Đăng bởi Babuki JSC vào 13/04/2021

Chiến lược doanh nghiệp là cụm từ gần như được sử dụng nhiều nhất trong văn hóa kinh doanh và doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp được định nghĩa như một chuỗi những mục tiêu và hành động lâu dài để doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn về nguồn lực tài chính hoặc nguồn lực phi vật chất (intangible resources).

Bằng cách này hay cách khác, những kế hoạch này là tối quan trọng trong những vận hành thường nhật của các cấp trong công ty cũng như định hướng của hệ thống quản trị.

Ngoài ra, chiến lược còn hoạt động như một kim chỉ nam, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái cơ cấu để phù hợp với thị trường. Vì lí do đó, sở hữu một chiến lược doanh nghiệp phù hợp không chỉ với nguồn lực của công ty mà còn với yêu tố ngoại cảnh (thị trường) chính là mấu chốt cho sự sự bền vững của doanh nghiệp và tổ chức.

Bài viết dưới đây sẽ lược ra các bước để xây dựng một chiến lược doanh nghiệp hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung cũng như cách áp dụng trực tiếp vào thị trường nhằm đạt được kết quả đáng mong đợi.

Xây dựng và áp dụng chiến lược doanh nghiệp

Đầu tiên, để xây dựng một chiến lược doanh nghiệp hiệu quả, chúng ta phải hiểu rằng đó không phải là những kế hoạch tăng doanh thu hàng tháng hoặc thâm nhập thi trường ngắn hạn, đó cũng không được xem là những công việc thường ngày của các cấp trong doanh nghiệp. Hơn hết, chiến lược hoặc kế hoạch kinh doanh không phải là những con số được phản ánh trên bản báo cáo mỗi Quý.

Ngược lại, chiến lược doanh nghiệp là sự kết hợp của tất cả các hoạt động trong một công ty, từ khâu ý tưởng đến thực thi. Nó thể hiện từ góc nhìn của ban lãnh đạo cho đến những công việc cơ bản của thực tập sinh tại công ty. Nói tóm lại, chiến lược chính là cốt lõi của doanh nghiệp, cũng là sự thực hiện và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp đó. Hiểu được điều này, một chiến lược doanh nghiệp thành công phải được hình thành một cách toàn diện đối với mọi phòng ban và thậm chí là từng cá nhân của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của công ty tư vấn hàng đầu Strategy& (PwC), chỉ có hơn một nửa trong 4400 lãnh đạo cấp cao trên toàn thế giới nghĩ rằng chiến lược doanh nghiệp của họ thật sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, một khảo sát khác chỉ ra rằng 80% lãnh đạo nghĩ rằng chiến lược doanh nghiệp hiện tại của công ty họ không được nắm bắt bởi chính đội ngũ trong công ty. Điều đó chứng tỏ, có một sự sai lệch nhất định trong xây dựng và quản lý áp dụng chiến lược doanh nghiệp một cách thành công mà công ty phải vượt qua.

Về cơ bản, có 4 bước chính trong quá trình xây dựng và phát triển chiến lược doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo cần lưu ý:

Chiến lược doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Một trong những nền tảng quan trọng làm nên một kế hoạch kinh doanh thắng lợi chính là sứ mệnh (mission) và tầm nhìn (vision) của một công ty hoặc tổ chức.

Từ giai đoạn sơ khởi, sứ mệnh và tầm nhìn là 2 “mệnh đề” nên được hình thành đầu tiên và đại diện cho triết lý kinh doanh của tập thể công ty. 2 “mệnh đề” này được xem như tóm tắt ngắn gọn nhất của kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp, và chúng có 2 vai trò hoàn toàn riêng biệt.

Lấy Nike – một trong những công ty thiết kế và sản xuất dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới làm ví dụ.

Chiến lược doanh nghiệp

Tầm nhìn của Nike:

Truyền cảm hứng và mang tới sự đổi mới cho mọi vận động viên trên Thế Giới (Bring inspiration and innovation to every athlete in the world.)

Nếu bạn có một cơ thể, bạn là một vận động viên (If you have a body, you are an athlete.)

