Đăng bởi Babuki JSC vào 18/01/2021

Thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng khá ổn đinh. Đây cũng là một thị trường có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là xuất khẩu.

Quy mô thị trường Thực phẩm tươi sống

Quy mô thị trường thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt cá,… của Việt Nam mỗi năm ước tính có giá trị 27 tỉ USD và đang tiếp tục tăng trưởng. Doanh số bán hàng thực phẩm tươi sống được dự báo tăng 4,3%/năm.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Thương mại Kantar Worldpanel Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường), khảo sát ở cấp độ chi tiêu hộ gia đình thì người Việt dành khoảng 1/3 thu nhập để chi tiêu cho thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng nhanh. Trong đó, chi tiêu cho thực phẩm tươi sống gấp 3 lần tiêu dùng nhanh với số tiền ước tính khoảng 1,1 triệu đồng/tuần.

Kênh phân phối

Khảo sát của Kantar Worldpanel cũng chỉ rõ 85% người tiêu dùng mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống, chỉ 15% mua hàng ở kênh phân phối hiện đại.

Chỉ tính riêng phần chi tiêu của các gia đình, ước tính giá trị thị trường thực phẩm tươi sống Việt Nam lên đến 27 tỉ USD. Các nhà bán lẻ nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đều phát triển mạnh ngành hàng tươi sống và sử dụng như một thỏi nam châm để thu hút người tiêu dùng đến mua sắm. Kênh phân phối hiện đại đang phát triển với tốc độ 28%/năm nên các doanh nghiệp thực phẩm tươi sống chú ý tiêu chuẩn, điều kiện để bán vào kênh này cùng với kênh truyền thống nhất thiết phải có.

Thị trường thực phẩm tươi sống

Báo cáo của Nielsen cho thấy rằng người tiêu dùng đã cởi mở hơn với việc mua sắm thực phẩm tươi sống trực tuyến khi họ được cung cấp các lựa chọn mua hàng đa dạng và có mức độ đảm bảo chất lượng nhất định.

Phân khúc thị trường Thực phẩm tươi sống

Thịt động vật

Thị trường thịt trị giá 18 tỉ USD và có CAGR (2016-2021) là 3.11%. Ngành chăn nuôi trong nước đang đạt mức tăng trưởng bình quân 4-5%/năm và có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung ứng một nửa sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước nhưng vẫn không cung cấp đủ nhu cầu nên thịt nhập khẩu vẫn ngày tăng cao.

Năng suất chăn nuôi gia súc trong nước ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi thịt nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trường nên sản lượng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Sản lượng tiêu thụ thịt heo hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con số này sẽ là 39 kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác.

Rau & Trái cây

Thị trường rau và trái cây có CAGR (2016-2021) là 2.88%. Việt Nam là đất nước có tiềm năng phát triển rau hoa quả, kể cả rau hoa quả ôn đới và nhiệt đới. Trong những năm qua sản xuất rau quả của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng rất mạnh cả về diện tích và sản lượng.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng diện tích trung bình trong 15 năm qua là 28%, năm 2005 chỉ đạt hơn 300 ngàn ha, thì đến năm 2017 đạt trên 880 nghìn ha. Năm 2010, sản lượng rau quả đạt xấp xỉ 13 triệu tấn, đến 2017 đã đạt sản lượng 16,5 triệu tấn và tăng 3,53% so với năm 2016.

Đặc biệt, giá trị xuất khẩu rau và hoa trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đột biến. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2016 là 32,7%/năm. Năm 2017 xuất khẩu rau, hoa quả đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2016, trong đó, xuất khẩu trái cây chiếm 80%, rau hoa chiếm 20%.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan (chiếm 45% thị phần) và Trung Quốc (chiếm 21,9%).

Thuỷ hải sản

Thị trường thuỷ hải sản có CAGR (2016-2021) là 3.85%. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành hải sản Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, cùng với đó là hoạt động xuất khẩu hải sản đang được đẩy mạnh. Xuất khẩu hải sản luôn chiếm tỷ trọng hơn 30% về giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh đó, ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam phát triển ngành càng cao, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hải sản, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản đã tăng trưởng nhanh trong 2 thập kỷ qua, tăng từ mức 355 triệu USD lên gần 2,7 tỷ USD tăng 652%. Tuy nhiên, do giá hải sản trên thị trường thế giới nhiều biến động, nên giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam trong 20 năm qua không ổn định.

Các sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng đa dạng. Các sản phẩm như cá ngừ, mực bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và surimi hiện đang có doanh số xuất khẩu cao hơn nhiều so với những năm 1998-1999. Trong đó, cá ngừ, mực và bạch tuộc đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu hải sản của cả nước.

VASEP cho biết, trong vòng 20 năm qua, cá ngừ là 1 trong 3 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đã tăng từ mức 14 triệu USD lên 593 triệu USD, tăng 4.109 %. Tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ trong tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam đã tăng từ 4% lên 22%. Các loài cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây xanh miền Nam và cá ngừ sọc dưa…

Cùng với cá ngừ, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam cũng tăng liên tục qua các năm. Giá trị xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam đã tăng từ mức 92 triệu USD lên 621 triệu USD trong 20 năm qua, tăng 572%. Liên tục trong 20 năm qua, xuất khẩu mực, bạch tuộc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nhì trong tổng xuất khẩu hải sản.

