Đăng bởi Babuki JSC vào 14/04/2021

Thị trường luôn luôn thay đổi và ngày càng trở nên phức tạp. Để nắm bắt được những biến động và hiểu rõ về thị trường, phân tích thị trường là hoạt động không thể thiếu, giúp các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Việc phân tích chính xác cũng giúp doanh nghiệp tránh được những bước đi sai lầm về thương hiệu và hoạt động kinh doanh.

Phân tích thị trường là gì?

Định nghĩa phân tích thị trường

Phân tích thị trường là hoạt động thu thập, xử lý và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn để cung cấp một cái nhìn vừa bao quát vừa chuyên sâu về mọi yếu tố trong thị trường cụ thể, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Phân tích thị trường có phải là nghiên cứu thị trường?

Trong mọi câu trả lời cho câu hỏi “phân tích thị trường là gì”, thì “nghiên cứu thị trường” không phải là đáp án. Cả phân tích thị trường và nghiên cứu thị trường đều còn khá mới tại Việt Nam. Mặc dù nhiều công ty lớn đã thực hiện hơn chục năm nay, nhưng đại đa số doanh nghiệp thì vẫn còn rất bỡ ngỡ và lẫn lộn giữa hai hoạt động này. 

Hiện nay, cả hai khái niệm được nhiều nơi dùng thay thế, trộn lẫn với nhau do có sự tương đồng về phương pháp và mục tiêu ở một mức độ nhất định. Bảng so sánh dưới đây giúp phân biệt “phân tích thị trường” và “nghiên cứu thị trường”:

So sanh Phan tich thi truong va Nghien cuu thi truongNhư vậy, ta thấy nghiên cứu thị trường là một phần của phân tích thị trường. Trên thực tế, khái niệm nghiên cứu thị trường có phần được biết đến nhiều hơn nhờ danh tiếng của công ty Nielsen và sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng FMCG tại Việt Nam.

 

Phan tich thi truong vs. Nghien cuu thi truong

Mối quan hệ giữa phân tích thị trường và nghiên cứu thị trường

Phân tích thị trường giúp bạn làm gì?

Phân tích thị trường rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là startup thì càng cần đến phân tích thị trường. Nói chung, phân tích thị trường giúp bạn xác định cơ hội kinh doanh hấp dẫn và đề ra cách tiếp cận hiệu quả. Hoạt động này hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ sự biến động của thị trường, xu hướng và nhu cầu của khách hàng, hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp mình cũng như tương quan với các đối thủ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược hành động kịp thời và đúng lúc để mở rộng thị trường, tăng thị phần và doanh thu.

Chưa hết, phân tích thị trường còn có thể tìm ra các vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp của bạn và đề xuất phương án cải thiện dựa vào tình hình thị trường.

Cụ thể hơn, phân tích thị trường sẽ có ích cho doanh nghiệp trong việc:

  • Mở rộng thị trường hoặc thâm nhập thị trường mới
  • Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới
  • Đẩy mạnh nhận biết thương hiệu
  • Tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị 
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Thay đổi nhận thức thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
  • Điều chỉnh giá cả
  • Thay đổi bao bì sản phẩm hoặc phương thức giao hàng
  • Phát triển chuỗi cung ứng, v.v…

Các khía cạnh của phân tích thị trường 

Để có thể vẽ nên một bức tranh chi tiết nhưng tổng quát về thị trường, phân tích thị trường thường nhìn vào các khía cạnh phổ biến sau đây:

Phan tich thi truong gom nhieu khia canh

Phân tích thị trường bao gồm nhiều khía cạnh, giúp đem lại

cái nhìn vừa tổng quan vừa chi tiết cho doanh nghiệp về thị trường mình quan tâm

Quy mô thị trường

Quy mô/ kích thước thị trường giúp doanh nghiệp biết được miếng bánh thị trường lớn cỡ nào. Đây là khía cạnh các doanh nghiệp quan tâm nhất khi muốn tiến vào một thị trường mới.

