Trong một khoảng thời gian dài, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống tồn tại một lĩnh vực ít được khai thác, đó là bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C). Nguyên nhân chủ yếu do thói quen người tiêu dùng trước giờ chỉ quen đến cửa hàng tạp hóa và các lựa chọn mua hàng trực tuyến chưa được tối ưu hóa. Tuy nhiên, theo thông tin từ viện Digital Shelf, các thương hiệu thực phẩm và đồ uống đã dành tới 24,8% và 12,5% ngân sách đầu tư cho bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng từ năm 2015 đến năm 2019, làm cho thực phẩm và đồ uống trở thành danh mục phát triển nhanh nhất trong D2C.
Tác động của đại dịch Covid lên ngành Thực phẩm và Đồ uống
Khi dịch Covid 19 xuất hiện, nó thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng sang “online”. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, thực phẩm và đồ uống đã vươn lên vị trí số một trong danh sách mua hàng trực tuyến. Nhìn chung mua sắm trực tuyến đã tăng đột biến và được tin rằng sẽ tiếp tục xu hướng này cho tới sau đại dịch.
87% người tiêu dùng nhận thấy các sản phẩm hết hàng ở cửa hàng vật lý, đang chuyển sang các kênh mua sắm kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của họ. Khi mà người tiêu dùng mua trực tiếp các thương hiệu thực phẩm và đồ uống yêu thích trên môi trường trực tuyến và phát hiện ra các mặt hàng mới. Đây là thời điểm lý tưởng để các thương hiệu nhanh chóng tiếp cận thị trường mới này (online). Đồng thời, các thương hiệu đã đầu tư vào thị trường này sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn nếu có những yếu tố gây gián đoạn thị trường (market disruptor) như Covid-19.
7 Lợi ích chính của một mô hình Bán hàng trực tiếp
- Biên lợi nhuận và lợi nhuận cao hơn nhờ cắt giảm các bên trung gian
- Cải thiện tốc độ đưa ra thị trường
- Quyền sở hữu dữ liệu và các mối quan hệ với khách hàng
- Toàn quyền kiểm soát trải nghiệm khách hàng
- Có khả năng tạo ra các sản phẩm các quyết định trưng bày dựa trên dữ liệu
- Chương trình khách hàng thân thiết và chiến lược nội dung được cải thiện để làm tăng giá trị vòng đời khách hàng
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc quyền
Chuyển dịch sang Bán hàng trực tiếp
Chuyển đổi Logistics & Chuỗi cung ứng cho Bán hàng trực tiếp
Trước tác động của COVID-19, quá trình đổi mới / cải tiến sản phẩm của nhiều thương hiệu thực phẩm và đồ uống trở nên chậm lại. Tuy nhiên, để có thể sống sót, sẽ rất cần thiết để những thương hiệu này điều chỉnh mô hình chuỗi cung ứng của mình cho phù hợp với bán hàng trực tiếp. Nhiều thương hiệu chủ yếu kinh doanh sản phẩm trên kênh các cửa hàng tạp hóa, khách sạn hoặc nhà hàng, và bao bì khi giao hàng được đóng gói với số lượng lớn, chứ không dưới dạng đóng gói sản phẩm riêng lẻ hoặc có hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ giao hàng bên thứ ba là con đường nhanh nhất cho các thương hiệu thực phẩm và đồ uống để có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng .
Thương hiệu cần cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tốc độ tung sản phẩm ra thị trường khi điều chỉnh chuỗi cung ứng cho bán hàng trực tiếp. Điều này có nghĩa là ưu tiên các năng lực cho lĩnh vực bán hàng trực tiếp và thiết lập một kế hoạch nhằm phân loại sản phẩm một cách chiến lược. Việc giới thiệu các sản phẩm giới hạn trên kênh bán hàng trực tiếp cho phép các thương hiệu thử nghiệm các dòng sản phẩm của mình và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Cách thức tiếp cận này cũng sẽ thu hút người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm độc quyền hoặc mới lạ hơn.
Tối ưu hóa quy trình và cơ sở hạ tầng theo dữ liệu khách hàng
Áp dụng khoa học dữ liệu cho phép các thương hiệu triển khai trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa theo thời gian thực và tối ưu danh mục sản phẩm của mình. Một hệ thống công nghệ tối ưu sẽ chuẩn hóa quy trình làm việc, cung cấp dữ liệu cho các chỉ số đo lường quan trọng, giảm thiểu các công việc nhập liệu thủ công và tăng tính liên kết dữ liệu giữa các hệ thống. Dữ liệu của bên thứ ba khá hữu ích như một điểm chuẩn để so sánh; tuy nhiên, nó không phải dựa trên thời gian thực. Dữ liệu độc quyền mà một thương hiệu bên nắm bắt, sở hữu không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Biến công nghệ thành công cụ hỗ trợ
Để áp dụng chiến lược bán hàng trực tiếp, văn hóa lấy “khách hàng làm trọng tâm” phải là ưu tiên hàng đầu. Các thương hiệu thực phẩm và đồ uống truyền thống sẽ khó có thể thu được hiệu quả đầu tư nếu không có văn hóa, nhân sự và mô hình vận hành đúng. Dịch Covid diễn ra khiến các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực kỹ thuật số: thương mại, nội dung hoặc cả hai. Doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống cho phép các công ty có thể trò chuyện với khách hàng xuyên suốt hành trình khách hàng như email, website, mạng xã hội,…
Mở rộng các kênh mà không có xung đột kênh
Bán hàng trực tiếp cho phép các thương hiệu đưa ra quyết định dựa trên nguồn dữ liệu độc quyền và nhắm hướng đích các phân khúc khách hàng mục tiêu mới mà trước đây chưa được khai thác. Tuy nhiên, thông thường các thương hiệu thực phẩm và đồ uống có những thỏa thuận với các đối tác bán lẻ, hạn chế họ trong việc bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.
