Đăng bởi Babuki JSC vào 09/08/2021

Báo cáo tài chính được coi là một bức tranh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do vậy, báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng cung cấp cho quản trị tài chính, phục vụ các loại quyết định quản trị tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò quan trọng nhất. Phân tích BCTC cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ… cho nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định điều hành.

Dưới đây là các số quan trọng nhất trong báo cáo tài chính mà chủ doanh nghiệp cần nắm được để hiểu rõ tình hình tài chính của công ty mình cũng như đưa ra những chiến lược đúng đắn và kịp thời.

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp - V01

I. Chỉ số thanh toán trong Báo cáo tài chính (tính thanh khoản)

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn, tức là cán cân đảm bảo chi trả của tiền và tài sản ngắn so với các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Chỉ số này như thế nào là tốt? Câu trả lời là nếu chỉ số này có giá trị dao động từ 2-3 là tốt, tối ưu ở mức 2.5. Nếu = 2 tức là tài sản lưu động của doanh nghiệp gấp 2 lần nợ ngắn hạn. Nói theo cách ngược lại, doanh nghiệp duy trì các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) trong khoản từ 30-50% là tốt. Nếu thấp hơn 30% nghĩa là doanh nghiệp chiếm dụng vốn quá ít, nếu cao hơn 50% thì có nguy cơ mất cán cân thanh toán (nợ quá sức chi trả).

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền & tương đương tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

Chỉ số này tương tự như chỉ số thanh toán hiện hành nhưng khi lập chỉ số này, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được loại bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Tính thanh khoản cao hay còn gọi là “tính lỏng cao”, một tài sản có tính lỏng cao nghĩa là có có khả năng chuyển đổi thành tiền rất nhanh với chi phí thấp nhất hoặc khi cần có thể mang trả nợ thay cho tiền.

Chỉ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bất cứ lúc nào của doanh nghiệp. Chỉ số này nếu xấp xỉ = 1 trở lên thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp rất mạnh. Doanh nghiệp nên duy trì khoảng dao động của nó từ 0.8 đến 1.2 Nếu nhỏ hơn 1 nhưng lớn hơn 0.8 thì khả năng thanh toán hơi bị động nhưng chưa nguy hiểm. Nếu chỉ số này dưới 0.6 thì nguy cơ mất khả năng thanh toán rất cao, thậm chí có thể phá sản hoặc ngừng hoạt động bất cứ lúc nào nếu bị kiện. Nói vậy vì ta hình dung rằng, khi khả năng thanh toán nhanh thấp tức là doanh nghiệp thiếu tiền trầm trọng.

Chỉ số tiền mặt

Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Tiền bao gồm cả tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, vàng tiền tệ…

Chứng khoán khả mại là các loại trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu nắm giữ và chứng từ có giá khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn đáo hạn dưới 3 tháng kể từ ngày chốt báo cáo tài chính cho kỳ phân tích.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings before Interest and Taxes)

EBIT = lợi nhuận kế toán trước thuế + lãi vay

Là lợi nhuận doanh nghiệp đạt được chưa loại trừ các khoản lãi vay của tổ chức và cá nhân khác. Lợi nhuận bao hàm cả lợi nhuận đã thu được tiền và lợi nhuận chưa thu được tiền (nợ phải thu).

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách quản lý công nợ phải thu hoặc tín dụng doanh nghiệp mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng / đối tác của mình thông qua các chính sách áp dụng với nhân viên kế toán thanh toán, công nợ, các giới hạn hạn mức nợ theo thời gian và giá trị áp dụng cho từng loại khách hàng, từng nhóm hàng hoặc từng thời kỳ trong năm tài chính. Chẳng hạn, nếu là khách hàng thân thiết, thời gian nợ tối đa là 45 ngày với hạn mức không quá 1 tỷ theo phương thức gối đầu…

Chỉ số này và chính sách tín dụng doanh nghiệp áp dụng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc lập kế hoạch tài chính và kiểm soát dòng tiền trong kinh doanh.

Chỉ số này cho biết, cứ mỗi đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng công nợ phải thu trong đó. Ví dụ, nếu chỉ số này = 1 thì cứ có 1 đồng doanh thu lại bị nợ đúng 1 đồng. Nếu chỉ số này = 2 thì cứ bán 2 đồng thì doanh nghiệp cho nợ 1 đồng (bị chiếm dụng 1 đồng trong thời hạn nợ).

Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng (khả năng thu nợ quá cứng rắn) vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số. Tức là ngoài việc áp dụng các biện pháp bán hàng và marketing, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc nới rộng biên độ nợ theo thời gian cho khách hàng vì khả năng này cũng có thể làm tăng doanh thu.

Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của đầu kỳ và các khoản phải thu cuối kỳ)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Giám đốc doanh nghiệp nên căn cứ vào chỉ số này để định ra giới hạn nợ được phép về thời gian của khách hàng.

Tất nhiên việc xác định giới hạn nợ về thời gian còn phải căn cứ vào tình hình và bối cảnh thực tế của các đối thủ cạnh tranh và sự sẵn sàng chấp nhận của khách hàng.

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì số ngày thu hồi công nợ bán hàng càng ngắn và ngược lại.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng (tiêu thụ/sử dụng vào sản xuất…) nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Chỉ số này cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp theo đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Chỉ số này cho biết, cứ trong 1 đồng giá vốn hàng bán ra, doanh nghiệp bình quân phải mất mấy đồng để dự trữ lưu kho từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong doanh nghiệp chỉ số này không nên nhỏ hơn 0.6 (không kể trường hợp doanh nghiệp cố tình mua hàng để đầu cơ dự trữ có chủ đích).

Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ.

Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này cho biết hàng tồn kho (vật tư, hàng hóa, thành phẩm) trong doanh nghiệp quay được mấy vòng trong năm hay mất bao nhiêu ngày để hàng tồn kho quay được 1 vòng. Nếu chỉ số này lớn hơn chu kỳ sản xuất + số ngày tiêu thụ bình quân là chậm và ngược lại.

Nếu số ngày của vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì phần lớn tiền của doanh nghiệp nằm ở vật tư, hàng hóa, thành phẩm chưa tiêu thụ và đặc biệt là có thể dẫn tới các khoản phải trả tăng cao trong cán cân với doanh thu bán hàng và các khoản phải thu.

Nếu lấy chỉ số này cộng với số ngày thu hồi nợ phải thu bình quân thì doanh nghiệp sẽ biết được một cách tương đối số ngày thu hồi vốn bình quân kể từ thời điểm mua vật tư / hàng hóa đầu vào.

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả

Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp nợ nhà cung cấp và đối tác bình quân là bao nhiêu ngày.

Trong quản trị tài chính, người phụ trách cần đàm phán với bộ phận kinh doanh / mua hàng cố gắng đẩy dài hơn các khoản phải trả so với các khoản phải thu để đảm bảo chủ động thanh toán.

Đối với báo cáo tài chính trình ngân hàng để vay vốn hoặc thuyết phục đầu tư của các nhà đầu tư thì các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư thường thích nhìn thấy viễn cảnh: công nợ phải thu có thời gian quay vòng nhanh, công nợ phải trả có thời gian quay vòng lâu hơn. Hay nói cách khác, nợ phải thu ngắn hạn nhiều hơn dài hạn và nợ phải trả trung và dài hạn nhiều hơn ngắn hạn.

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp - V02

II. Đánh giá chất lượng lợi nhuận bán hàng

Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng (sau thuế)/ Doanh thu thuần

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Chỉ số này cho biết, cứ mỗi đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp đạt được bao nhiêu lợi nhuận ròng (sau thuế) trong đó. Nếu biên lợi nhuận này so với lãi vay và ước tính trong tình hình lạm phát hiện hành mà thấp hơn thì thực tế doanh nghiệp không đạt được lợi ích kinh tế mà chỉ đạt được giá trị phúc lợi hoặc xã hội hoặc chỉ để duy trì.

Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành. Nếu biên lợi nhuận thuần = 0 thì hoặc là không nên bán hàng nữa, hoặc là phải cắt giảm tối đa chi phí cho mỗi đơn hàng bán ra để kéo nó lên lớn hơn 0.

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động (Lãi hoạt động)/ Doanh thu thuần

Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ số này cũng giống như biên lợi nhuận thuần nhưng đã loại trừ sự ảnh hưởng của lãi vay.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường là chủ đạo trong việc mang lại lợi nhuận và quyết định sự bền vững của các khoản lãi. Nếu chỉ số này ổn định và cao tức là doanh nghiệp ít lệ thuộc vào các hoạt động vay vốn và tài trợ tài chính thu lợi nhuận từ ngân hàng và đối tác tài chính.

Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)

Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần

Chỉ số này cho biết, trong mỗi đồng doanh thu thuần có được từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận + thu hồi vốn khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước.

Biên EBT

Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế (Lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu thuần

Chỉ số này cho biết, trong 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp đạt được bao nhiêu đồng lãi trong đó. Chỉ số này ứng dụng để thêm căn cứ cho quyết định khi nào nên đẩy mạnh doanh thu bán hàng, khi nào nên cắt giảm chi phí với doanh thu hiện tại.

Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng (Lợi nhuận ròng)/ Doanh thu thuần

Chỉ số này tương tự như biên EBT nhưng tính với lợi nhuận sau thuế. Nó cho biết cứ trong 1 đồng doanh thu thuần thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế trong đó). Các nhà đầu tư, hợp tác kinh doanh đặc biệt quan tâm chỉ số này vì nó cho biết kỳ vọng thu lợi nhuận đầu tư của họ là như thế nào.

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp - V03

III. Đánh giá hiệu suất đầu tư kinh doanh

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản trung bình

Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2
Cũng có quan điểm tính ROA = Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản | hoặc = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản trung bình.

Chỉ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có khả năng tạo ra bao nhiêu lãi trước thuế và lãi vay. Nó tạm thời bỏ qua sự ảnh hưởng của việc chi trả lãi vay mà tập trung vào việc đánh giá khả năng sinh lợi từ việc quản trị tài sản của doanh nghiệp hay còn có thể nói chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế (ròng)/ Tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

Chỉ số này đo lường khả năng sinh lời đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. Hoặc chi tiết hơn ta hiểu là: Mỗi đồng vốn đồng vốn cổ phần (vốn đóng góp của chủ sở hữu) có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC – Return on Total Capital)

ROTC = (Lợi nhuận sau thuế (ròng) + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

Trong đó:

  • Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả (chiếm dụng vốn) và vốn cổ phần cổ đông (hoặc vốn góp của chủ sở hữu).
  • Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có).

Chỉ số này cho biết mỗi đồng vốn của doanh nghiệp có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và giá trị chi trả lãi vay.

Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ

IV. Đánh giá hiệu quả hoạt động

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản.

Chỉ số này bằng 5 có nghĩa là: với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 5 đồng doanh thu. Ví dụ việc đầu tư vào hệ thống cửa hàng, phần mềm bán hàng làm tăng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Nếu một hệ thống bán hàng mới gồm có đầu tư xây dựng cơ bản và mua trang thiết bị, phần mềm hết 1 tỷ thì có khả năng tạo ra 5 tỷ doanh thu mới chẳng hạn.

Hoặc nếu doanh nghiệp có chỉ số này thấp thì phải bằng mọi cách đẩy cao chỉ số này kết hợp với phương án đầu tư nhưng phải đảm bảo sao cho mỗi đồng doanh thu tăng thêm phải có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn lãi vay và trượt giá. Tức là chỉ số phải được sử dụng phối hợp với chỉ số Biên lợi nhuận ròng.

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định. Tức là chỉ tính đến khả năng tạo thêm doanh thu với các khoản đầu tư cho tài sản có giá trị đạt đến tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định (Theo TT 45, giá trị này đang được ghi nhận là 30 triệu đồng)

Vòng quay vốn cổ phần

Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi).

Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đồng vốn đầu tư thêm (góp thêm), công ty sẽ tạo ra 3 đồng doanh thu. Kết hợp với chỉ số biên lợi nhuận sẽ cho Ban giám đốc công ty khả năng nhìn nhận xem có nên đầu tư thêm vốn hoặc phát hành cổ phiếu. Nếu kết hợp thêm với vòng quay tài sản cố định hoặc vòng quay tổng tài sản, doanh nghiệp sẽ biết có nên đầu tư thêm vốn và vốn đó nên đầu tư vào mua sắm tài sản cố định hay tài sản lưu động.

