Báo chí Khởi nghiệp Nhà hàng / Cafe

Khởi nghiệp Nhà hàng / cafe: Chuyển dịch mô hình kinh doanh và đầu tư

Trước tác động của Covid-19, các công ty, cá nhân khởi nghiệp FnB cần thận trọng với quyết định mở rộng, khuếch trương, ngược lại, nên tập trung quản trị rủi ro, linh hoạt ứng phó, xoay chuyển chiến lược để đón cơ hội.

16/04/2020 • Kathy Trần