Đăng bởi Babuki JSC vào 08/07/2021

Nền kinh tế phát triển bất chấp đại dịch và nhu cầu ngày càng lớn đang là thúc đẩy thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng tưởng mạnh mẽ. Thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường Dược phẩm

Tổng quan thị trường Dược phẩm Việt Nam - V01

Thị trường dược phẩm có quy mô 154,5 nghìn tỷ VND năm 2019 và tăng 7,5%, lên đến 166,1 nghìn tỷ VND vào năm 2020.

Thuốc kê đơn chiếm ưu thế và là trọng tâm trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm và mãn tính. Lĩnh vực thuốc không kê đơn (OTC) có tiềm năng được thúc đẩy bởi việc phân loại lại các loại thuốc cổ truyền phổ biến, mặc dù hiện tại chưa có kế hoạch cụ thể.

Nói chung, tiềm năng thị trường dược phẩm sẽ vẫn dưới mức trung bình, do các vấn đề dai dẳng chưa được giải quyết, chẳng hạn như mức độ bảo vệ dữ liệu thấp và sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt thuốc.

Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong thị trường dược phẩm

Các công ty dược phẩm nội địa Việt Nam thiếu chuyên môn và sự hỗ trợ tài chính cần thiết để tạo điều kiện cho Nghiên cứu và Phát triển dược phẩm. Hơn nữa, các công ty này không muốn đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển vì chi phí quá lớn và thời gian dài.

Thử nghiệm lâm sàng

Để cấp phép lưu hành, Bộ Y tế yêu cầu các công ty dược phẩm phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam đối với các loại thuốc không có xuất xứ trên thị trường trong hơn 5 năm. Hiện tại, có 2 quy định chính điều chỉnh chung về thử nghiệm lâm sàng áp dụng cho dược phẩm, vaccine và sinh phẩm thành phẩm:

  • Thông tư số 03/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng.
  • Quyết định số 799 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.

Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm phê duyệt, giám sát và kiểm tra thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam là Bộ Y tế Việt Nam. Trong đó các cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm những lĩnh vực khác nhau.

  • Ủy ban đạo đức quốc gia và Ủy ban Đánh giá Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh chịu trách nhiệm phê duyệt đề cương và tài liệu nghiên cứu.
  • Cục Quản lý Khoa học, Công nghệ và Đào tạo xem xét các tài liệu nghiên cứu lâm sàng, tổ chức cuộc họp của Ủy ban Đánh giá Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh và tiến hành xem xét phần Tài liệu của Điều tra viên.
  • Cục Quản lý Khoa học, Công nghệ và Đào tạo cũng chịu trách nhiệm đăng ký tổ chức nghiên cứu hợp đồng nhằm hỗ trợ các nghiên cứu lâm sàng và cung cấp các dịch vụ nghiên cứu khác.

Mặc dù tỷ lệ mắc các bệnh nhiệt đới cao, Việt Nam vẫn không phải là một điểm đến lý tưởng cho các thử nghiệm lâm sàng quốc tế. Điều này phản ánh cả năng lực tương đối hạn chế của lĩnh vực nghiên cứu lâm sàng của đất nước cũng như sự thiếu hụt của nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y học nhiệt đới.

Nghiên cứu lâm sàng đòi hỏi cơ sở hạ tầng mạnh và nhân viên được đào tạo. Rất ít bệnh viện ở Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu này. Có khoảng 1.180 bệnh viện ở Việt Nam nhưng chỉ có 60 bệnh viện trong số này được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu lâm sàng.

Việt Nam cũng đang thiếu các điều tra viên lâm sàng và nhà thống kê sinh học, những nhân sự cần thiết cho sự phát triển của nghiên cứu lâm sàng trong nước. Sinh viên y tế và nhân viên y tế cộng đồng của Việt Nam thường có ít kinh nghiệm trong nghiên cứu lâm sàng và hầu hết chưa được đào tạo về phân tích dữ liệu.

Dự báo Thị trường dược phẩm

Quy mô thị trường dược phẩm tại Việt Nam ước tính đạt 154,5 nghìn tỷ VND (6,7 tỷ USD) vào năm 2019. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên đến 222,7 nghìn tỷ VND (9,2 tỷ USD) vào năm 2024, và đạt 889 nghìn tỷ VND (11,5 tỷ USD) vào năm 2029.

