Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

IPO (Initial Public Offering) là tên viết tắt cho thuật ngữ Phát hành lần đầu ra công chúng. Đây là thuật ngữ giải nghĩa cho hành động chào bán chứng khoán, tung cổ phiếu lên sàn lần đầu tiên cho công chúng.

Rất khó xác định đúng thời điểm để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi mà chúng ta chứng kiến sự biến động rất đột ngột và rất lớn của thị trường. Có một số công ty ở Việt Nam đã IPO nhưng “ế” thảm hại (Những Cuộc IPO Thất Bại ở Việt Nam), vì vậy bạn cần phải xác định xem công ty mình đã sẵn sàng IPO chưa để có những kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.

Mặc dù mỗi công ty có một thời điểm khác nhau, có một vài đặc điểm chung mà các công ty sẵn sàng IPO luôn có.

Lý do doanh nghiệp thực hiện IPO

Phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ làm gia tăng đáng kể lượng tiền mặt, lượng vốn và mở ra nhiều cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp. Sau IPO, mỗi khi thị trường có nhu cầu, các Công ty này sẽ phát hành thêm cổ phiếu.

Đây cũng là hình thức mà các Công ty lớn mua bán và sáp nhập các Công ty nhỏ lẻ bằng việc tận dụng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Hình thức cổ phần hóa cũng giúp nhân viên trong Công ty có thể có được một lượng cổ phần nhất định từ công ty.

Điều kiện và thủ tục đăng ký để chào bán cổ phiếu

– Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ VNĐ trở lên dựa trên những giá trị trên sổ kế toán.

– Hoạt động kinh doanh năm trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu cần có lãi, không có lỗ cho đến năm đăng ký đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

– Đưa ra phương án phát hành, sử dụng vốn thu từ đợt chào bán và được Hội đồng quản trị thông qua.

Rủi ro của việc IPO

Theo các chuyên gia nhận định, việc phát hành cổ phiếu chính thức giúp Công ty gia tăng được nguồn vốn đáng kể. Tuy vậy chi phí để đưa cổ phiếu Công ty lên sàn cũng rất cao, phương án sai sót có thể khiến người đứng đầu Công ty bị mất quyền điều hành, kiểm soát kinh doanh.

– CEO, CFO, các thành viên Ban Giám Đốc cần chịu trách nhiệm nhiều hơn cho những bước đi của Công ty, đảm bảo hiểu rõ các quy định, luật pháp Chính Phủ ban hành.

– Các chi phí hành chính, thủ tục kế toán sẽ tăng lên 3-4 lần khi được niêm yết trên sàn chứng khoán. Việc phát sinh chi phí cần đảm bảo kiểm soát trước khi ảnh hưởng đến nguồn thu của Công ty.

– Các hoạt động mua bán cổ phiếu của Công ty bị tác động, ảnh hưởng và phải thay đổi liên tục theo các chính sách của Chính Phủ, gây ra những bất lợi trong việc tính toán hướng phát triển.

– Thường xuyên phải công bố các tình hình hoạt động / tài chính của các Công ty cho các cổ đông, xã hội.

– Luôn bị áp lực phải duy trì tốc độ tăng trưởng.

– Có nguy cơ dễ dàng bị mất quyền kiểm soát, mọi quyết định cần có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng IPO

Có thể dự báo chính xác tình hình tài chính

Dự báo chính xác doanh thu và chi phí là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong thành công của công ty, đặc biệt là một công ty đại chúng với các cổ đông có tổ chức. Những dự báo bị sai có thể có tác động lớn đến việc định giá của công ty và khả năng tăng nợ hoặc tăng vốn cổ phần một lần nữa.

Theo đó, phát triển các chức năng dự báo và lập ngân sách chính xác trong khi công ty của bạn còn hoạt động riêng tư là một bước quan trọng trong việc chứng minh tính chính xác và nhất quán của báo cáo tài chính của công ty để có được sự tin cậy với các nhà đầu tư. Bạn sẽ phải chia sẻ báo cáo tài chính và các dự báo trong quá trình IPO. Công ty bảo lãnh của bạn có thể đề xuất một số năm chính xác mà bạn nên được kiểm toán.

Có đội ngũ điều hành phù hợp

Đội ngũ đã dẫn dắt công ty của bạn trong thời kì phát triển nhanh chóng cho đến giai đoạn này có thể cần phải điều chỉnh để lãnh đạo công ty sau khi IPO. Bạn có người có kinh nghiệm về công ty đại chúng trong dàn lãnh đạo của bạn? Họ có phải là đội ngũ để lãnh đạo tăng trưởng công ty lên cấp độ tiếp theo? Lập kế hoạch cơ cấu tổ chức của bạn trước khi IPO có thể giúp tăng thêm sự ổn định và hiệu quả khi đến lúc phải mở rộng và giới thiệu nhân viên mới cho công ty.

Điều quan trọng là phải suy nghĩ về cấu trúc nhóm, vai trò và trách nhiệm, và các dòng báo cáo trước IPO.

IPO là gì? Những điều các nhà đầu tư cần biết về IPO

Ví dụ, bạn có thể muốn tập trung vào việc tăng nhân viên tài chính và kế toán của mình và có thể phát triển nhiều hơn sự tập trung vào truyền thông bên ngoài. Một lĩnh vực cụ thể mà bạn có thể chưa để ý khi là một công ty tư nhân: bộ phận quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations – IR). Bạn muốn có 1 nhân viên quan hệ với nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc có thể là một chuyên gia tư vấn IR, cùng với cơ sở hạ tầng IR mạnh mẽ cho phép công ty của bạn giao tiếp hiệu quả với thị trường.