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp - V04

V. Chỉ số rủi ro

Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL)

DFL = Tăng – giảm tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu / Tăng – giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Cho biết mỗi % thay đổi của EBIT (Do sử dụng thêm vốn vay) thì sẽ có DFL thay đổi (tăng hoặc giảm) ROE hoặc EPS

VII. Đánh giá rủi ro tài chính & khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số nợ trên tổng vốn

Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn

Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/ Tổng vốn CP

Chỉ số này cho biết, cán cân so sánh giữa tổng nợ phải trả so với vốn cổ phần (vốn góp) của doanh nghiệp. Giả sử chỉ số này = 2 nghĩa là trong cơ cấu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp 3 đồng thì có 2 đồng đi vay hoặc chiếm dụng (công nợ mua hàng, phải trả …). Hoặc hiểu là tổng nợ của doanh nghiệp gấp mấy lần vốn cổ phần (vốn góp của chủ sở hữu).

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Lãi vay

Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán lãi vay. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 tức là sau khi chi trả lãi vay, doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận để chia hoặc để lại tái đầu tư. Nếu nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp bị lỗ đến mức độ không đủ khả năng dùng lãi chi trả lãi vay. Chỉ số này càng lớn càng cho thấy doanh nghiệp có lãi nhiều sau khi chi trả lãi vay.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Nguồn: Lê Hoài Ân (IPO)

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
M&A / Gọi vốn đầu tư Tài chính / Quản trị doanh nghiệp Tin tức

Nova Consumer được gia hạn khoản vay 17,5 triệu USD từ quỹ đầu tư của Đức

DEG, chi nhánh đầu tư của ngân hàng phát triển nhà nước Đức KFW, đã gia hạn khoản vay trị giá 17,5 triệu USD cho Nova Consumer, công ty sản xuất thức ăn và thuốc cho vật nuôi thuộc Nova Group.

03/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
Tài chính / Quản trị doanh nghiệp Tài liệu

Nghiên cứu – Vận dụng Balanced Scored Card tại PNJ & Đề xuất giải pháp quản trị

Nghiên cứu nhằm xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) cho Công ty PNJ dựa trên 4 khía cạnh/viễn cảnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ và Đào tạo và phát triển.

17/08/2021 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

9 bước đo và cải thiện hiệu quả đầu tư chuyển đổi số

Khi các dự án chuyển đổi số tăng quy mô, việc chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) hấp dẫn là rất quan trọng để đội ngũ chuyển đổi số có thể kiếm được hỗ trợ và tài trợ cho các dự án kỹ thuật số bổ sung

26/07/2021 • Babuki JSC
Chuyển đổi số Tái cấu trúc / Chuyển đổi doanh nghiệp Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

10 lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp

Tính hiệu quả, khả năng phục hồi, năng suất, tỷ suất hoàn vốn cũng như lợi thế cạnh tranh là những lý do quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng chuyển đổi số.

19/07/2021 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

ERP – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

ERP là giải pháp liên kết các chức năng khác nhau, chẳng hạn như kế toán, kiểm soát hàng tồn kho và nguồn nhân lực trên toàn bộ công ty.

13/04/2021 • Babuki JSC
Nhân sự Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Quản lý sự kém hiệu quả trong Doanh nghiệp gia đình

Trong các doanh nghiệp gia đình, các nhà lãnh đạo đôi khi đưa ra các quyết định tuyển dụng và nhân sự dựa trên mối quan hệ và nghĩa vụ nhiều như dựa trên năng lực và kinh nghiệm.

13/04/2021 • Babuki JSC
Chuyển đổi số Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Cách thức ra quyết định dựa trên AI sẽ như thế nào?

Ra quyết định dựa trên AI là xu hướng của nền kinh tế số hiện nay. Nhiều công ty đã thích nghi với cách tiếp cận dựa trên cơ sở dữ liệu để đưa ra quyết định vận hành. Dữ liệu có thể cải thiện các quyết định, nhưng nó đòi hỏi bộ xử lý phù hợp để tận dụng nó một cách tối đa.

13/04/2021 • Babuki JSC
M&A / Gọi vốn đầu tư Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Những dấu hiệu cho biết doanh nghiệp đã sẵn sàng IPO

Có một số công ty ở Việt Nam đã IPO nhưng “ế” thảm hại, vì vậy bạn cần phải xác định xem công ty mình đã sẵn sàng IPO chưa để có những kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.

13/04/2021 • Babuki JSC
Chuyển đổi số Marketing / CX Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Nền tảng quản lý dữ liệu (Data Management Platform)

Nền tảng quản lý dữ liệu là gì, nó hoạt động như thế nào và tại sao bạn thực sự cần nó trong doanh nghiệp của bạn?

13/04/2021 • Babuki JSC