Sứ mệnh của Nike:

Tạo ra nền tảng của sự tân tiến trong thể thao, sản xuất và kinh doanh bền vững, xây dựng một đội ngũ sáng tạo và đa dạng, và cùng nhau tạo ra sự ảnh hưởng tích cực tới những cộng đồng mà chúng ta sinh sống và làm việc. (Create groundbreaking sports innovations, make our products sustainably, build a creative and diverse global team, and make a positive impact in communities where we live and work.)

Như chúng ta có thể thấy, tầm nhìn thể hiện mục đích cuối cùng và to lớn hơn mà công ty muốn nhắm đến. Trong khi đó, sứ mệnh dẫn dắt đội ngũ công ty và chỉ cách cho họ đi đến nơi mà họ muốn. 2 “mệnh đề” này có giá trị tương đương nhau và sẽ được thay đổi tùy theo chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời kì.

Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, khi nền kinh tế đang phải đối diện với sự ảnh hưởng nặng nề từ diễn biến của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, tầm nhìn và sứ mệnh vững vàng sẽ chính là chiếc la bàn đáng tin cậy để giúp công ty vượt qua thử thách và sống sót.

Phân tích nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp

Sau khi đã xác định được tầm nhìn và sứ mệnh, doanh nghiệp cần phải có một sự đánh giá chính xác khả năng của mình để triển khai thực thi theo một kế hoach hợp lý. Bước phân tích này bao gồm sự nhận định nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài của công ty, cả vật chất và phi vật chất.

Ví dụ, nói về nguồn lực nội bộ, nguồn lực tài chính, nhân sự, tài sản, nguồn tài nguyên được khai thác độc quyền và công nghệ mới mà công ty đang sở hữu,… chính là những thế mạnh vật chất (tangible). Ngoài ra những thứ như mối quan hệ của nhân viên, văn hóa công ty hoặc tiếng tăm, thương hiệu cũng rất quan trọng và thuộc về phía các thế mạnh phi vật thể (intangible).

Việc đánh giá nguồn lực nội bộ này giúp cho đội ngũ lãnh đạo hiểu rõ hơn về khả năng và sức mạnh vốn có để có thể đề ra một chiến lược phù hợp và những kế hoạch ngắn hạn khả dĩ giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả tối ưu.

Những công cụ hữu ích cho phân tích nguồn lực nội bộ: SWOT, VRIO, Value chain analysis

Nói về phân tích ảnh hưởng bên ngoài từ thị trường và hệ thống kinh tế, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ thị trường, xu hướng khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Mỗi thị trường sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá từng hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: thương hiệu, giá thành, tốc độ tăng trưởng của thị trường hoặc sự ảnh hưởng của xuất nhập khẩu hay toàn cầu hóa… Cá nhân mỗi yếu tố mang lại mức độ ảnh hưởng khác nhau cho từng ngành nghề.

Những công cụ hữu ích cho phân tích thị trường và yếu tố ngoại cảnh: PESTEL, 5 FORCES, CAGE…

Lựa chọn chiến thuật (generic strategy) phù hợp

Lựa chọn chiến thuật là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng một chiến lược phù hợp. Đây được gọi là chiến thuật vì lí do những kế hoạch này sẽ có thời hạn ngắn và sẽ thay đổi tùy theo thị trường và khả năng của công ty. Về cơ bản, có tổng cộng 5 hình thức chiến thuật chính: “Bao quát và Khác biệt”, “Bao quát và Đại trà”, “Thu gọn và Khác biệt”, “Thu gọn và Đại trà”, và cuối cùng là “Nhà cung cấp giá trị”.

Tên gọi của những chiến thuật này phản ảnh rõ rệt tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh của chúng. Ví dụ, “Thu gọn” chỉ ra rằng trong chiến thuật này, doanh nghiệp tập trung vào những thị trường ngách, với phạm vi nhỏ. Ngoài ra, “Khác biệt” nêu lên tính chất cốt lõi của sản phẩm. Cùng nhau, 2 thuật ngữ cho ta thấy đặc tính quan trọng nhất của “Thu gọn và Khác biệt” chính là sử dụng những sản phẩm mới lạ để thâm nhập và phục vụ những thị trường ngách.