Công ty thường xuyên chốt sổ đúng hạn và sẵn sàng để được kiểm toán

Công ty nên ở vị trí có thể liên tục chốt báo cáo tài chính hàng quý đúng hạn trước khi IPO. Ngay cả các công ty được hỗ trợ bởi vốn cổ phần tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm cũng cần cung cấp báo cáo thường xuyên cho hội đồng quản trị và các quỹ đầu tư để cũng thấy được sự nghiêm ngặt hơn trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính đầy đủ ngay từ đầu.

Thực hiện trước bài tập này giúp bạn chuẩn bị cho các nghĩa vụ báo cáo công khai và có thể phát hiện ra nhu cầu tuyển dụng thêm nhân viên bổ sung để báo cáo, kiểm soát nội bộ hoặc các lĩnh vực khác liên quan đến lập kế hoạch và phân tích tài chính.

Là một công ty đại chúng tuân thủ đúng luật, bạn sẽ sẽ phải được kiểm toán thường xuyên. Để chuẩn bị, nên thực hiện một số cuộc kiểm toán nội bộ trước khi IPO. Kiểm toán viên sẽ xem xét hồ sơ tài chính và kiểm soát nội bộ của bạn để xác định bất kỳ vấn đề tiềm năng nào và phác thảo các giải pháp phác thảo.

Kỳ vọng thực tế vào định giá

Khi công ty của bạn tham gia vào thị trường đại chúng, việc định giá của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi bội số giá / lợi nhuận của các giao dịch khác được công khai. Các nhà đầu tư và bảo lãnh tài chính của bạn sẽ đánh giá môi trường định giá để giúp bạn đặt kỳ vọng thực tế. Các điều kiện thị trường tại thời điểm IPO của bạn sẽ ảnh hưởng đến mức định giá có thể được dự kiến ban đầu, và sau đó hoạt động hiệu quả của công ty với tư cách là một công ty đại chúng sẽ giúp thiết lập định giá của công ty bạn trong dài hạn.

Hoạt động kinh doanh hấp dẫn để ra mắt công chúng

Lý do rõ ràng để Phát hành lần đầu ra công chúng là để có được quyền gia nhập vào thị trường vốn và thiết lập một loại tiền tệ để huy động thêm vốn, thực hiện Mua bán và sáp nhận và thưởng ESOP (chính sách cổ phiếu thưởng) cho nhân viên dựa trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, vốn huy động thông qua IPO có thể là một nguồn quan trọng để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, sản phẩm mới, chi tiêu vốn, mua lại và hoạt động liên tục.

IPO là gì? Mục đích và điều kiện để công ty được IPO - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

IPO được coi là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của công ty và việc niêm yết lần đầu ra công chúng thường được xem là một chỉ số mạnh mẽ cho thấy doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị và tuân thủ nghiêm ngặt. Và tất nhiên, một động lực khác để đưa công ty của bạn IPO là cung cấp thanh khoản sớm cho các bên liên quan và cơ hội thu được lợi nhuận từ rủi ro mà họ đã đầu tư để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Có lộ trình chiến lược rõ ràng

Lộ trình chiến lược của công ty bạn là kế hoạch chi tiết liên quan tới đầu tư của công ty. Tài liệu hồ sơ gọi vốn mô tả doanh nghiệp của bạn một cách hấp dẫn đồng thời cung cấp một chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng để phát triển doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận đầu tư mà các cổ đông tương lai mong đợi từ một công ty đại chúng. Khi IPO, chiến lược của công ty bạn sẽ thúc đẩy đầu tư và đưa ra tầm nhìn quản lý cho tương lai.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Từ khoá:

IPO

startup

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư

Thương mại xã hội Đông Nam Á thu hút đầu tư năm 2022

Chỉ trong một thời gian ngắn – từ năm 2020 đến đầu năm 2020 – gần 20 công ty khởi nghiệp thương mại xã hội ở Đông Nam Á đã công bố các đợt gọi vốn mới.

01/04/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Các thương vụ đầu tư nổi bật vào doanh nghiệp Việt 2022 (P1)

Năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đón nhận những khoản đầu tư giá trị từ các quỹ đầu tư lớn. Chuỗi bài viết này điểm các thương vụ đầu tư nổi bật theo từng tháng.

22/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Mua bán sáp nhập & Exit: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Các tập đoàn và kỳ lân “cây nhà lá vườn” của Việt Nam đang nổi lên như những đối thủ lớn ở bối cảnh M&A trong nước.

17/03/2022 • Kathy Trần
Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Doanh nghiệp nên chọn loại hình huy động vốn nào?

Bài viết tóm tắt bối cảnh huy động vốn, các loại hình huy động vốn và ưu nhược điểm của từng loại hình, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với mình.

14/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chia sẻ tri thức Khởi nghiệp M&A / Gọi vốn đầu tư

Những thương vụ đầu tư lớn nhất vào startup Việt 2021 và triển vọng 2022

Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã lập kỷ lục mới khi huy động được 1,35 tỷ USD trong năm 2021 với thương vụ lớn nhất có giá trị lên tới 258 triệu USD.

08/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

10 thương vụ M&A nổi bật của Việt Nam năm 2021

Thị trường M&A Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu trên đà phục hồi với một số các thương vụ lớn, bất chấp đại dịch Covid gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế.

07/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce M&A / Gọi vốn đầu tư Tin tức

Chuỗi bán lẻ Con Cưng nhận đầu tư 90 triệu USD từ Quadria Capital

Chuỗi bán lẻ Con Cưng sau khi nhận đầu tư kì vọng mở 2.000 cửa hàng toàn quốc vào năm 2025, mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển siêu ứng dụng.

24/01/2022 • Kathy Trần