Dự báo doanh thu như vậy tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong 10 năm là 6,5%.

Tổng quan thị trường Dược phẩm Việt Nam - V02

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư của các nhà sản xuất dược phẩm đa quốc gia, củng cố tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường dược phẩm Việt Nam. Triển vọng kinh doanh thuốc trong nước vẫn khả quan và sẽ được thúc đẩy bởi sự kết hợp của một số động lực quan trọng, chẳng hạn như chất lượng chăm sóc sức khỏe được nâng cao, dân số đông và ngày càng tăng, việc mở rộng Chương trình Bảo hiểm Y tế và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Các nhà sản xuất thuốc gốc sẽ là những người hưởng lợi lớn nhất từ sự tăng trưởng doanh số bán thuốc dự kiến này trong những năm tới. Hơn nữa, thị trường dược phẩm Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa, với việc chính phủ dỡ bỏ giới hạn 49% tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty dược phẩm. Công cuộc cải cách đang diễn ra đã làm tăng sức hấp dẫn của thị trường dược phẩm trong nước.

Dù nhiều triển vọng tích cực, thị trường dược phẩm vẫn tồn tại những rủi ro đáng kể. Khả năng tiếp cận của thuốc sẽ vẫn là một thách thức chính đối với các công ty dược phẩm đang tìm cách nắm bắt triển vọng thương mại ở Việt Nam vì dân số ở nông thôn cao, chỉ 33,6% dân số sống ở khu vực thành thị dễ dàng tiếp cận thuốc.

Bệnh nhân tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận y tế và chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Hơn nữa, có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền về số lượng cơ sở y tế, bác sĩ và giường bệnh giữa các vùng nông thôn và thành thị, điều này làm vấn đề tiếp cận này càng trở nên trầm trọng.

Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thuốc đang tìm cách tiếp thị các sản phẩm của mình đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu theo quy định, quyền sở hữu trí tuệ và các tiêu chí hạn chế về bằng sáng chế.

Tổng quan thị trường Dược phẩm Việt Nam - V05

Có thể nói, Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất dược phẩm quốc tế khi tiếp tục khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe kém phát triển và chi tiêu bình quân đầu người thấp sẽ tiếp tục gây ra những rủi ro cho tăng trưởng thị trường dược phẩm.

Dự báo thị trường thương mại dược phẩm

Giá trị xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trong 5 năm tới, được thúc đẩy bởi các tiêu chuẩn sản xuất cao và sự phát triển của ngành dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ tiếp tục dựa vào nhập khẩu dược phẩm, đặc biệt là các loại thuốc có giá trị cao, để đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng tăng. Vì vậy, Fitch Solutions đưa ra dự báo rằng thâm hụt thương mại dược phẩm của Việt Nam sẽ tăng lên trong những năm tới.

Tổng quan thị trường Dược phẩm Việt Nam - V03

Xuất khẩu dược phẩm từ Việt Nam đạt giá trị 3,3 nghìn tỷ VND (142,7 triệu USD) trong năm 2019. Giá trị xuất khẩu dược phẩm được dự báo sẽ tăng lên 5,4 nghìn tỷ VND (23,9 triệu USD) vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11,3%.

Nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam được dự báo sẽ vẫn tăng đáng kể, từ 83,9 nghìn tỷ VND (3,6 tỷ USD) vào năm 2019 lên 117,8 nghìn tỷ VND (4,9 tỷ USD) vào năm 2024, tương ứng với tốc độ CAGR là 10,5%.

Tổng quan thị trường Dược phẩm Việt Nam - V06

Trong năm 2017, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Ý, Thụy Sĩ, Bỉ và Thái Lan. Mặc dù các công ty nước ngoài cũng cung cấp cho thị trường dược phẩm thông qua các kênh phòng khám và nhà thuốc, bán buôn, tập trung chủ yếu vẫn là kênh bệnh viện.

Những nghi ngờ về chất lượng thuốc và vấn đề thuốc giả là hai lý do khiến người dân ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị cẩn thận là phương pháp quan trọng để các doanh nghiệp chiếm thị phần tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác.