Quy mô thị trường thường được đo lường theo hai đơn vị: số lượng và giá trị. Ví dụ quy mô thị trường sàn nhựa sẽ được tính theo số mét vuông sàn sử dụng hàng năm (hoặc số mét vuông bán ra) và tổng giá trị của số mét vuông sàn này. 

Phân khúc thị trường

Khi đã có được miếng bánh lớn rồi, chúng ta sẽ nhìn vào cách miếng bánh được chia nhỏ theo nhiều cách. Phân khúc thị trường có thể chia theo:

  • Giá cả: cao cấp, trung cấp, thấp cấp
  • Địa lý: khu vực miền Bắc, Trung, Nam
  • Loại sản phẩm: ví dụ sàn nhựa có LVT, SPC, WPC, v.v
  • Ứng dụng: các ngành nào đang sử dụng sản phẩm. Ví dụ: y tế, giáo dục, dân cư, v.v
  • Đối tượng khách hàng: chia theo nhân khẩu học hoặc nhóm khách hàng như dân dụng vs. dự án, xây mới vs. sửa nhà, v.v

Khi phân tích phân khúc thị trường, ta có thể nhìn vào nhiều phân khúc từ nhiều cách chia khác nhau để có kết luận phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng quyết định mức độ tiềm năng của một thị trường. Tốc độ tăng trưởng tốt là tín hiệu của một thị trường béo bở. Ngoài việc nhìn vào mỗi năm doanh thu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng trưởng còn được đo theo chỉ số CAGR (Compound annual growth rate) – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm.

Chỉ số này được tính dựa vào sự tăng giảm của quy mô thị trường qua các năm và giúp bạn hình dung được hướng đi chung của thị trường, từ đó đưa ra dự đoán về tương lai. CAGR đại diện cho khả năng hoàn vốn đầu tư. Con số này càng cao thì thị trường càng có tương lai khả quan.

Xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường là một phần thiết yếu trong phân tích thị trường. Nắm bắt được xu hướng thị trường giúp bạn quyết định mình nên bán sản phẩm/ dịch vụ nào, cho ai, theo cách nào, ở đâu và khi nào. Khi phân tích xu hướng thị trường, ta thấy được khách hàng ưa chuộng sản phẩm gì, họ đang quan tâm tới những đặc điểm, tính chất gì, họ đang làm gì và vì sao.

Xu hướng thị trường giúp ta nắm bắt được cơ hội kinh doanh sản phẩm tiềm năng. Ngoài ra, khía cạnh này cũng giúp phát hiện được các sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại để doanh nghiệp tránh đầu tư.

Mức độ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh thị trường thể hiện ở số lượng đối thủ và thị phần của họ, doanh nghiệp mới có dễ dàng tham gia thị trường không, nguồn hàng có dồi dào hay không, v.v…

Khi phân tích mức độ cạnh tranh, ta cũng nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi rút kinh nghiệm và cân nhắc đưa ra phương án cạnh tranh thích hợp.

Kênh phân phối

Không có kênh phân phối thì sẽ không đưa được sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Phân tích thị trường cần cân nhắc và xem xét sự hiệu quả của kênh phân phối hiện tại, hoặc cách xây dựng một kênh phân phối mới sao cho phù hợp với tình hình và xu hướng thị trường nhất.

Pháp lý

Khi muốn tiến vào một thị trường mới, đôi khi doanh nghiệp cần phải có các giấy phép, giấy chứng nhận đặc biệt. Phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm hiểu các yêu cầu pháp lý, quy trình, chi phí và thời gian thực hiện những yêu cầu này.

Khác

Ngoài các khía cạnh kể trên, phân tích thị trường còn đặt toàn bộ thị trường vào nền kinh tế vĩ mô và xã hội để đánh giá và tìm ra các yếu tố thúc đẩy cũng như cản trở. Các khía cạnh thường được xem xét là tình hình kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường, đạo đức, và văn hóa. 

