Đăng bởi Babuki JSC vào 13/01/2021

Lợi ích hiển nhiên mà Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) mang lại đó là nguồn vốn rất lớn mà không phải đi vay mượn. Bằng cách “chia để trị”, startup nhận được một khoản tiền lớn từ nhiều khoản ủng hộ nhỏ từ một lượng đông đảo người quan tâm đến dự án. Ngoài ra nó còn mang lại nhiều thứ hơn là nguồn tài chính.

Lợi ích của Gọi vốn cộng đồng

Tiếp cận đến nhiều người hơn

Gọi vốn cộng đồng còn là nơi để thu hút một lượng khách hàng tiềm năng có thể sẽ trở thành những người mua hàng thực thụ và trở thành đại sứ của dự án, giúp truyền miệng để nhiều người biết về dự án hơn.

Ví dụ, kênh gây quỹ cộng đồng Kickstarter có đến hơn 15 triệu người đang hoạt động và ủng hộ cho hơn 400.000 dự án khác nhau. Có thể thấy, dù gây quỹ không thành công nhưng chiến dịch cũng sẽ giúp startup nhận được sự biết đến của nhiều người hơn.

Nhìn lại sản phẩm của mình

Để thật sự ra mắt một chiến dịch gọi vốn cộng đồng thành công, các startup phải chuẩn bị rất kỹ càng. Điều này thường bao gồm một quá trình nhìn lại tổng thể công ty, từ lịch sử hình thành và phát triển của công ty, những phiên bản của sản phẩm, các thành viên, và nhiều thứ khác.

Quá trình này giúp các startup nhìn nhận lại bản thân để có thể tạo nên một chiến dịch gọi vốn cộng đồng hiệu quả và thành công nhất.

Xác nhận độ khả thi của ý tưởng startup

Có nhiều cách để “trao thưởng” cho những người ủng hộ dự án. Cách phổ biến đó là dựa trên phần thưởng, nghĩa là những người/nhóm đã ủng hộ tham gia vào việc ra mắt một sản phẩm mới sẽ được mua sản phẩm ở mức giá ưu đãi hoặc được nhận một món quà cho khoản đầu tư của họ.

Gọi vốn cộng đồng Mang Lại Những Gì Cho Startup

Từ sự phản hồi đầy hữu ích của công chúng đối với dự án, các startup có thể biết được những điểm có thể được cải thiện ở sản phẩm hay dự án của mình. Đây là những kinh nghiệm vô cùng quý giá mà gọi vốn cộng đồng có thể mang lại.

Tính hiệu quả

Một trong những lợi ích của việc gọi vốn cộng đồng trực tuyến là ở độ hiệu quả của việc thực hiện chiến dịch. Tất cả các nỗ lực gây quỹ đều được chuẩn hóa ở cùng một nơi (thường là một trang web) mà hàng trăm, hàng nghìn nhà đầu tư tiềm năng có thể dễ dàng tiếp cận để ủng hộ dự án một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các cổng thanh toán điện tử.

Đã qua rồi cái thời mà doanh nghiệp phải in tài liệu, gửi tờ rơi hay gọi điện đến hàng trăm nhà tài trợ tiềm năng. Các nỗ lực quảng bá, thu hút, kêu gọi quỹ truyền thống và thủ công giờ đã có thể được hoàn tất trực tuyến ở định dạng dễ tiếp cận hơn, giúp startup có nhiều thời gian hơn để “chăm lo” cho những việc quan trọng không kém khác.

7 bài học về gọi vốn cộng đồng mà các startup nên biết

Gọi vốn cộng đồng là cách thức để tạo nguồn vốn lớn cho các ý tưởng kinh doanh mới. Cũng giống như nhóm phi lợi nhuận đang tìm kiếm nguồn tài trợ, nghệ sĩ tìm kiếm sự công nhận cho những nỗ lực sáng tạo. Tuy nhiên, giống như mọi cơ hội khác – đi kèm với nó luôn là những khó khăn, thách thức.

