Tổng quan thị trường thủy hải sản Việt Nam 2020
Thị trường thủy hải sản là một thị trường lớn, chiếm tỷ trọng 20,11% (đứng thứ 2, chỉ sau thị trường thịt) trong tổng thị trường thực phẩm tươi sống.
Quy mô thị trường thủy hải sản Việt Nam được ước tính khoảng 190,7 nghìn tỷ VND (2546,4 nghìn tấn) vào năm 2020. Dù tổng sản lượng giảm do đại dịch, quy mô thị trường vẫn tăng 10,42% so với năm 2019, và được dự báo sẽ tăng đến 257,9 nghìn tỷ VND cho đến năm 2025.
Trong các loại thủy hải sản, cá chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 46,83%. Theo sau đó là loài thân mềm và chân khớp – 28,37% và các loài giáp xác – 24,75%.
Doanh số thị trường thủy hải sản, nghìn tỷ VND
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh số bán lẻ thủy hải sản trong năm 2020. Nhu cầu bán lẻ thủy hải sản gia tăng, một phần bởi giá giảm do nhu cầu dịch vụ ăn uống giảm mạnh.
Tổng sản lượng tiêu thụ thủy hải sản ở Việt Nam giảm 5% xuống còn 2,5 triệu tấn vào năm 2020.
Động vật thân mềm và chân khớp là loại thủy hải sản có mức tiêu thụ khá nhất trong năm 2020, với tổng sản lượng tiêu thụ chỉ giảm 3% xuống còn 406.500 tấn.
Sản lượng tiêu thụ – thị trường thủy hải sản, nghìn tỷ VND
Thị trường thủy hải sản được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trung bình giai đoạn 2020-2025 là 7%, và đạt 3,6 triệu tấn vào năm 2025.
Hiện tại Việt Nam có 3 công ty lớn dẫn đầu và chiếm phần lớn thị phần trong thị trường thủy hải sản: CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH Tân Hải Hòa và Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ An Vĩnh.
COVID-19 làm suy yếu nhu cầu dịch vụ ăn uống
Vào năm 2020 tổng doanh số bán thủy hải sản ở Việt Nam lần đầu tiên giảm trong hơn một thập kỷ qua. Đại dịch cũng làm thay đổi cơ cấu thị trường thủy hải sản. Cụ thể, doanh số kênh bán lẻ tăng vượt trội, còn nhu cầu từ các kênh dịch vụ ăn uống giảm mạnh.
Doanh số bán qua kênh dịch vụ ăn uống đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề do lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm và thực tế là người tiêu dùng địa phương ăn uống ít hơn do tác động kinh tế của COVID-19.
Giá giảm do xuất khẩu giảm đã thúc đẩy doanh số bán lẻ trong nước
Ngược lại với kênh dịch vụ ăn uống, doanh số bán thủy hải sản tăng trong năm 2020 do người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn ở nhà và tự nấu ăn nhiều hơn. Ngoài ra việc giá thủy hải sản giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ cũng là một nguyên nhân.
Xuất khẩu thủy hải sản ra nước ngoài giảm do các quy định chặt chẽ hơn về vận chuyển hàng hóa quốc tế trong thời kỳ đại dịch. Điều này khiến nguồn cung trong nước tăng. Không chỉ vậy Chính phủ cũng nỗ lực thúc đẩy nhu cầu trong nước thông qua các chiến dịch với các nhà chế biến và bán lẻ trong nước. Vì thực tế là người tiêu dùng Việt Nam ăn ít thủy hải sản hơn thịt, một phần vì thủy hải sản đắt hơn.
Những lí do trên khiến giá thủy hải sản giảm, từ đó thúc đẩy tăng doanh số bán lẻ thủy hải sản trong nước.
Nhu cầu dịch vụ thực phẩm phục hồi sau đại dịch sẽ giúp thúc đẩy tổng doanh số tăng trưởng mạnh mẽ
Tổng sản lượng tiêu thụ thị trường thủy hải sản sẽ phục hồi mạnh mẽ và cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong toàn bộ giai đoạn dự báo. Doanh số bán qua kênh dịch vụ ăn uống được cho rằng sẽ vượt qua mức đỉnh của năm 2019 vào khoảng năm 2022, khi mối đe dọa do COVID-19 giảm bớt và du lịch quốc tế hồi sinh.
Doanh số thủy hải sản trên kênh bán lẻ thủy hải sản cũng sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn dự báo, do các nhà sản xuất và chế biến thủy hải sản Việt Nam tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến người tiêu dùng trong nước – những người ngày càng quan tâm đến sức khỏe.
Cá sẽ tiếp tục thống trị doanh số bán lẻ thị trường thủy hải sản bởi sự phổ biến, đa dạng và giá rẻ hơn các loại khác. Nhu cầu đối với các loài giáp xác, loài thân mềm và loài chân khớp sẽ tăng lên đáng kể, chủ yếu từ những người tiêu dùng có thu nhập cao.
Thủy hải sản đông lạnh ngày càng có tính cạnh tranh cao, đe dọa đến thủy hải sản tươi sống
Thủy hải sản đông lạnh sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn dự báo, có xu hướng thay thế một số nhu cầu về thủy hải sản tươi sống. Thủy hải sản đông lạnh rẻ hơn đáng kể so với thủy hải sản tươi sống, cũng như thuận tiện và dễ phân phối hơn. Hơn nữa, ngày càng có nhiều hộ gia đình Việt Nam có tủ lạnh để bảo quản.
Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, và ảnh hưởng của nó đến thị trưởng thủy hải sản nói riêng, và nền kinh tế Việt Nam nói chung là khó dự đoán chính xác được. Hãy cùng chúng tôi theo dõi và liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Việt Nam.
Nguồn: Euromonitor
Lược dịch và hiệu đính: Hương Bùi (Babuki)
phân tích thị trường
Thực phẩm tươi sống
Thủy hải sản