Phát triển kế hoạch phân tích thị trường

Phân tích thị trường là một bước chiến lược trong phát triển kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần lên kế hoạch cẩn thận và bài bản để tránh phạm phải các sai lầm trong phân tích thị trường, dẫn đến kết quả khó lường. Một kế hoạch phân tích thị trường cần có những bước cơ bản sau đây:

1. Đặt vấn đề và xác định mục tiêu phân tích thị trường

Trước hết, chúng ta phải xác định rõ hoàn cảnh nào khiến bạn cần phân tích thị trường: có thể là muốn tìm hiểu một thị trường mới hoặc giải quyết một khúc mắc hiện tại trong doanh nghiệp. 

Sau đó, ta đưa ra các mục tiêu cụ thể cho bài phân tích thị trường của mình. Một bài phân tích thị trường thường có 3-5 mục tiêu và cần đạt được tiêu chuẩn SMART: specific – cụ thể, measurable – đo lường được, achievable – có thể đạt được, relevant – phục vụ cho mục đích chung, không lạc đề & time-bound – trong một thời gian cụ thể.

Ví dụ mục tiêu đạt tiêu chuẩn SMART:

  • Tìm hiểu kênh phân phối mặt hàng sữa tươi mà khách hàng ưa chuộng nhất để ưu tiên đẩy mạnh trong quý 4.
  • Tìm hiểu lý do lượng khách hàng giảm trong 3 tháng gần đây để phát triển chiến lược giữ chân khách hàng trong 12 tuần.
  • Xác định dòng sản phẩm tiềm năng nhất trong ngành X và xây dựng kế hoạch phát triển thị trường 3 năm.

2. Thiết kế phân tích thị trường

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ hợp tác với công ty phân tích thị trường, hoặc tự làm một kế hoạch phân tích thị trường, gồm các bước sau:

  • Chọn phương pháp phân tích: nghiên cứu sơ cấp hay thứ cấp, định lượng hay định tính
  • Thu thập dữ liệu: thiết kế mẫu, bảng câu hỏi, tiến hành đi thị trường để thu thập thông tin
  • Xử lý và phân tích dữ liệu: lọc dữ liệu sai, thiếu logic hoặc không đáng tin; sau đó dùng các công cụ và framework tiêu chuẩn để phân tích
  • Đưa ra kết luận và đề xuất dựa trên phân tích có được

Phan tich thi truong - thiet ke phan tich thi truong

Chuẩn bị bản thiết kế phân tích thị trường sẽ giúp bạn xác định được

định hướng và phương pháp phân tích, giúp tối ưu thời gian và nguồn lực

Trong cả quá trình này có rất nhiều điều cần cân nhắc và lưu ý, bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết hướng dẫn cách phân tích thị trường chi tiếtcách tìm và đọc báo cáo phân tích thị trường.

3. Xác định kết quả cần đạt được

Khi thực hiện phân tích thị trường, ta cần làm rõ sau khi thu thập và xử lý thông tin, ta sẽ nhận được những kết quả cụ thể gì. Một số yêu cầu thường gặp, nhưng không giới hạn chỉ trong danh sách này là: số lượng đáp viên cần đạt được, transcript, file ghi âm, định dạng báo cáo, cách trình bày thông tin dữ liệu, v.v…

4. Tính toán chi phí và lên ngân sách

Sau khi thiết kế hành động cụ thể, chúng ta đã có dữ liệu để tính toán chi phí và lên ngân sách cho hoạt động phân tích thị trường. Sau đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc về kết quả muốn nhận được để điều chỉnh phương pháp trong phạm vi ngân sách cho phép, nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả của phân tích thị trường.

5. Lập kế hoạch hành động chi tiết theo thời gian

Phan tich thi truong - Gantt chart

Một mẫu Gantt chart thường được sử dụng trong Phân tích thị trường

Một chiến lược hiệu quả cần có một kế hoạch hành động theo thời gian cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ sử dụng Gantt chart nhưng bạn có thể tùy biến theo quy mô dự án và khả năng của đội ngũ của mình.