Từ khi tung ra sản phẩm iPhone đầu tiên vào năm 2003, Apple đã định hướng chiến thuật để thống trị thị trường điện thoại chính là “Bao quát và Khác biệt”. Kẻ khổng lồ không ngừng tấn công vào phân khúc chất lượng cao và trực tiếp vào hầu bao của khách hàng. iPhone đã, đang và sẽ luôn là chiếc điện thoại đắt đỏ hàng đầu nhưng cũng được trang bị những tính năng vượt trội thị trường công nghệ diện thoại di động nói chung.

Chiến lược doanh nghiệp

Một cách hiển nhiên, trong giai đoạn thị trường điện thoại thông minh vẫn chưa bão hòa 15 năm trước, khách hàng không ngại đầu tư một khoản tiền lớn để trải nghiệm sự tiến bộ vượt bậc đó. Tuy nhiên, cho đến năm 2019 – 2020, điện thoại thông minh không còn là một sản phẩm được săn đón nữa.

Quá nhiều đối thủ xuất hiện trên mọi phân khúc, có khả năng cung cấp sản phẩm cùng chức năng tương tự với giá cả hợp lý hơn, làm cho Apple phải thay đổi chiến thuật. Rất nhiều trang báo mạng lúc này đều tập trung chỉ trích doanh số iPhone trong bản báo cáo Quý 4, 2019 của công ty.

Tuy nhiên họ không biết rằng, kẻ khổng lồ đã có một kế hoạch tỉ mỉ từ trước và đó chính là đem dòng sản phẩm điện thoại thông minh về lại chiến thuật “Bao quát và đại Trà”/”Nhà cung cấp giá trị” – điều này đồng nghĩa với việc những khoản chi, nguồn lực tập trung vào iPhone sẽ bị hạn chế và họ sẽ tập trung vào một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, vượt ngoài mong đợi của toàn Thế giới – Airpods pro.

Sản phẩm được tung ra phân khúc cao cấp thị trường tại nghe không dây với giá $249 đã trở thành một thành công vang dội cho công ty trong giai đoạn này.

Thực thi và văn hóa doanh nghiệp (corporate culture)

Kế hoạch chỉ được xem là thành công khi được áp dụng hiệu quả. Do vậy, sau khi xác định chiến thuật phù hợp và phân chia hợp lí các nguồn lực trong và ngoài công ty để hình thành một chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch triển khai chiến lược đó. Kết quả của bất cứ sự thay đổi nào trong vận hành doanh nghiệp cần phải có thời gian để hiện thực hoá.

Tương tự trong chiến lược doanh nghiệp, muốn đạt được kết quả mong đợi, đội ngũ và hệ thống quản lý cần phải nhất quán trong thực hiện kế hoạch. Những dự án nhỏ trong thời gian ngắn sẽ là những thềm đá để giúp công ty đạt được mục tiêu cao hơn trong chiến lược doanh nghiệp.

Sau một chu kỳ hoặc qua từng dự án, đội ngũ quản trị cần phải đánh giá cẩn thận hoạt động và kết quả đạt được trong kỳ. Và hơn hết, kiểm định xem doanh nghiệp có đang đi đúng hướng mà chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh đã đề ra hay không.

Lấy Kodak làm ví dụ điển hình, công ty được thành lập từ năm 1888 với tầm nhìn và sứ mệnh phục vụ công nghệ chụp ảnh của Thế Giới. Trong những năm 1950 – 2000, không ai là không biết đến những chiếc máy ảnh dùng phim huyền thoại Kodak cũng với những cuốn album hình tràn đầy kỷ niệm mà không bạn trẻ “millennials” nào không biết.

Chiến lược doanh nghiệp

Tuy nhiên, vào năm 2012, công ty đã chính thức nộp hồ sơ Phá sản và trở thành một trường hợp cực kì nổi tiếng về chủ đề công nghệ hoá hiện đại hoá trong kính doanh để bắt kịp xu hướng thị trường.