Chính phủ Việt Nam mong muốn tăng cường sử dụng dược phẩm nội địa. Tháng 12/2013, Cục Quản lý Dược đã phát động chương trình nâng cao nhận thức của bác sĩ, cán bộ quản lý bệnh viện và cộng đồng về việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

Kể từ tháng 9 năm 2016, việc cải cách quy định liên tục và việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài 49% sẽ tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu các công ty dược Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Xu hướng này phản ánh những nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển lĩnh vực dược phẩm bằng cách tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa.

Chương trình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2018-2030 tập trung vào chăm sóc sức khỏe và dược phẩm trong một số lĩnh vực được coi là ưu tiên chính. Những sáng kiến như vậy sẽ góp phần điều chỉnh tình trạng cán cân thương mại âm đang gia tăng.

Chỉ số rủi ro / Lợi nhuận thị trường Dược phẩm Việt Nam

Việt Nam sẽ mang đến những cơ hội sinh lợi trong dài hạn cho các công ty dược phẩm. Việc mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân và tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục kích thích sự phát triển của thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe trên cả nước.

Tuy nhiên, các vấn đề như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém, không bình đẳng và mức độ bảo mật dữ liệu thấp sẽ tiếp tục làm suy yếu triển vọng đầu tư vào thị trường này. Điều này thể hiện cụ thể qua điểm số 56,8 trên 100 của Việt Nam về chỉ số Rủi ro / Lợi nhuận (RRI).

Với điểm số 56,8, hiện Việt Nam đang xếp hạng 8/20 trong khu vực và hạng 41/109 trên toàn thế giới về chỉ số RRI của thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như sau:

Lợi nhuận ngành

Việt Nam đạt 67,2/100 điểm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là 52,8. Điểm số này phản ánh triển vọng tăng trưởng cao của thị trường dược phẩm Việt Nam. Chỉ tiêu thị trường dược phẩm cao so với các nước khác trong khu vực, do đó mang lại lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư.

Lợi nhuận chung

Việt Nam đạt 38,4/100 điểm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là 47,8. Tỷ lệ đô thị hóa thấp; phần lớn dân số sống ở các vùng nông thôn, thiếu cơ sở hạ tầng y tế, do đó hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Động lực chính của tăng trưởng bao gồm dân số đông sẽ tiếp tục kích thích sự phát triển của thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Việt Nam.

Rủi ro ngành

Việt Nam đạt 43,6/100, dưới mức trung bình của khu vực là 52,1. Việc kinh doanh thuốc được cấp bằng sáng chế sẽ tiếp tục đối mặt với một môi trường kinh doanh đầy thách thức trong nước khi những lo ngại về thuốc giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và áp lực về giá cả vẫn chưa được giải quyết.

Ngoài những thách thức do môi trường pháp lý đặt ra, việc tập trung vào việc tăng hiệu quả chi phí sẽ làm giảm hơn nữa sự nhu cầu đối với các loại thuốc có giá trị cao.

Rủi ro chung

Với các rủi ro thấp về kinh tế và chính trị trong ngắn hạn, Việt Nam đạt 51,3/100 điểm, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 58,6. Động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ tiếp tục được củng cố bởi các nỗ lực của Chính phủ nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, cũng như thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro. Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khiến nền kinh tế có nguy cơ chịu tác động lan tỏa tiêu cực từ căng thẳng thương mại gia tăng của Mỹ với Trung Quốc.

Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Hãy cùng chúng tôi đón đọc dự báo về Thị trường thuốc kê đơn (ETC), thị trường OTC ở phần tiếp theo của bài viết.

Nguồn: Fitch Solutions

Lược dịch và hiệu đính: Hương Bùi (Babuki)

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

20/02/2022 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Phân tích Thị trường

Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

17/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

04/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

20/01/2022 • Kathy Trần
Phân tích Thị trường

Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

13/12/2021 • Kathy Trần
Dược phẩm / Y tế Tin tức

Giải mã nghịch lý tăng trưởng của cổ phiếu ngành y tế năm 2021

Y tế toàn cầu có thể tăng trưởng vượt trội trong dịch bệnh, vì sao ngành y tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong hoạt động đầu tư và có mức tăng giá cổ phiếu thấp?

28/08/2021 • Kathy Trần