Thị trường đồ uống Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa và được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
Tiềm năng tăng trưởng thị trường thức uống Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.
Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng:
- Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang tiêu thụ đồ uống có giá trị cao hơn, tạo ra những khoảng trống để thâm nhập vào các phân khúc đồ uống cao cấp. Mặc dù cả các công ty trong và ngoài nước đã cố gắng hành động để đáp ứng với sự thay đổi này, các công ty nước ngoài hiện đang gặp khó khăn do việc sử dụng các thương hiệu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam.
- Bên cạnh sự cải thiện về hồ sơ nhân khẩu học, cần lưu ý rằng người tiêu dùng Việt Nam là những người có ý thức về sức khỏe nhất ở Đông Nam Á, kêu gọi các nhà sản xuất bắt đầu suy nghĩ lại về các dịch vụ thị trường nhằm điều chỉnh danh mục sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước ép trái cây hoặc trà thảo dược.
- Với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.
Phân khúc thị trường đồ uống Việt Nam
Trên thị trường đồ uống, đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang, rượu mạnh) là ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán lẻ đồ uống. Mặc dù nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm khiêm tốn (CAGR) là 3,5% cho đến năm 2020, ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức tiêu thụ của đất nước nằm trong top 10 của khu vực châu Á và có mức tiêu thụ bình quân đầu người thuận lợi ở mức 42 lít vào năm 2020.
Các ngành rượu và rượu mạnh và đồ uống không cồn cũng được dự báo có tỷ lệ 8% – và 6,1% -CAGR.Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng thực tế về sản lượng tiêu thụ bia sẽ vượt mức 24,9% vào năm 2018.
Xét về tốc độ tăng trưởng, cà phê là sản phẩm có mức tăng cao nhất (trên 14%), do cà phê đang dần trở thành “sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ” tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, sự gia tăng về thu nhập của nhóm đối tượng này cũng đòi hỏi các sản phẩm có giá trị chất lượng cao hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng cả về chất và lượng của ngành cà phê.
Cũng là sản phẩm chủ yếu dành cho giới trẻ, nước ngọt và nước ngọt có ga cũng đang dần chiếm được thị phần khá lớn và tăng trưởng ổn định chỉ sau cà phê. Cùng với sự phát triển của đồ ăn nhanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, đồ uống có ga, điển hình như Pepsi hay Coca Cola, đang phải cạnh tranh khốc liệt để giành sự quan tâm lựa chọn của khách hàng.
Không chỉ dừng ở việc tích cực đầu tư cho quảng cáo và định vị thương hiệu thông qua tất cả các kênh truyền thông từ báo in, truyền hình đến internet, các hãng sản xuất đồ uống có ga này cũng đang nỗ lực thay đổi cả mẫu mã và bao bì đóng chai nhằm khác biệt hóa, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng trong năm.
Những ông lớn trong thị trường đồ uống Việt Nam
Ngày 31/10/2018, Vietnam Report chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2018.
Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính:
- Thứ nhất, năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn…);
- Thứ hai, Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng;
- Thứ ba, khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2018 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2018…
Trong số 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đứng vị trí thứ 5. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt duy nhất năm trong Top 5 công ty đồ uống uy tín năm 2018 mà chỉ sản xuất sản phẩm nước giải khát không có cồn, không có gas có lợi cho sức khỏe. 4 vị trí dẫn đầu là 2 doanh nghiệp sản xuất bia, 2 doanh nghiệp sản xuất đồ uống có gas là chủ lực.
Truyền thông trong thị trường đồ uống
Theo nhận định của Vietnam Report, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Tuy nhiên, kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống hiện còn hạn chế.
Chỉ 22,9% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức, trong đó 44% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/ 1 tháng. Về độ đa dạng thông tin, 27,4% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 3 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất: Tài chính/ Kết quả kinh doanh, Cổ phiếu, Sản phẩm.
Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là “an toàn” khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng “tốt nhất” là trên 20%. Trong ngành thực phẩm – đồ uống, hiện có khoảng hơn 40% số doanh nghiệp đạt mức 10% này.
Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI.
Các bài viết liên quan về phân tích thị trường Việt Nam:
Thị trường đồ uống