5 cách để tránh xung đột giữa các kênh và vi phạm hợp đồng:
- Khởi động một kênh bán hàng trực tiếp với dòng sản phẩm mới, được cải tiến để không trùng với nhà bán lẻ
- Phối hợp chương trình khuyến mãi trên các kênh nhằm tránh bán phá giá so với các nhà bán lẻ khác
- Khởi chạy quảng cáo theo khu vực để “dẫn” lưu lượng khách hàng tới vị trí cửa hàng vật lý
- Đính kèm định vị cửa hàng trên kênh bán hàng trực tiếp
- Chia sẻ “insight” khách hàng với các đối tác bán lẻ khác về các xu hướng phát triển của thị trường / khách hàng.
Khởi tạo một chiến dịch nhằm giữ và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng
Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng chuyển sang mua sắm và dành nhiều thời gian hơn cho các thương hiệu mà họ yêu mến. Họ sẽ kể cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp nghe về những thương hiệu này và thúc đẩy lưu lượng khách hàng được giới thiệu và marketing
word-of-mouth”. Tuy nhiên, với nhiều thương hiệu thực phẩm và đồ uống, chiến lược giữ và xây dựng khách hàng trung thành là những khái niệm hoàn toàn mới.
Một trong các chương trình xây dựng khách hàng trung thành phổ biến, đơn giản nhất là hệ thống tích điểm. Người tiêu dùng sẽ nhận điểm cho mỗi lần giao dịch, và những điểm này sẽ được quy đổi sang một số dạng phần thưởng như mã khuyến mãi, quà tặng đính kèm khi mua hàng, hàng tặng (sample) hoặc miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng và quy trình trả hàng đều cần phải được chuẩn hóa, mang thêm sự gắn kết với khách hàng.
6 khía cạnh đầu tư để xây dựng kênh bán hàng trực tiếp hiệu quả
Phát triển công nghệ để xây dựng website bán hàng trực tiếp
Có một số giải pháp công nghệ để xây dựng một kênh bán hàng trực tiếp từ nền tảng thương mại điện tử, công cụ marketing tự động tới thanh toán, quản trị nội dung. Vì vậy nó cần một nhóm (team) để tích hợp hệ thống các giải pháp và xây dựng các luồng dữ liệu thông suốt. Sau khi ra mắt, hệ thống cần được bảo trì và giám sát liên tục để nâng cấp và chuẩn hóa. Để giảm thiểu thời gian tiếp cận thị trường, một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn trải nghiệm khách hàng có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ các thương hiệu thực phẩm và đồ uống xây dựng một lộ trình dài hạn để nhanh chóng tiếp cận thị trường trong khi xây dựng và phát triển kênh theo thời gian.
Tuyển dụng và Đào tạo nhân viên quản lý kênh bán hàng online
Một kênh bán hàng trực tiếp thành công yêu cầu một nhóm vận hành trang web có kinh nghiệm về trưng bày, phân tích, tiếp thị và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu không có các kỹ năng hoặc nguồn lực này trong nội bộ công ty. Sử dụng các đối tác thuê ngoài có kinh nghiệm có thể là giải pháp hữu hiệu.
Lưu kho và bảo quản sản phẩm
Hoàn thành đơn hàng (fulfillment) là một trong những phần thách thức nhất trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp đối với các công ty thực phẩm và đồ uống. Những thương hiệu thực phẩm và đồ uống này cần một đối tác hoàn thành đơn hàng có thể đáp ứng nhu cầu của họ về đóng gói bao bì cho sản phẩm riêng lẻ cũng như bảo quản và vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng / có hạn sử dụng.
Marketing theo hiệu quả để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và mang lại doanh thu
Thông thường, các thương hiệu xây dựng một cửa hàng bán hàng trực tiếp không thấy nhiều lưu lượng truy cập lúc ban đầu. Một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thương mại điện tử sẽ có chuyên môn về các cách thức cụ thể, tối ưu cho thương mại điện tử như CTA (kêu gọi hành động), nuôi dưỡng sản phẩm, quảng cáo sản phẩm động và thúc đẩy người tiêu dùng phù hợp, tiềm năng trong việc hoàn thành một đơn hàng.
Bảo mật dữ liệu của khách hàng và công ty
Một lỗi bảo mật hoặc dữ liệu cá nhân được tiết lộ có thể giảm mức độ tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng. Thương hiệu cần phải kết hợp tác giải pháp để hạn chế điều này.
Dịch vụ khách hàng
Nhân sự trong bộ phận dịch vụ khách hàng luôn nằm ở tuyến đầu và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ nên có toàn quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng chẳng hạn như lịch sử đặt hàng, lượt truy cập trang web và những sở thích của khách hàng. Chính vì vậy cần tích hợp thời gian thực giữa nền tảng thương mại điện tử, chức năng trò chuyện, và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) nhằm cung cấp cho các nhân sự bộ phận một cái nhìn thống nhất về khách hàng.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Nguồn: Báo cáo D2C: The Next Growth Wave for Food & Beverage Brands
Babuki biên dịch và hiệu đính
Bán hàng trực tiếp
Thực phẩm và đồ uống