Tính đến hết năm 2017, các sản phẩm hải sản của Việt Nam đã xuất được sang hơn 184 thị trường trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản, EU, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt là 6 thị trường nhập khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm hơn 81% tổng giá trị xuất khẩu hải sản.

Nhìn chung, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang các thị trường chính không ổn định. Nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam tại các thị trường này thấp, các thị trường ngày càng đưa ra nhiều rào cản.

Tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, các yêu cầu về việc thực hiện quy định chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã và đang tác động đến kim ngạch xuất khẩu hải sản sang các thị trường này.

Đặc biệt, từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam dù Việt Nam đã nỗ lực áp dựng các quy định IUU của EU từ đầu năm 2010. Điều này đã và đang ảnh hưởng tới xuất khẩu hải sản của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm mực, bạch tuộc, 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đã giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Còn đối với cá ngừ, do nguồn nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu từ trong nước không nhiều, chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu nên thời gian qua các Việt Nam vẫn đẩy mạnh được xuất khẩu cá ngừ sang EU và chưa bị ảnh hưởng rõ của việc “cảnh báo thẻ vàng”, do đó, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các ngừ sang EU vẫn tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhưng việc cảnh báo này có thể làm tăng nguy cơ các lô hàng bị trả về nếu các doanh nghiệp không chứng minh được tính minh bạch về nguồn gốc khai thác của lô hàng, đồng thời các lô hàng cá ngừ của Việt Nam khi xuất sang sẽ tốn thêm chi phí và thời gian để kiểm tra về nguồn gốc.

Còn đối với mực, bạch tuộc, mặt hàng thu gom nguyên liệu từ nhiều nguồn, nhiều tàu hàng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục theo quy định của Châu Âu, nên xuất khẩu sang EU đang giảm. Còn tại Mỹ, chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) đã được đưa ra nhằm ngăn chặn IUU đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hải sản.

Babuki sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn anh/ chị về các thông tin thị trường hữu ích, đầu tư/ gọi vốn và giải pháp công nghệ. Anh/ chị có thể BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU TỚI BABUKI

Các bài viết liên quan về thị trường thực phẩm/ đồ uống Việt Nam:

Đăng ký nhận bản tin

[contact-form-7 id="413" title="Đăng ký nhận tin"]

Các bài bài viết liên quan

Xem thêm
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản: triển vọng tích cực và thách thức không nhỏ

Việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA sẽ mang đến nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản, kèm theo đó là nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.

20/02/2022 • Kathy Trần
Chuyển đổi số Phân tích Thị trường

Ví điện tử Việt Nam tiếp tục thống lĩnh thị trường nội địa

Các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam đang không ngừng phát triển và mở rộng hợp tác để gia tăng sự hiện diện trên thị trường.

17/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường kỹ thuật số.

04/02/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

IPO tại nước ngoài: thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Thời điểm hiện tại chính là “thời cơ vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc IPO ra nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn những rào cản về mặt pháp lý và cơ chế hoạt động.

04/02/2022 • Kathy Trần
Kinh tế vĩ mô Phân tích Thị trường

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và tầm nhìn năm 2022

Hầu hết các ngân hàng và tổ chức quốc tế vẫn duy trì tâm lý lạc quan với kinh tế Việt Nam, hướng đến sự tăng trưởng GDP tích cực trong tương lai gần.

20/01/2022 • Kathy Trần
Phân tích Thị trường

Năng lực sản xuất là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do có vị trí chiến lược, vận chuyển, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất tối ưu.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường

Vì sao các nhà đầu tư lạc quan về kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại?

Bài viết đánh giá tổng quan về cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa trở lại.

19/01/2022 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tài chính / Quản trị doanh nghiệp

Xu hướng đầu tư tạo tác động ở Đông Nam Á

Thị trường đầu tư tác động của khu vực chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng và sản xuất. Cùng với nhau, các lĩnh vực này chiếm 82% tổng vốn triển khai trong khu vực và 63% tổng số thương vụ.

29/12/2021 • Kathy Trần
M&A / Gọi vốn đầu tư Phân tích Thị trường Tin tức

M&A tại Việt Nam đạt kỷ lục mới năm 2021, dự kiến vượt con số 3,9 tỷ USD của năm 2020

Số lượng giao dịch trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (kể từ 2006) và đà này tiếp tục kéo dài trong ba quý đầu năm 2021 — tổng số 41 giao dịch được công bố, bằng với con số của Q1-Q3 2020.

13/12/2021 • Kathy Trần
Bán lẻ / Ecommerce Phân tích Thị trường

Shopee sẽ vượt Alibaba trong kinh doanh thương mại điện tử quốc tế vào năm 2022?

Công ty mẹ của Shopee, Sea Ltd, đã công bố doanh thu tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ chính của họ, Alibaba, báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhỏ hơn đáng kể: 54%.

24/08/2021 • Kathy Trần