Chú ý đến mô hình kinh doanh cũng như giải pháp

Đại đa số các doanh nghiệp có được lợi ích từ gọi vốn cộng đồng đều từ những nhà đầu tư không chuyên. Họ thường là những người chỉ tập trung vào tính năng sản phẩm và giá trị mà nó mang lại cho cộng đồng hơn là những lợi nhuận về mặt tài chính mà sản phẩm đó mang lại. Chính vì vậy rất có thể bạn sẽ thất bại trong việc gọi vốn nếu không tập trung vào mô hình kinh doanh và các giải pháp để phát triển sản phẩm. Hãy dự trù các chi phí và doanh thu của bạn một cách cẩn thận.

Đừng đánh giá thấp số vốn thực tế cần kêu gọi

Một ưu điểm của nhà đầu tư chuyên nghiệp là sự ghi nhận rõ ràng của họ về số tiền dành cho marketing, kiểm kê và nhân sự. Nếu kêu gọi một số vốn phi thực tế hay phóng đại thì bạn sẽ gần như giết chết uy tín và startup của mình. Tham khảo lượng vốn cần thu hút từ những chuyên gia tư vấn.

Chuẩn bị tinh thần cho việc hợp tác với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm

Mọi doanh nhân với doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tư sẽ nói với bạn sự khó khăn để giao tiếp một cách hiệu quả với một vài nhà đầu tư. Với gọi vốn cộng đồng, con số những người đóng góp có thể lên tới hàng trăm. Tất cả họ đều mong chờ được biết tình hình hiện tại của công ty và các kết quả kinh doanh. Bạn cần một nhóm chuyên nghiệp và nguồn tài trợ bổ sung dành riêng cho vấn đề này.

Không bỏ qua kế hoạch kinh doanh

Nhiều doanh nhân tin rằng kế hoạch kinh doanh chỉ để làm vừa lòng các nhà đầu tư chuyên nghiệp và có thể bỏ qua với gọi vốn cộng đồng. Trên thực tế, giá trị mang lại của một bản kế hoạch chi tiết thậm chí sẽ lớn hơn khi các nhà đầu tư hài lòng về nó. Hãy tiếp nhận những góp ý chuyên nghiệp để tạo ra bản kế hoạch khả thi nhất có thể.

Gọi vốn cộng đồng Mang Lại Những Gì Cho Startup

Đảm bảo nhóm khách hàng mục tiêu phản hồi tốt về sản phẩm của bạn

Gọi vốn cộng đồng vẫn còn là một hiện tượng của nhóm khách hàng thích nghi nhanh. Và những người này có thể làm bạn đánh giá không đúng yêu cầu đối với một thị trường rộng lớn hơn cũng như quy mô tiềm năng của nó. Mặt khác, nếu giải pháp của bạn đặt mục tiêu vào nhóm khách hàng boomers (những người sinh ra sau chiến tranh >50 tuổi) hay yêu cầu hiểu biết sâu về kỹ thuật, gọi vốn cộng đồng có thể là vô ích.

Cẩn thận với quyền sở hữu trí tuệ của bạn

Môi trường của gọi vốn cộng đồng không thuận tiện cho việc xử lý các thỏa thuận không công khai, điều mà bạn có thể mong chờ từ nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với một con số lớn các yêu cầu chi tiết từ các nhà đầu tư ẩn danh, nhiều khả năng bạn đang lộ thông tin ra trước những đối thủ tiềm tàng. Nên nhớ đừng để lộ những thông tin IP (bản quyền).

Đừng quên tính đến thời gian và chi phí của các chiến dịch gọi vốn cộng đồng

Các doanh nhân tin rằng gọi vốn cộng đồng về cơ bản là miễn phí. Họ quên đi chi phí nền tảng – thường là 5% – thuế đối với các cam kết, sự chuẩn bị và cam kết trên phương tiện truyền thông để thực hiện chiến dịch, và yêu cầu hoàn trả nếu bạn không đạt được mục tiêu.

Hãy để lại thông tin liên hệ để Babuki có thể gửi đến bạn các bài viết hay hoặc hỗ trợ tư vấn về chiến lược và quản trị.

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư

Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

01/04/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Các thương vụ đầu tư nổi bật vào doanh nghiệp Việt 2022 (P1)

Năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng.

22/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

17/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

14/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

08/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

10 thương vụ M&A nổi bật của Việt Nam năm 2021

Thị trường M&A Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu trên đà phục hồi với một số các thương vụ lớn, bất chấp đại dịch Covid gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế.

07/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

24/01/2022 • Kathy Trần