Vì những lí do trên, Strategy& (PwC) đã tổng hợp 4 yếu tố quan trọng mà các cấp lãnh đạo nên lưu ý để thực thi chiến lược doanh nghiệp một cách tốt nhất:

Tập trung vào THƯƠNG HIỆU thay cho TĂNG TRƯỞNG

Có nhiều doanh nghiệp đều chăm chăm tập trung vào tốc độ tăng trưởng và doanh thu mà quên đi sản phẩm cốt lõi của mình. THƯƠNG HIỆU ở đây có ý nghĩa không chỉ là bộ mặt công ty mà nó còn đại diện cho chất lượng hàng hóa, văn hóa làm việc và thậm chí có những công ty mà THƯƠNG HIỆU đại diện cho một dòng sản phẩm nhất định.

Ví dụ, chúng ta đều biết đến Pepsi Co. như một nhà sản xuất nước uống có ga uy tín và thành công trong thị trường Việt Nam nhưng thật ra dòng sản phẩm Lays (thuộc công ty Frito-Lay trong tập đoàn Pepsi) lại chiếm được thị phần rất cao ở thị trường Mỹ. Do vậy, tập trung vào THƯƠNG HIỆU cũng có nghĩa là phân bố nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra một chiến lược doanh nghiệp bền vững hơn cho công ty.

Mang chiến lược vào trong công việc thường ngày

Quan trọng nhất trong thực thi, chính là biến những con chữ thành hành động. Không chỉ ban quản trị doanh nghiệp mà đến các cấp thấp nhất trong doanh nghiệp cần phải hiểu rõ rằng, một chiến lược tốt cần phải bao gồm toàn diện đội ngũ công ty.

Những thay đổi lớn trong doanh thu có thể chỉ bắt đầu từ việc thay thế một chương trình quản lý khách hàng mới hoặc một chính sách mới về chăm sóc khách hàng. Đa số công ty và doanh nghiệp đang được vận hành theo mô hình tháp (hierarchical organization), do đó khi chiến lược được tạo ra từ đỉnh tháp, những kế hoạch nhỏ hơn sẽ được chuyển giao hướng từ trên xuống theo cấp độ và cuối cùng sẽ là những công việc thường nhật của các nhân viên ở tuyến đầu.

Tuy nhiên, khi được thực hiện, chiến lược doanh nghiệp sẽ có tác động từ dưới đáy lên đỉnh tháp – đó là do những hoạt động nhỏ từ tuyến đầu đem lại kết quả sớm hơn. Vì vậy các cấp quản lý cao luôn phải theo dõi và có hành động kịp thời nếu như họ nhận được các kết quả không đúng như mong đợi và định hướng của doanh nghiệp.

Đặt văn hóa doanh nghiệp ở trọng tâm kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp hay là văn hóa làm việc là một cụm từ rất được ưa chuộng gần đây, đặc biệt là khi các công ty startup bùng nổ.

Để trả lời chính xác thì văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa là giờ làm việc linh động, trang bị ghế salon trong công ty hoặc là sự thoải mái thoái hóa. Nói đúng hơn đó là điều được thể hiện qua cách suy nghĩ của từng cá nhân trong doanh nghiệp và cách mà họ ứng xử với đối tác của mình trong kinh doanh.

Nói tóm lại văn hóa làm việc là phương cách mà doanh nghiệp nhận thức và giải quyết một vấn đề. Văn hóa mạnh đồng nghĩa với việc nhân sự của công ty mang tính nhất quán và đồng điệu. Điều này dẫn đến sự thấu hiểu giữa các phòng ban và bộ phận, giúp cho các quy trình kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Định hướng tương lai

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, việc định hướng cho tương lai và có kế hoạch dự phòng luôn là mấu chốt trong việc giữ cho công ty hoạt động bền vững. Một điểm quan trọng nhất cần lưu ý đó là tuy chiến lược doanh nghiệp là một kế hoạch dài hạn cần được thực thi toàn diện, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ cần phải linh hoạt với các yếu tố từ bên ngoài để đề ra và thực thi chiến lược một cách phù hợp.

Hãy lấy đại dịch Covid-19 làm ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch dự phòng khủng hoảng. Công ty của bạn đã, đang và sẽ làm gì để có thể vượt qua thử thách này?

