Đăng bởi Babuki JSC vào 27/05/2021

Khi nghĩ đến thương hiệu chuỗi gà rán nhượng quyền KFC, rất có thể bạn sẽ nhớ đến “Kentucky Fried Chicken”, Colonel Sanders và slogan “It’s finger lickin’ good.” (Vị ngon trên từng ngón tay).

  • Thương hiệu chuỗi gà rán đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi bắt đầu ở Louisville, Kentucky.
  • Ngày nay, KFC phục vụ khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có 4.000 trong tổng số 23.000 địa điểm đặt tại Mỹ.
  • KFC thuộc sở hữu của công ty mẹ, Yum! Brands (YUM), công ty sở hữu các thương hiệu chuỗi nhà hàng lớn khác như Taco Bell và Pizza Hut.

Hành trình phát triển và nhượng quyền của Chuỗi gà rán KFC? - V01

Lịch sử của KFC

Kentucky Fried Chicken, ngày nay được gọi là KFC, được thành lập vào năm 1955 bởi Đại tá Harland Sanders ở Corbin, Kentucky. Nhưng câu chuyện của KFC được bắt đầu trước đó một chút.

  • Sanders sinh năm 1890 và ở tuổi 12, ông rời nhà để đi làm nông sau một thời thơ ấu đầy khó khăn.
  • Năm 15 tuổi, ông rời trang trại để làm một loạt công việc với nhiều thành công khác nhau: họa sĩ, lính cứu hỏa đường sắt, thợ cày, người điều khiển xe điện, điều hành phà, nhân viên bán bảo hiểm và điều hành trạm dịch vụ.
  • Đến năm 1929, Harland đã mở một trạm xăng của riêng mình ở Corbin, Kentucky. Tại đây, ông đã nấu ăn cho gia đình và khách hàng thường xuyên ở phòng sau trạm xăng
  • Sanders đã từng thích sử dụng các công thức mà mẹ ông đã dạy ông làm: Gà áp chảo, giăm bông đồng quê, rau tươi và bánh quy tự làm,… Ông dường như là một tay ‘giỏi’ nấu ăn và tin tức bắt đầu lan truyền rộng rãi cho phép ông mở một nhà hàng và nhà nghỉ có 142 chỗ ngồi gần đó – “The Harland Sanders Court and Café”.

Năm 1936, Sanders vinh dự được thống đốc bang trao tặng danh hiệu “Đại tá Kentucky”. Trong khoảng thời gian này, Sanders cũng đã tìm cách hoàn thiện một phương pháp đẩy nhanh quá trình nấu cho món gà của mình – “pressure cooking” (nấu ăn dưới áp suất). Điều này làm giảm thời gian cần thiết để nấu món gà trong khi vẫn giữ được chất lượng của thực phẩm. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp và ông thậm chí còn nhận được sự chứng thực trong “Adventure in Good Eating” của Duncan Hine vào năm 1939.

Đến đầu những năm 1940, Sanders đã cố gắng hoàn thiện “Công thức nguyên bản” của mình gồm 11 loại thảo mộc và gia vị. Điều này không bao giờ được tiết lộ với công chúng nhưng, như ông đã thừa nhận, được làm từ các thành phần thông dụng “có ở trên kệ để gia vị của mọi nhà”.

Nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, việc tiết kiệm xăng và du lich giảm sút đã buộc ông phải đóng cửa cửa hàng. Nhà nghỉ và quán cà phê hoạt động khập khiễng và sau một thời gian ngắn sau chiến tranh, vào những năm 1950, việc xây dựng theo kế hoạch của Xa lộ Liên tiểu bang 75 sẽ đi qua Corbin hoàn toàn đe dọa khả năng tồn tại công việc kinh doanh của ông trong tương lai.

Sanders cần một kế hoạch mới. Đại tá Sander đã bán hết và đi du lịch khắp nước Mỹ để nhượng quyền công thức của mình cho các chủ nhà hàng khác. KFC, như chúng ta biết ngày nay, đã ra đời.