Hãy cố chia nhỏ các tác vụ cần thiết và cân nhắc cái gì nên làm trước, cái gì nên làm sau và trong thời gian bao lâu. Bạn cũng nên dự trù một chút thời gian dư ra đề phòng trường hợp một số công việc không hoàn thành kịp tiến độ vì một lý do nào đó.

Đánh giá chất lượng và cải thiện chiến lược phân tích thị trường

Để đảm bảo bài phân tích thị trường của bạn đem lại kết quả chính xác và đáng tin cậy, bạn nên đánh giá chất lượng sau khi thực hiện xong và luôn cố gắng cải thiện chất lượng. Sau đây là một số câu hỏi giúp bạn kiểm soát và cải thiện chất lượng phân tích thị trường.

Vì sao bạn thực hiện phân tích thị trường?

Bạn cần nhìn nhận xem mục đích và mục tiêu phân tích thị trường của mình đã rõ ràng và khớp với nhau chưa, mục tiêu có phi thực tế không.

Hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn được đề ra để hỗ trợ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải để phục vụ mục đích riêng. Các mục tiêu chung chung hay “có thì tốt” nhưng không phục vụ mục đích của doanh nghiệp cũng dễ khiến phân tích thị trường trở nên rối, lạc hướng và gây lãng phí cho doanh nghiệp..

Bạn đã có được kết quả cần thiết chưa?

Sau khi thực hiện phân tích thị trường xong, chúng ta cần cân nhắc xem kết quả thu được đã đủ để giúp doanh nghiệp của mình đạt được mục tiêu phân tích hay chưa và có giải quyết được vấn đề đặt ra từ đầu hay không.

Nếu bạn chỉ thu được các thông tin hỗn loạn và chung chung thì sẽ không làm được gì. Hoặc tệ hơn, kết luận và đề xuất của bạn hoàn toàn sai lạc với vấn đề đặt ra thì sẽ rất tai hại. Lúc này, ta cần phải xem xét lại phương pháp đã sử dụng, cũng là bước tiếp theo trong quy trình kiểm soát chất lượng phân tích thị trường.

Phan tich thi truong - 4 cau hoi danh gia va cai thien chat luong

Mô hình đánh giá chất lượng và cải thiện chiến lược phân tích thị trường

Bạn đang phân tích thị trường như thế nào?

Dù mục đích và mục tiêu của bạn có rõ ràng đi chăng nữa nhưng sử dụng phương pháp sai cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là 4 tiêu chí đánh giá phân tích thị trường chất lượng bạn cần nắm:

  • Tính hệ thống và logic: bài phân tích được chia ra các bước cụ thể, theo trình tự logic, các phần liên quan và bổ trợ cho nhau
  • Tính khách quan: dữ liệu thu thập kết hợp nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp, định tính và định lượng từ nhiều nguồn thông tin đa chiều
  • Tính đáng tin cậy: nguồn thông tin rõ ràng và chính thống, số lượng mẫu phù hợp, tuyển chọn đáp viên kỹ càng, không có dữ liệu xấu, v.v…
  • Tính hành động: phân tích và đề xuất có dẫn đến kế hoạch hành động cụ thể

Bạn có thể làm tốt hơn nữa không?

Khi nhìn nhận và đánh giá cả quá trình như vậy, ta sẽ thấy được các sai lầm cần khắc phục. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cố gắng tìm những điểm chưa đạt hoặc còn có thể làm tốt hơn nữa để không ngừng cải tiến chiến lược phân tích thị trường của mình.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Các bài viết liên quan về phân tích thị trường:

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

20/02/2022 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Phân tích Thị trường

Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

17/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

04/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

20/01/2022 • Kathy Trần
Phân tích Thị trường

Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

13/12/2021 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

24/08/2021 • Kathy Trần