Đăng bởi Babuki JSC vào 28/07/2021

Quy mô thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam được ước tính khoảng 948 nghìn tỷ VND (31.919 nghìn tấn) vào năm 2020. Do ảnh hưởng của đại dịch, quy mô thị trường tăng 13,16% so với năm 2019, và được dự kiến sẽ tăng đến 1.307 nghìn tỷ VND cho đến năm 2025, tương ững với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm trung bình là 6,6%.

Trong các loại thực phẩm, thịt và cá chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt chiếm 34,59% và 20,11%. Theo sau đó là trái cây – 19,10% và rau – 15,04%.

Doanh số thị trường thực phẩm tươi sống, nghìn tỷ VND

Thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V01

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thị trường thực phẩm tươi sống

COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ ăn uống (nhà hàng / cafe) và doanh số bán thực phẩm tươi sống trong năm 2020. Sự sụt giảm đáng kể trong du lịch quốc tế cũng đè nặng lên nhu cầu dịch vụ ăn uống, và người tiêu dùng địa phương cũng ít ăn uống ngoài hơn do tác động tiêu cực của đại dịch đối với niềm tin của người tiêu dùng và nỗi sợ lây lan.

Sự suy giảm nhu cầu do văn phòng, trường học dừng hoạt động, và các nhà hàng / cafe đóng cửa trong một thời gian cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

Tuy nhiên, nhìn chung, tác động của đại dịch đến doanh số bán lẻ thực phẩm tươi sống là tích cực. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, người tiêu dùng khá lo ngại về tình trạng thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu. Nhưng lượng thực phẩm dự trữ đầy đủ đã đẩy lùi mối lo ngại này.

Nhu cầu bán lẻ thực phẩm tươi sống cũng được thúc đẩy bởi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn ở nhà và tự nấu ăn nhiều hơn. Đối với một vài loại thực phẩm, doanh số bán lẻ tiếp tục tăng do giá cả giảm. Đặc biệt là đối với các loại trái cây và các loại hạt trồng trong nước, bởi vì xuất khẩu giảm dẫn đến nguồn cung trong nước tăng lên.

Đại dịch tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế khiến nhiều người tiêu dùng nhạy cảm hơn với giá cả. Điều này khiến một số bộ phận người tiêu dùng thay thế thịt gia cầm bằng thịt lợn, vì thịt lợn trở nên rẻ hơn. Đại dịch cũng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng đối với trứng, sản phẩm được coi là một nguồn protein rẻ.

Các quy định về vận chuyển hàng hóa quốc tế chặt chẽ hơn cho ảnh hưởng của đại dịch đã khiến sản lượng xuất khẩu cá và thủy sản của Việt Nam sụt giảm. Điều này khiến nguồn cung trong nước tăng lên và giá giảm đáng kể, góp phần làm doanh số bán lẻ tăng mạnh. Tác động của đại dịch đến nền kinh tế cũng dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm được coi là xa xỉ, chẳng hạn như hạnh nhân và hạt dẻ cười.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Việt Nam ghi nhận rất ít trường hợp nhiễm COVID-19 trong giai đoạn đầu của đại dịch. Chính phủ đã đình chỉ các chuyến bay từ Trung Quốc từ ngày 01/02 và tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 25/03. Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 01/4 đến ngày 22/04/2020.

Trong thời gian giãn cách xã hội, tất cả các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, trường học đều đóng cửa, ngoại trừ các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh các vật phẩm thiết yếu. Quy định cách xa nhau 2m đã được áp dụng nghiêm ngặt tại tất cả các nơi công cộng và chỉ được tụ tập dưới 20 người.

Giãn cách xã hội đã sớm được dỡ bỏ, tuy nhiên các nhà hàng / cafe vẫn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Các trường học và cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại từ ngày 04/5, nhưng các dịch vụ không thiết yếu, chẳng hạn như quán bar và tiệm karaoke, vẫn đóng cửa. Ngoài ra, giới hạn tụ tập công khai đã được tăng lên 30 người. Tuy nhiên, các hạn chế đối với du lịch quốc tế vẫn được áp dụng cho đến khi có thông báo mới, và những người nhập cảnh vào Việt Nam này phải cách ly trong 14 ngày.