Đại tá Sanders bao nhiêu tuổi khi ông bắt đầu KFC?

  • Nếu tính theo ngày thành lập, Colonol Sanders đã 65 tuổi.
Vào đầu những năm 1950, Đại tá Sanders bắt đầu bán nhượng quyền công thức nấu ăn của mình sau khi ông buộc phải đóng cửa nhà hàng và nhà nghỉ của mình.
  • Người nhận nhượng quyền đầu tiên của ông, Peter Harman, sở hữu một nhà hàng hamburger ở Thành phố Salt Lake, Utah.
  • Trong bốn năm sau đó, Sanders đã thuyết phục một số chủ nhà hàng khác thêm món “Gà rán Kentucky” của mình vào thực đơn của họ.
  • Vào thời điểm này, Sanders đã nghỉ hưu và sống bằng thu nhập an sinh xã hội và tiền tiết kiệm. Sử dụng một phần số tiền này, ông đã rong ruổi trên những con đường vòng quanh nước Mỹ để nhượng quyền công thức của mình.
  • “Vào năm 1963 công thức Sanders đã được nhượng quyền cho hơn 600 cửa hàng tại Mỹ và Canada.
  • Sanders đã có 17 nhân viên và di chuyển hơn 321.869 km (200.000 dặm) trong vòng một năm thúc đẩy Kentucky Fried Chicken (KFC).
  • Ông đã nhận được 300.000 USD trước thuế, và việc kinh doanh trở nên quá lớn để Sanders có thể xử lý.” – company-histories.com.
  • Năm 1964, Sanders bán công ty “Kentucky Fried Chicken” của mình cho một nhóm các nhà đầu tư với giá 2 triệu USD.
  • Ảnh hưởng của ông không hề phai nhạt. Cho đến khi qua đời vào năm 1980, Sanders làm người phát ngôn cho công ty do ông thành lập.

Hành trình phát triển và nhượng quyền của Chuỗi gà rán KFC? - V02

Một vài cột mốc phát triển tiếp sau đó:

  • KFC ra mắt công chúng vào năm 1966 và được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York vào năm 1969.
  • Khi Heublein Inc. mua lại KFC Corporation vào năm 1971 với giá 285 triệu USD thì KFC có hơn 3.500 nhà hàng được nhượng quyền và nhà hàng thuộc sở hữu của công ty trên toàn thế giới.
  • KFC trở thành công ty con của R.J. Reynolds Industries, Inc. (nay là RJR Nabisco, Inc.), khi Heublein Inc. được Reynolds mua lại vào năm 1982.
  • KFC được PepsiCo, Inc. mua lại vào tháng 10 năm 1986 từ RJR Nabisco, Inc. với giá khoảng 840 triệu USD.
  • Năm 1991, Kentucky Fried Chicken quyết định đổi tên thành KFC đơn giản hơn, nhưng vẫn giữ thương hiệu Kentucky Fried Chicken®.
  • Vào năm 1997, PepsiCo quyết định tách hoạt động kinh doanh nhà hàng sang một công ty mới (new entity), Tricon Global Investors. Danh mục đầu tư của Tricon bao gồm Pizza Hut, KFC, Taco Bell và KFC.
  • Đến năm 2002: Tricon mua lại công ty mẹ Yorkshire Global Restaurants của Long John Silver và A&W. Vào thời điểm đó, công ty đã đổi tên thành “Yum! Brands” như tên hiện tại.

KFC có đáng để đầu tư không?