Hãy để lại thông tin liên lạc để Babuki có thể gửi đến bạn thêm nhiều bài viết chất lượng cũng như sự hỗ trợ tư vấn về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp!

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Chiến lược Chuyển đổi số

4 chiến lược doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số

Thay vì chỉ thích nghi, chúng ta cần hợp tác sâu rộng và thúc đẩy các chuyển đổi dựa trên kỹ năng. Những cá nhân và doanh nghiệp không thay đổi sẽ khó tồn tại.

22/02/2022 • Kathy Trần
Chiến lược Marketing / CX

CEO Facebook: “Metaverse là biên giới tiếp theo trong việc kết nối con người”

Nhân dịp Facebook Inc đổi tên thành Metaverse Platforms Inc, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã viết một bức thư trên tài khoản Facebook của anh. Bài viết này biên dịch lại toàn bộ nội dung bức thư.

29/10/2021 • Kathy Trần
Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp Tin tức

SCALE và nguyên lý Cái rổ thủng: Đừng vội khi Startup chưa đủ “chín”!

Theo như bài báo cáo thông kê của Startup Genome, báo cáo khảo sát hơn 3200 startup toàn cầu, cho thấy hơn 70% startup đó thất bại là do Premature Scaling-hay còn được gọi là Scale khi “chưa đủ chín”. Bài viết này chia sẻ góc nhìn là bạn Hoàng Thị Kim Dung, Ventures Capitalist at Genesia Ventures Japan, một VC đầu tư vào startup giai đoạn Early, về Scale và những rủi ro Scale khi startup chưa “chín” với nguyên lý Cái rổ thủng, những việc startup cần chuẩn bị để sẵn sàng cho Scale.

26/09/2021 • Babuki JSC
Bán lẻ / Ecommerce Case study Chiến lược kinh doanh

Sea Group của Forrest Li tăng trưởng đột biến khi đại dịch Covid thúc đẩy số hóa khắp khu vực Đông Nam Á

Sea Group có trụ sở tại Singapore, là công ty đại chúng có giá trị nhất ở đảo quốc này với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2020.

06/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp

“Sự liên kết chiến lược” (coalescence) giúp Xiaomi dẫn đầu về IoT

Xiaomi đã chuyển đổi để trở thành công ty IoT tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2020, với doanh thu vượt qua 37 tỷ USD và hơn 210 triệu thiết bị IoT.

05/08/2021 • Babuki JSC
Chiến lược kinh doanh Chuyển đổi số M&A / Gọi vốn đầu tư

Chiến lược đằng sau thương vụ mua bán và sáp nhập 27,7 tỷ USD giữa Salesforce và Slack

Các nhà lãnh đạo công nghệ ngày nay đối mặt với quyết định chiến lược tương tự như Slack: Khi nào bạn nên đi một mình? Khi nào thì nên sáp nhập?

01/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Khởi nghiệp

Chiến lược tăng trưởng đột phá của Slack

Slack có thể tự hào rằng IBM, Oracle, Target, BBC và các công ty khác trong Fortune 100 là khách hàng của họ mà họ không cần chi nhiều tiền cho tiếp thị.

01/08/2021 • Babuki JSC
Case study Chiến lược kinh doanh Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược đằng sau sự trỗi dậy của Grab ở Đông Nam Á

Cách thức tiếp cận siêu địa phương của Grab, kết hợp với tốc độ thực thi mà một số cựu nhân sự của công ty gọi là “tình trạng khẩn cấp liên tục”, cho phép nó lặp lại nhanh hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho thị trường

31/07/2021 • Babuki JSC
Chiến lược Chiến lược thâm nhập thị trường Tài liệu

Ebook – Chiến lược thâm nhập thị trường P2

Cuốn ebook phân tích 8 cách thâm nhập thị trường, 3 kiểu chiến lược và 5 bước xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cho doanh nghiệp.

24/07/2021 • Kathy Trần
Chiến lược Chuyển đổi số

6 lý do hàng đầu khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Bài viết đúc kết 6 lý do khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại và những gợi ý giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm này.

20/07/2021 • Kathy Trần