Kể từ tháng 5, các hạn chế tạm thời được áp dụng lại ở một số khu vực có rủi ro cao. Vào cuối tháng 7, Đà Nẵng ghi nhận sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19, khiến thành phố phải cách ly 15 ngày và sơ tán khoảng 80.000 người. Vài ngày sau, thành phố Hội An lân cận cũng bị cách ly.

Đầu tháng 6/2021 thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 mới, chính quyền thành phố đã tiến hành các biện pháp giãn cách kéo dài cho đến cuối tháng 7/2021, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi mà số bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tăng nhanh chưa từng có, lên đến hàng ngàn người mỗi ngày.

Tiếp sau Hồ Chí Minh, Hà Nội ra chỉ thị số 16 thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố trong vòng 15 ngày bắt đầu từ ngày 24/7. Chính phủ kỳ vọng những biện pháp giãn cách sẽ hỗ trợ kiểm soát tình hình lây lan dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh kiểm soát tình hình lây lan, tiêm vaccine cũng là ưu tiên hàng đầu. Đến cuói tháng 7/2021 Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có 7.493.300 liều vắc xin COVID-19 với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 2.493.200 liều AstraZeneca. Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 25/7, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 4.535.741 liều.

Thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V02

Chuyển đổi trong ngành bán lẻ

Các nhà bán lẻ tạp hóa truyền thống, đặc biệt là chợ ẩm thực, vẫn chiếm ưu thế trong doanh số bán lẻ thực phẩm tươi sống ở Việt Nam. Bên cạnh đó kênh bán lẻ hiện đại – đại siêu thị và siêu thị – đang ngày càng quan trọng.

COVID-19 dường như đã thúc đẩy xu hướng này: doanh số bán lẻ thực phẩm tươi sống tại các cửa hàng bán lẻ tạp hóa hiện đại tăng hơn 25% vào năm 2020, trong khi doanh số bán lẻ của các cửa hàng bán lẻ tạp hóa truyền thống không vượt quá một chữ số.

Các nhà bán lẻ tạp hóa hiện đại được hưởng lợi từ việc người tiêu dùng mua số lượng lớn, vì họ lo ngại tình trạng thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu trong giai đoạn đầu của đại dịch. Nhìn chung, sự thiếu hụt này không đáng kể, chỉ xảy đến ở một số sản phẩm nhập khẩu do sự gián đoạn thương mại quốc tế bởi đại dịch gây ra.

Thương mại điện tử cũng là một kênh phân phối thực phẩm tươi sống ở Việt Nam song chiếm thị phần không đáng kể.

Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo với thị trường thực phẩm tươi sống?

Năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến sự đảo ngược trong nhiều xu hướng thống trị thị trường thực phẩm tươi sống, khi mối đe dọa do đại dịch được kỳ vọng sẽ suy yếu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các loại thực phẩm tươi sống, sẽ mất vài năm để doanh số phục hồi về mức trước đại dịch. Ví dụ: doanh số bán dịch vụ ăn uống của cá và hải sản sẽ không vượt qua mức đỉnh năm 2019 cho đến giữa năm 2022.

Doanh số bán thực phẩm tươi sống giai đoạn 2020 – 2025, nghìn tấn

Thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam 2020, dự báo tới 2025 - V03

Vào năm 2022, người tiêu dùng dành ít thời gian ở nhà hơn sẽ làm suy yếu nhu cầu bán lẻ thực phẩm tươi sống, và việc tích trữ xảy ra trong giai đoạn đầu của đại dịch rất khó có thể lặp lại. Mặt khác, nhu cầu bán lẻ đối với thực phẩm tươi sống sẽ tăng lên khi nền kinh tế hồi sinh trở lại. Vì lý do này, thịt lợn được dự báo là sẽ có tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng cao hơn so với gia cầm  trong giai đoạn dự báo.

Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sức khỏe tăng lên sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán lẻ trái cây và các loại hạt trong giai đoạn dự báo, nhưng điều này có thể sẽ cản trở sự tăng trưởng về doanh số bán lẻ đường và chất ngọt.

Trên đây là tổng quan và dự báo xu hướng phát triển của toàn thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam giai đoạn 2020-2025. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể từng thị trường nhỏ hơn trong các bài viết sau.

Nguồn: Euromonitor

Babuki lược dịch và hiệu đính

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

20/02/2022 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Phân tích Thị trường

Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

17/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

04/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

20/01/2022 • Kathy Trần
Phân tích Thị trường

Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

13/12/2021 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

24/08/2021 • Kathy Trần