  • Tổng đầu tư ban đầu: 1.44 đến 2.77 triệu USD
  • Phí nhượng quyền: 45.000 USD
  • Tiền bản quyền: 4% đến 5% tổng doanh thu hàng tháng hoặc tối thiểu là 1,260 USD / tháng
  • Đào tạo ban đầu: 4,500 đến 5000 USD/ người (bên nhận nhượng quyền chịu chi phí này)
  • Phí quảng cáo thương hiệu chung toàn quốc: 4.5% tổng doanh thu
Đầu tư vào nhượng quyền thương mại KFC có thể được chứng minh là sinh lợi. Theo báo cáo, doanh thu ròng trung bình của một cửa hàng KFC dưới hình thức nhượng quyền trong năm 2018 là 1,159 triệu USD.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: Interesting engineering

Babuki tổng hợp và lược dịch

Từ khoá:

F&B

KFC

nhượng quyền

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Case study Chuyển đổi số Tin tức

Ví điện tử Momo với tham vọng trở thành siêu ứng dụng

Với 31 triệu người dùng, ví điện tử MoMo tham vọng xây dựng hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh cho người dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

09/05/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

10 thương vụ đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp Việt 2017 – 2/2022

10 thương vụ đầu tư nổi bật và lớn nhất được Babuki lựa chọn và tổng hợp dựa trên giá trị đầu tư trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 2/2022.

29/03/2022 • Kathy Trần
Case study M&A / Gọi vốn đầu tư

4 thương vụ mua bán sáp nhập không thành và bài học cho chủ doanh nghiệp

4 thương vụ M&A không thành công dưới đây đều đem đến những bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp.

22/02/2022 • Kathy Trần
Case study Thẩm định giá trị doanh nghiệp

WinCommerce của Masan Group được định giá 3,22 tỷ USD

Báo cáo đầu tiên của HSBC Research đưa ra định giá cho từng mảng kinh doanh của Masan Group dựa trên dự báo kết quả kinh doanh trong những năm tới cũng như so sánh với các công ty cùng ngành trong khu vực.

21/02/2022 • Kathy Trần
Case study Nhân sự

Tim Cook đã phát triển đế chế Apple như thế nào trong một thập kỷ làm CEO

Khi Tim Cook tiếp quản vị trí giám đốc điều hành (CEO) của Apple, đó là một sự chuyển giao vị trí điều hành công…

25/08/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Case study Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp

Cách PNJ đối mặt với khủng hoảng khi áp dụng ERP 8,3 triệu USD

Công ty luôn tự hào tỷ lệ nghỉ việc thấp, nhưng trong 3 tháng xảy ra “sự cố ERP”, số nhân sự nghỉ việc tăng đột biến, giá cổ phiếu tụt, doanh số giảm.

24/08/2021 • Kathy Trần
Nhà hàng / Cafe Phân tích Thị trường

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28.5%/ năm. Trong đó, doanh thu từ mảng Restaurant – to – Consumer Delivery khoảng 117 triệu USD ( chiếm 79%) và doanh thu của Platform – to – Consumer Delivery khoảng 32 triệu USD (chiếm 21%). Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.

19/08/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Case study Mô hình kinh doanh

Dollar Shave Club, Warby Parker thay đổi cách thức khách hàng mua sản phẩm tiêu dùng

Những startup thông minh như Dollar Shave Club với chiến lược sản phẩm phù hợp có thể tạo ra một thương hiệu quốc gia mới hầu như chỉ sau một đêm.

15/08/2021 • Babuki JSC
Case study Dược phẩm / Y tế

Moderna nghiên cứu mRNA để điều trị Cúm, HIV và Ung thư

Giá trị vốn hóa thị trường của Moderna lần đầu đạt 100 tỷ USD ngày 14/7/2020, vượt qua giá trị vốn hóa của những công ty hàng đầu như Bayer AG, Biogen Inc.

09/08/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Case study Chiến lược kinh doanh

Sea Group của Forrest Li tăng trưởng đột biến khi đại dịch Covid thúc đẩy số hóa khắp khu vực Đông Nam Á

Sea Group có trụ sở tại Singapore, là công ty đại chúng có giá trị nhất ở đảo quốc này với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2020.

06/08/2021 • Babuki JSC